TIN MỚI NHẤT

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Lược Sử Tư Tưởng Chính Trị Phương Đông

Ở các nước Phương đông, nhà nước xuất hiện rât sớm trong khi sự phân hóa giai cấp chưa chín muồi. Nhà nước phương Đông ra đời do yêu cầu thống nhất, quản lý trị thủy và 14 thủy lợi, bời vì công việc này cần có sự tham gia của chính quyên nhà nước tập trung. 


Đặc điểm xã hội là công hữu về ruộng đất chiếm ưu thế, tàn dư công xã kéo dài, nền kinh tế xã hội diễn ra với sự cống nạp từ bên dưới và phân phối từ bên trên. Lịch sử chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ. Các xung đột của chủ nô và nô lệ diễn ra sâu sắc. 


2.1.1. Nho gia 
a) Khổng tử (551 – 479 TCN) 
Ông là nhà tư tưởng nổi bật nhất của Nho giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệm của ông về Nhân, Lễ, chính danh và mối quan hệ giữa chúng. 

- Nhân: Chữ nhân để chỉ mối quan hệ mang tính người của con người. Đó chính là lòng người, lòng thương người, nhân là thương người. Nhân là ái nhân – yêu người. “Người nhân là mình muốn lập thân thì cũng muốn giúp cho người lập thân, mình muốn thông đạt thì cũng muốn cho người thông đạt và điều gì mình không muốn thì chớ đem đến xử người” Theo Không Tử nhân là nền móng, là gốc từ đó nảy sinh ra các phẩm chất đạo đức khác. 

- Lễ: Lễ theo nghĩa rộng nghĩa là bao quát không chỉ các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa con người với con người mà còn bao gồm cả các hoạt động tế lễ, các hình thức của lễ. Nhân để khôi phục lễ nhưng nhân phải có hình thức thể hiện tương ứng, phù hợp, đủ sức chuyển tải bản chất ấy – chính là thông qua lễ. 

Ông chia thành hai loại người trong xã hội là kẻ tiểu nhân và quân tử. Quân tử là người thuộc tầng lớp quý tộc, quan liêu, trí thức thuộc giai cấp thống trị. Tiểu nhân là những người lao động chân tay, thuộc giai cấp bị trị. Ông xem nhân và lễ là đức tính của người quân tử còn tiểu nhân thì tuyệt đối không có nhân cách ấy. Ông coi tu thân là cái gốc của người quân tử. Tu thân phải chính tâm, thành ý, trí tri. 

- Chí danh: Ở đây cần nhìn vấn đề chính danh từ sự quy định lẫn nhau giữa phẩm chất và năng lực với vị thế xã hội. 

b) Mạnh Tử (372 – 289 TCN) 
Mạnh Tử đựơc coi là người kế thừa xuất sắc và chính thống học thuyết của Khổng Tử. Học thuyết của ông là sự phản ánh thực trạng xã hội thời đó theo khuynh hướng cải lương điều hòa mâu thuẫn giai cấp có lợi cho bọn địa chủ quí tộc hơn là bọn quí tộc chủ nô đã đến bước đường cùng. 

- Tư tưởng hai hạng người và thuyết tính thiện: Kế thừa quan điểm của khổng tử về phân chia hai hạng người trong xã hội là quân tử và tiểu nhân, nhưng cụ thể hóa hơn, ông xác định rõ ràng quân tử là những người “lao tâm cai trị người”. và được người cung phụng. Tiểu nhân là những người lao lực bị người cai trị và phải cung phụng cho người. Bản tính con người là thiện, tính thiện là bốn đức tốt nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn cái đó là trời phú, có giữ được hay không là do tâm của mình. 

Nếu tâm có đầy đủ 4 đức tính đó thì người với trời hòa hợp. - Chính trị “vương đạo, nhân chính và được lòng dân”: Mạnh Tử đề cao vương đạo kịch liệt phê phán bá đạo. Ông coi vương đạo là dùng nhân nghĩa mà trị dân, còn bá đạo là dùng bạo lực để cai trị mà mục đích là tranh lợi. Tranh lợi là nguồn gốc của mọi rối ren, cướp đoạt lẫn nhau. Vương đạo phải thi hành nhân chính, thi hành chính trị được lòng dân. Một câu nói nổi tiếng của ông là: dân là quí, xã tắc là phụ, vua là thường. Ông cho rằng phải phân phối đất đai cho dân cày cấy, làm cho dân no ấm, sau đó với thúc đẩy dân làm điều thiện. Không cho dân có hằng sản, để cho dân sinh tội lỗi rồi lại dùng hình phạt ra mà trị dân như vậy là chăng lưới để bẫy dân. 

