a) Điều kiện kinh tế - xã hội
Những quan điểm chính trị macxit được C.Mác và P. Ăngghen nêu ra là kết quả của quá trình tư duy lý luận, kế thừa những tinh hoa của những nhà tư tưởng, các nhà chính trị lỗi lạc của nhân loại, kết hợp với quá trình tham gia vào thực tiễn đấu tranh cách mạng sôi động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Với những điều kiện lịch sử cụ thể.
- CNTB đã chiến thắng chế độ phong kiến lỗi thời, chính quyên nhà nước đã thuộc về tai giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản vẫn không xóa bỏ được những đối kháng của giai cấp, nó chỉ thay thế giai cấp này bằng giai cấp 25 khác. Nhà nước TBCN cũng như nhà nước phong kiến, đều là bộ máy có tính giai cấp, phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
- Sự hình thành thị trường thế giới, sự phát triển của tự do cạnh tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế, sự tập trung tư bản ngày một tăng, tất cả có tác dụng thúc đẩy đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản.
b) Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, sự phát triển của phong trào công nhân.
- Sự phát triển của sản xuất, sự tăng cường bóc lột đã nâng cao ý thức giai cấp và tính tổ chức của giai cấp công nhân. GCCN ngày càng tỏ ra là một lược lượng chính trị độc lập, tách khỏi sự thao túng của giai cấp tư sản. - Các cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản ở các trung tâm công nghiệp của Anh, Pháp, Đức phát triển mạnh mẽ.
- Các cuộc khởi nghĩa nói trên đã chứng minh giai cấp công nhân thấy rằng sức mạnh của họ là sự đoàn kết, sự thống nhất.
- Sự phát triển của phong trào đã nảy sinh một nhu cầu tất yếu cần có một lý luận, một học thuyết, một hệ thống quan điểm chính trị chỉ ra cho giai cấp công nhân cần phải đấu tranh như thế nào, đấu tranh vì cái gì, mục đích trước mắt và mục tiêu lâu dài. c) Những trào lưu tư tưởng chính trị và cuộc đấu tranh lý luận của các tác giả kinh điển Mác xít - Vaitơlinh chỉ ra chế độ tư hữu là nguyên nhân của mọi tai họa của xã hội, cần xóa bỏ nó, xã hội sẽ ra đời bằng con đường cách mạng và do giai cấp công nhân tiến hành.
- Theo C. Mác, để thực hiện thành công một cuộc cách mạng không phải chỉ cần có nhiệt tình mà chủ yếu phải có sự biêt biết khoa học.
- Mác cũng chỉ ra rằng không thể thực hiện ngay lập tức chủ nghĩa cộng sản mà phải tiến hành cuộc dấu tranh tuân theo đúng những quy luật khách quan của lịch sử.
- Những quan điểm của chủ nghĩa xã hội không tưởng, đó là những quan điểm phản ánh nguyện vọng của giai cấp vô sản còn chưa phát triển. Đúng như nhận xét của Mác và Ăngghen “Tương ứng với một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa thành thục, với những quan hệ giai cáp chưa thành thục thì có một lý luận chưa thành thục”. Và hai ông cũng chỉ ra một nguyên nhân của CNXH không tưởng đó là vì họ chưa có mối quan hệ chặt chẽ với giai cấp công nhân, với phong trào của giai cấp công nhân.
+ Muốn xóa bỏ bất bình đẳng nhưng chưa biết làm thế nào + Không hiểu được vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân.
+ Bảo vệ sự bình đẳng tuyệt đối trong phân phối, trong tiêu dùng, nêu cao tinh thần khổ hạnh 26 - Chủ nghĩa Pơruđông: những người theo chủ nghĩa này phản đối cuộc bãi công của giai cấp công nhân từ biểu tình đến đấu tranh chính trị giành chính quyền từ giai cấp tư sản. Những quan điểm của ông biến một trật tự xã hội tư bản thành trật tự xã hội công bằng, sự cải cách quan hệ và bằng biện pháp đó có thể xóa bỏ được những mâu thuẫn của trật tự TBCN, tiến tới xây dựng một trật tự xã hội mới. Phê phán những quan điểm của Pơrođông về chính trị, Mác đã chứng minh rằng trong cuộc đấu tranh chống tư bản, giai cấp vô sản phải được tổ chức lại thành một giai cấp độc lập và phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
- Lênin là người đầu tiên đã từ lý luận khoa học Macxit tiến hành thành công cuộc cách mạng Tháng Mười Nga là xây dựng XHCN đầu tiên trên thế giới. d) Những quan điểm chính trị chủ yếu
i) Con người điểm xuất phát và mục đích đấu tranh chính trị của Mác – Ăngghen – Lênin Mác đã khoa học hóa tư tưởng nhân văn, vạch ra tính tất yếu của lịch sử và vận dụng tính tất yếu để giải phóng nhân loại. Mác đã vạch ra tính tất yếu của vận động lịch sử, trước hết là tính tất yếu kinh tế, vận dụng tính tất yếu kinh tế trong đấu tranh xã hội, cuối cùng dẫn đến đấu tranh chính trị, chống lại sự thống trị của quan hệ tư bản. Con người muốn sống phải sáng tạo lại hiện thực, những sản phẩm cần thiết để sống phải được tạo ra chứ không có trong tự nhiên dưới dạng trực tiếp sẵn có. Sống là sáng tạo và sáng tạo một cách thực tiễn – tức sản xuất mà sống. Điều đó phản ánh các quan hệ hiện thực và chiều sâu bản chất họat động sống của con người.
