Nếu tôi nói, Thảo Vân gần 50 tuổi? Hẳn nhiên, sẽ có rất nhiều người bảo “tôi không tin”.
Tôi cũng chắc rằng, nhiều người hoàn toàn không hề biết, bố Thảo Vân đã vô cùng vất vả với công việc phu xe nặng nhọc, kiếm tiền chăm lo cho gia đình - căn nguyên bệnh phổi ông mắc phải sau này…
Và có lẽ, đây là cuộc phỏng vấn hiếm hoi mà lần đầu tiên, Thảo Vân mở lòng về rất nhiều góc khuất chị chưa từng chia sẻ.
Tôi cũng chắc rằng, nhiều người hoàn toàn không hề biết, bố Thảo Vân đã vô cùng vất vả với công việc phu xe nặng nhọc, kiếm tiền chăm lo cho gia đình - căn nguyên bệnh phổi ông mắc phải sau này…
Và có lẽ, đây là cuộc phỏng vấn hiếm hoi mà lần đầu tiên, Thảo Vân mở lòng về rất nhiều góc khuất chị chưa từng chia sẻ.
ếu nhắc đến “tuổi thơ”, trong đầu tôi sẽ hiện lên ngay 2 chữ TUYỆT VỜI. Trong tuổi thơ đó, tôi là cô con gái út của một gia đình có 8 anh chị em. Nhà tôi nghèo. 7 anh chị lớn phải thoát ly kiếm sống từ sớm. Tôi may mắn được ở cùng ba mẹ nhiều nhất.
Cũng như rất nhiều ông bà ở thế hệ của ba mẹ tôi, họ rất vất vả. Ba mẹ tôi lại không phải những người được ăn học, được làm việc trong các nhà máy - công xưởng, được hưởng chế độ tem phiếu này kia. Ba mẹ tôi chỉ là những người lao động bình thường, nên vất vả gấp đôi.
Mẹ tôi buôn bán lặt vặt, đầu tắt mặt tối với những món đồ khô ở chợ. Ba tôi là một “phu xe bò”, chuyên chở hàng hóa nặng. Giống kiểu mọi người hay gọi là phu khuân vác ấy, nhưng ba tôi làm phu khuân vác có phương tiện.
Ngày bé, tôi nhớ mình đã từng cảm thấy xấu hổ mỗi khi nói đến nghề nghiệp của ba mẹ, vì bạn bè thì toàn có ba mẹ làm ở nhà máy, xí nghiệp, oai lắm, còn ba mẹ tôi chỉ là “buôn bán nhỏ và chở xe bò”. Nhưng sau này lớn lên tôi mới hiểu, nghề nào cũng đều đáng quý như nhau, quan trọng không phải là nghề gì, mà là mình đã làm thế nào...Làm “phu xe bò” vài năm, ba tôi chuyển sang bán hàng ăn. Ba nấu phở. Ngày xưa trên Lạng Sơn người ta gọi đó là món phở bò dừ, còn ở đây gọi là phở sốt vang.
Cũng như rất nhiều ông bà ở thế hệ của ba mẹ tôi, họ rất vất vả. Ba mẹ tôi lại không phải những người được ăn học, được làm việc trong các nhà máy - công xưởng, được hưởng chế độ tem phiếu này kia. Ba mẹ tôi chỉ là những người lao động bình thường, nên vất vả gấp đôi.
Mẹ tôi buôn bán lặt vặt, đầu tắt mặt tối với những món đồ khô ở chợ. Ba tôi là một “phu xe bò”, chuyên chở hàng hóa nặng. Giống kiểu mọi người hay gọi là phu khuân vác ấy, nhưng ba tôi làm phu khuân vác có phương tiện.
Ngày bé, tôi nhớ mình đã từng cảm thấy xấu hổ mỗi khi nói đến nghề nghiệp của ba mẹ, vì bạn bè thì toàn có ba mẹ làm ở nhà máy, xí nghiệp, oai lắm, còn ba mẹ tôi chỉ là “buôn bán nhỏ và chở xe bò”. Nhưng sau này lớn lên tôi mới hiểu, nghề nào cũng đều đáng quý như nhau, quan trọng không phải là nghề gì, mà là mình đã làm thế nào...Làm “phu xe bò” vài năm, ba tôi chuyển sang bán hàng ăn. Ba nấu phở. Ngày xưa trên Lạng Sơn người ta gọi đó là món phở bò dừ, còn ở đây gọi là phở sốt vang.