2.1.2. Mặc gia 

Người sáng lập ra trường phái tư tưởng chính trị Mặc gia là Mặc Tử. Mặc tử tên là Mặc Định. Tư tưởng chính trị của ông gồm những vấn đề sau: 

* Lý thuyết thương yêu lẫn nhau và cùng có lợi Ông cho rằng thương yêu lẫn nhau và cùng có lợi là ý trời. Trái với thiên ý là hận thù nhau, làm hại nhau và nhất định sẽ bị trừng phạt. Tư tưởng Thiên ý là sự khẳng định tất yếu của tự do, bình đẳng và thủ tiêu áp bức đối với nhân dân lao động. Xuất phát từ thực tế đời sống thực tế của giai cấp nông dân ông đã phản đối chế độ đẳng cấp đương thời. Ông nêu ra nguyên tắc xã hội là “kiêm ái”. Yêu không phân biệt thứ bậc. Như vậy kiêm ái không những lợi cho mình mà lợi cho người tức là cùng có lợi. Tôn trọng người xứng đáng và trừng phạt những kẻ bất nhân, không phụ thuộc vào quan hệ thân thuộc. Ông cho rằng không trung, không hiếu, không kính đều là sự vi phạm luân lý, nguyên nhân chính là không yêu thương lẫn nhau. 

* Tôn trọng người hiền và học tập người trên Quan điểm của ông là tôn trọng người xứng đáng và trừng phạt những kẻ bất nhân, không phụ thuộc vào những quan hệ thân thuộc. Ông cho rằng những người làm nghê nông, công, thương có khả năng thì phải được tiến cử, người có tài, đức thì được trọng thưởng. Ông phản đối chế độ cha truyền con nối của xã hội đương thời. Ông muốn lấy tài năng và đức hạnh làm tiêu chuẩn để thay thế chế độ cha truyền con nối của bọn lãnh chúa phong kiến, đây chính là mầm mống của những tư tưởng dân chủ. 

2.1.3. Pháp gia 
Người hoàn thiện và phát triển học thuyết chính trị của phái Pháp gia là Hàn Phi tử. Theo ông con người làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô, tính toán để kiếm lợi cho 16 mình. Cho nên không thể cai trị bằng nhân, lễ, nghĩa được. Ông kiên quyêt phủ nhận lý luận chính trị thần quyền. Đối với ông “người cai trị mà mê tín quỉ thần thì tất nhiên mất nước”. Từ đó ông tập trung vào 3 nguyên lý trong chính trị đó là Pháp, thế, thuật. 

- Trọng pháp: Ông khẳng định tầm quan trọng của pháp luật và cho rằng, pháp luật phải công khai, ai cũng phải biết và không ai được tự ý thay đổi. Việc làm cho pháp luật không bị hỏng nát là tiền đề và mục đích tối cao cuả chính trị. 

- Trọng thuật: Thuật là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi …. Dùng thuật để làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết được. Dùng thuật để thấy rõ tính trung hay gian của bề tôi do đó mà điều khiển được bề tôi. 

- Trọng thế: Ông cho rằng chỉ có pháp và thuật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người có làm vua có thuật điều khiển các bầy tôi cũng không thể đảm bảo cho các bầy tôi phục tùng sự cai trị của vua. Do vậy theo ông Thế là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách tự nhiên trong chủ nghĩa nhân trị.

Quan hệ giữa pháp, thuật, và thế Nếu thế nằm trong tay người kém cỏi cũng có thể gây hại và làm rối lọan đất nước. Nên quyền lực được đặt cho những người trung bình. Pháp và thế không tách rời nhau, biết giữ gìn pháp và thế thì đất nước yên trị. Nếu trái pháp bỏ thế thì nước nổi loạn. Pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện tất yếu để thực hành pháp. Ông cho rằng thưởng phạt là công cụ để chấp hành pháp luật. 

Do vậy, ông chủ chương phạt nặng và thưởng hậu để chấp hành pháp. Theo ông hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được sáu loại người: bọn hàng giặc chạy dài, sợ chết: bọn tự cao học đại, tự lập ra cá học thuyết và bọn lìa xã pháp luật: bọn ăn chơi xa xỉ: bọn bạo ngược, ngạo mạn: bọn dung thứ lũ giặc, giấu giếm kẻ gian:bọn nói kheo dối trá. Dùng hình phạt để khuyến khích sau loại người: những người lăn mình vào chốn hiểm nghèo, hy sinh thành thực: những người ít nghe lời bậy, tuân theo pháp luật: những người dốc hết sức mà làm ăn, làm lợi cho đời: những người trung hậu thật thà, ngay thẳng: những người trọng mạng mình: những người giết giặc trừ gian.
Lược Sử Tư Tưởng Chính Trị Phương Đông
  • Title : Lược Sử Tư Tưởng Chính Trị Phương Đông
  • Posted by :
  • Date : 20:28
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Đăng nhận xét

Top