ii) Chính trị là chính trị của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. - Trong sản xuất, con người có nhữn quan hệ với nhau, những quan hệ nhất định tất yếu không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất. Tất cả những hiện tượng chính trị - tư tưởng xét đến cùng, sẽ được quy định từ cơ sở này. - Trình độ phát triển của LLSX, xét đến cùng sẽ quy định tất cả. Về cơ bản, cái gì phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là cái tất thắng, tiến bộ và ngược lại. - LLSX tác động chủ yếu phải qua QHSX và QHSX là cơ sơ, là bộ xương để tạo nên kết cấu xã hội và quy định đời sống chính trị, tư tưởng.
iii) Cơ sở kinh tế nào thì quan hệ chính trị ấy
Thiết lập quyền lực nhà nước là bảo vệ một quan hệ kinh tế. Sinh mệnh của một chố độ chính trị phụ thuộc vào sự bảo vệ một quan hệ kinh tế có làm cho LLSX phát triển hay không? Nếu không thì chế độ chính trị đó trước sau cũng tan vỡ một cách tất yếu. Không ai có thể tiêu diệt một quan hệ kinh tế khi 27 nó còn tạo điều kiện phát triển LLSX, cũng không ai có thể bảo vệ một quan hệ kinh tế khi nó đã là lực cản của sự phát triển LLSX. - Phải xét chế độ chính trị - nhà nước thông qua quan hệ kinh tế và LLSX.
iv) Khi quan hệ kinh tế thống trị không còn phù hợp, cản trở sự phát triển của LLSX thì một thời kỳ cách mạng bắt đầu. - CM XHCN là giải phóng LLSX khỏi những quan hệ kinh tế lỗi thời cản trở nó. Trước tiên là giành lấy chính quyền nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước tác động đến việc thay đổi, xây dựng những quan hệ kinh tế mới hướng vào giải phóng và phát triển LLSX. - Một mặt quan trọng khác trong lý luận CM XHCN của CN Mác – Lênin là, giải phóng con người trong lực lượng sản xuất, đại diện cho LLSX đó và cũng có nghĩa là giải phóng cho số đông, cho nhân dân lao động.
v) Giai cấp công nhân và chuyên chính vô sản.
- Giai cấp công nhân cầm quyền vì lợi ích của tòan thể nhân dân lao động do đó, cũng vì lợi ích của tiến bộ nhân loại.
- GCCN bản thân là lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại đang phát triển. Nó tồn tại và phát triển qua sự tồn tại và phát triển của LLSX đó. - GCCN tự nó, bằng nghề nghiệp thuần túy chỉ đi đến chủ nghĩa công liên, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Muốn trở thành giai cấp cầm quyền thì phải xây dựng hệ tư tưởng bằng con đường khoa học, nhận thức và vận dụng được tính tất yếu xã hội với thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình.
vi) Giai cấp công nhân cầm quyền tất nhiên tạo ra hệ thống chính trị chuyên chính vô sản. - Lần đấu tiên trong lịch sử, một giai cấp bị áp bức, giai cấp công nhân có thể và đã cầm quyền, tạo ra nhà nước của minh. - GCCN không đại diện cho lợi ích riêng mà đại diện cho toàn thể nhân dân lao động. - GCCN cầm quyền không phải tạo ra một quyền lực nhà nước cho riêng mình mà tạo ra một nhà nước của đa số, tức của nhân dân loao động . - Chuyên chính vô sản là một hệ thống chính trị thực hiện quyền lực của số đông - Nhà nước nào cũng là chuyên chính của một giai cấp. Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chức năng xã hội vì đa số, là sự thể hiện bản chất bên trong của mình và không bị giới hạn bởi lợi ích hạn hẹp nào cả. - Chuyên chính vô sản để xóa bỏ quan hệ áp bức giai cấp, là hệ thống, là tổ chức dân chủ, của dân do dân và vì dân. 28
vii) Khi cầm quyền nhà nước, ĐCS phải lãnh đạo GCCN, nhân dân lao động đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu - xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tính chất máy móc hành chính quan liêu không dung hợp với CNXH. Vì vậy Lênin đặt vấn đề chống căn bệnh quan liêu từ thói quan liêu trong tác phong, trong phương pháp công tác hàng ngày đến chủ nghĩa quan liêu, chế độ quan liêu trong hệ thống tổ chức bộ máy. Cuộc đấu tranh này phải làm thường xuyên, kết hợp mọi biện pháp trong đó phải chú trọng xây dựng kỷ luật và tăng cường pháp luật, xử lý thật nghiêm khắc những nạn quan liêu gây hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Trong nền dân chủ XHCN tập trung và dân chủ không tách rời, chúng cần thiết tất yếu vì mục tiêu dân chủ. Tập trung không đối lập với dân chủ mà đối lập với tự do vô chính phủ, tản mạn, phân tán, cục bộ.
0 comments:
Đăng nhận xét