Ba tôi nấu ngon “tuyệt hảo”. Nhưng đó là tôi nghe đồn thế thôi chứ ngày xưa tôi ghét món đấy lắm. Có lẽ vì nhà mình bán nên mình ghét, không thích ăn, và thực ra có thích cũng không được ăn nhiều, đến tận bây giờ tôi vẫn không thích ăn món sốt vang ấy.
Những năm tháng vất vả đó chính là lý do khiến sau này phổi ba bị hỏng. Tôi phải đưa ba đi chữa trị một thời gian dài. May mà mọi thứ cũng đã ổn, không gây ảnh hưởng nhiều. Mấy năm nay, trí nhớ của ông cũng bắt đầu thuyên giảm, chứng bệnh alzheimer của tuổi già, mỗi ngày lại “lẫn” hơn 1 chút.
Đợt gần nhất về thăm, ông còn nhất định không nhận tôi là con, mà bảo: “Cháu là con của con ông”. Ngồi cặm cụi cắt cho ông bộ móng chân móng tay xong, tôi nói vui: “Ông cho con xin tiền công”. Ông cười tươi lắm bảo: “Ông lấy đâu ra tiền, thỉnh thoảng con cái cho 1,2 trăm ông tiêu hết ngay rồi còn gì”. Đấy, ông tiêu hết ngay cơ đấy! (Cười).
Bù lại, thể chất của ba lại rất tốt. Bây giờ mỗi lần tôi gọi điện về cho anh trai, anh lại cười hì hì bảo với tôi: “Yên tâm, tầm này phải sống trăm mấy”.
Nghe thấy thế tôi mừng lắm, bởi bây giờ tôi chỉ cần thấy ông khỏe khoắn, ăn tốt, ngủ tốt.
Còn chuyện bị lẫn của tuổi già thì không tránh được. Vả lại, đến tuổi của ba tôi, bị lẫn cũng đâu phải điều gì quá khổ sở. Ông lẫn, ông lại sướng theo kiểu của ông. Ông sống như một đứa trẻ, rất vui vẻ với những ký ức của mình.
Mỗi lần về thăm, 2 ba con trò chuyện đủ thứ trên trời dưới biển. Cần gì ông phải nhận ra mình, cần gì ông biết chúng nó là ai. Quan trọng nhất ông thấy vui vẻ, là được.
Nhiều lúc nghĩ lại ngày xưa, tôi cứ ước ao thời đó giá mình có máy quay phim hay cái gì đấy để ghi lại trọn vẹn ký ức mỗi ngày. Bây giờ xem lại chắc hạnh phúc đến “điên” lên được!
Những năm tháng ấy, ai cũng nghèo, cũng khổ, nhưng tôi thấy mọi người sống bình an hơn…
Có thể bởi vậy nên bây giờ, mỗi lần trải qua những tổn thương và mất mát, tôi lại muốn trở về.
Chỉ cần mới bước về đầu ngõ xóm ấy thôi, mình như lập tức được trở lại với ấu thơ, không gian xung quanh ngập tràn kỷ niệm với bố, với mẹ, với các anh chị, bạn bè thời niên thiếu...
Những lúc ấy, tôi không thấy mình là một người phụ nữ gần 50 tuổi nữa, mà được trở lại làm một cô bé Thảo Vân lên 5 lên 3, nhỏ bé trong vòng tay của bố.
Tôi thuộc tuýp người thích một gia đình đông đúc, thích mô hình gia đình đầy đủ.
Tôi lấy chồng năm 34 tuổi. Và đổ vỡ.
Đã có thời điểm, tôi nghĩ rằng hạnh phúc của mình là được gọi điện báo với bố mẹ chồng hôm nay sẽ về ăn cơm, được ngồi góc khuất của nhà hát kịch xem chồng diễn… Thế nhưng bây giờ, HẠNH PHÚC của tôi chỉ còn lại là cảm giác bình yên.
Đó là những ngày tôi không phải nghe bất cứ thông tin bất trắc, đau thương nào cả. Không chỉ với bản thân, mà với cả những người tôi biết nữa.
Ngày xưa, tôi từng nghĩ một ngày trôi qua mà cứ bình thường thì thật là nhàm chán. Thế nhưng bây giờ, tôi chỉ muốn mỗi ngày trôi qua là một ngày bình thường. Như thế không có nghĩa là không có những điều thú vị, mới mẻ. Nhưng nó không mang tính đột ngột hay chứa đựng điều gì đó khiến cho mình cảm giác bất an. Khi được bình yên, tôi thấy thật mãn nguyện.
Còn chuyện tình yêu hay hôn nhân, tôi nghĩ đó là duyên phận. Tôi vẫn luôn sẵn lòng đón nhận một mối quan hệ mới. Chưa biết nó sẽ bù đắp cho con trai được bao nhiêu nhưng tôi nghĩ mình ổn thì hẳn con mình cũng sẽ ổn, và chắc nó sẽ tốt hơn khi mình là phụ nữ mà cứ phải tự làm tất cả mọi việc dù mình thừa sức để làm những việc đó.
Cái gì không làm được thì có thể làm bằng tiền đúng không? Thuê thợ đến là xong chứ gì? Nhưng tôi luôn nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên mà tạo hóa sinh ra đàn ông và đàn bà. Người ta có trên đời này để bù trừ cho nhau những khiếm khuyết của người kia. Vậy thì tại sao mình phải chối từ những điều rất tuyệt vời đó?!
Và cũng thật là giả tạo khi nói rằng mình không có những phút cô đơn, những phút cần một ai đó an ủi vỗ về. Có những ngày từ lúc mở mắt đến đêm khuya thấy toàn những việc mệt mỏi, cũng mong có ai đó bên cạnh động viên, chia sẻ...
Nhưng có điều, để gặp một người và có thể xây dựng cùng một ai đó không phải chuyện đơn giản.
Tôi đợi mong nhưng không tìm mọi cách để có. Tôi đợi mong với tâm thế sẵn sàng, không hồ nghi, không ảo tưởng, cũng không hoảng hốt. Mình cứ bình thường mà đón nhận, cái gì đến sẽ đến và khi nó đến thì mình sẽ nhận nó.
Còn quan điểm về tình yêu và hôn nhân của tôi ngày trước như thế nào, bây giờ vẫn vậy. Bản chất con người tôi vẫn là như thế. Những cái cốt lõi thì không thay đổi. Có chăng, chỉ là mình sẽ chín chắn hơn, biết cách xử lý vấn đề hơn.
Khi phải đối mặt với những trúc trắc trong hôn nhân, mình sẽ điềm tĩnh hơn để xử lý nó một cách ổn thỏa nhất.
Vậy nên lúc này đây, nếu đối diện với tình yêu, tôi sẽ vẫn giống Thảo Vân của trước kia thôi, vẫn sẽ yêu như lần đầu tiên thôi. Thật đấy!
Nhiều người thường bảo không thể làm bạn với người xưa. Tôi thì lại có mối quan hệ khá tốt với chồng cũ, với cả những người trước kia lẫn hiện tại của anh Lý. Tôi nghĩ mình cũng may mắn khi họ đều là những người tử tế.
Thật ra, mỗi người sẽ chọn một cách ứng xử khác nhau, và mình không phải là người ta nên không thể biết tại sao. Tôi chỉ thấy rằng khi làm như vậy, người đầu tiên thấy “sướng” là mình.
Ai cũng chỉ được sống một cuộc đời, mà cuộc đời thì ngắn lắm, tôi không muốn mất nhiều thời gian cho những bực bội, đố kị. Bây giờ anh Lý không còn là của mình nữa, chính mình đã lựa chọn như vậy, thì lý do gì mình lại đi khó chịu với người khác chứ?
Dù sao anh ấy cũng là bố của con mình, từng là một người rất quan trọng với mình. Anh ấy mà buồn, anh ấy đau khổ, anh ấy bất hạnh, mình có thể hạnh phúc không? Con mình có vui sướng không? Không thể!
Nhưng đúng là vượt qua được tất cả những cảm giác ấy không phải là việc dễ dàng gì. Người ta thường có tính sở hữu, và cái sự sở hữu quá lớn sẽ làm người ta trở nên xấu tính hơn.
Bản thân tôi không phải chưa từng “cấn cá” đâu. Có những lúc anh Lý làm tôi tức phát điên, bực bội lắm, nghĩ tại sao anh có thể như thế nhỉ? Tôi muốn cầm điện thoại lên và soạn một cái tin với tất cả sự “bùng nổ” ở bên trong, chửi bới điên loạn.
Thế nhưng khi cố bình tâm lại 1 tí trước khi gửi tin nhắn, 3 phút, giận lâu hơn thì 5 phút sau, giận lâu hơn nữa thì 10 phút sau, đọc lại tin nhắn ấy tôi thấy hình như chỗ này có 1- 2 từ hơi quá, rồi sửa lại.
Cứ như thế, 1 lúc sau lại sửa. Vài ba lần sửa, tôi lại nghĩ gửi tin nhắn để làm gì nhỉ? Có nên không? Gửi tin nhắn này xong mình sướng chứ gì? Mình sướng rồi anh Lý sẽ khổ phải không? Khổ xong rồi anh ấy sẽ phản ứng, sẽ dội lại mình chứ! Ôi, cứ như thế, như thế, như thế… thì chết mất.
Vậy thì hãy để cảm giác ấy đi qua. Cứ nhắn tin nhưng đừng gửi, hoặc cứ xóa dần xóa dần đến lúc còn lại là một cái tin rất bình thường. Đến mức anh Lý nhận được tin cũng phải bình tâm và không thể có phản ứng nào khác.
Nó giống như là đám lửa đang to và mỗi người cố rút ra 1 que củi. Khi tôi đã rút ra rồi thì anh Lý không thể lại thêm củi vào. Anh ấy sẽ có cảm nhận của anh ấy, sẽ hiểu được tại sao tôi chỉ nhắn như vậy. Và mọi chuyện dừng lại thế thôi...
Tôi nghĩ, không chỉ với chồng cũ, không chỉ với gia đình cũ mà với tất cả mọi mối quan hệ bên ngoài cũng thế. Nếu kìm chế được qua cái cảm giác “điên loạn” lúc ấy, mọi chuyện sau đó sẽ được xử lý ổn lắm.
Bằng cách lựa chọn một thái độ ứng xử thật nhẹ nhàng vui vẻ, tôi thấy mình nhận được hơn rất nhiều.
Tôi nghĩ rằng trên cuộc đời này, mọi sự vật sự việc, mọi mối quan hệ đều có thể giải quyết theo 2 chiều hướng: đơn giản và phức tạp. Nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận và chọn lựa của bản thân.
Tôi thích một cuộc sống đơn giản, nhưng để có được cuộc sống đơn giản ấy, tôi tự nhủ mình phải học từng ngày, từ những cái rất nhỏ.
Ví dụ như trong mâm cơm có bầy một đĩa thịt gà, mình muốn gắp miếng ngon nhất. Thế nhưng mình phải học cách gắp miếng đó cho người khác. Lúc ấy, trong lòng mình có cảm giác tiếc không? Có đấy!
Nhưng suy cho cùng nó cũng chỉ là một miếng thịt gà, không ăn hôm nay thì hôm khác, không ăn miếng đấy thì ăn miếng khác. Nó chỉ bớt ngon hơn 1 tí thôi, chứ không làm cho mình một bước thành vua, một bước thành nô lệ được.
Vậy nên này đây miếng ngon tôi gắp cho bạn, và sau đó tôi được trải qua cái cảm giác mà bạn không thể biết được. Đó chính là cảm giác chiến thắng, dù là nhỏ thôi, chiến thắng được chính mình, chiến thắng được cảm giác tham lam, cảm giác giành giật. Và cái cảm giác đó hạnh phúc hơn rất nhiều việc được ăn miếng thịt gà ngon.
Facebook của tôi cũng chỉ toàn viết về những điều rất nhỏ nhặt, bình thường mà tôi trải qua mỗi ngày.
Tôi muốn mọi người hiểu tôi qua những câu chuyện bình thường ấy bởi đó chính là tôi. Tôi tìm kiếm những điều tốt đẹp trong những thứ vô cùng giản dị. Con trai tôi cũng có thể nhìn vào những câu chuyện đấy để lớn lên với một tình cảm chân thành, không chút màu mè giả tạo nào.
Những cái gọi là ảo vọng, hư vinh có thể mang đến cho mình cái này cái khác, nhưng tôi nghĩ nó không thể bền lâu được. Chỉ khi mình được là chính mình thì mới có thể an nhiên, tự tại đi cùng với năm tháng mà chẳng phải ngại điều gì.
Điều mà tôi muốn được chia sẻ với mọi người chỉ đơn giản là hãy là chính mình và hãy sống đúng như mình đang có.
Những cái đấy nó cũng mang đến cho mình hạnh phúc, mang đến cho mình ý nghĩa lớn lao chứ không cần thiết lúc nào cũng phải chạy theo những điều to tát và không thuộc về mình…
0 comments:
Đăng nhận xét