Cách đây 76 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Lãnh tụ Hồ Chí Minh hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập lên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, trong đó có bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “Nước lấy dân làm gốc”, đến nay bài học này vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự.
Kể từ khi thành lập Ðảng ta luôn nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, kết hợp đúng đắn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến. Chủ trương đó đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6 (tháng 11/1939) và Hội nghị Trung ương 8 (5/1941). Trong đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 nhấn mạnh: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".
Quyết sách chiến lược đó đã khơi dậy khát vọng độc lập, tự do, tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc làm nên kỳ tích của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đường lối đó thể hiện tư tưởng xuyên suốt của Đảng: cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Như vậy, quan điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, một mặt khẳng định sức mạnh nội lực, mặt khác kế thừa, phát triển tư tưởng “dân là gốc” của dân tộc ta. Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám là đem lại lợi ích tối cao cho dân tộc, vì lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người; đó là: đánh đổ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,... Vì thế, trước lời hiệu triệu của Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh, toàn dân đã nhất tề đứng lên giành chính quyền, tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới và mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, quyết giữ vững nền độc lập dân tộc và đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, to lớn, nặng nề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: phải thấy hết và khai thác triệt để sức mạnh của Nhân dân. Nước Dân chủ cộng hòa thì Chính phủ và Nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Nếu không có Nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì Nhân dân không ai dẫn đường. Lực lượng bao nhiêu đều là nhờ dân hết, rằng “có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.
Tin vào dân, dựa vào dân, luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng, phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. “Nước lấy dân làm gốc” vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định lấy dân làm gốc là cơ sở cho việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tại Đại hội VI của Đảng, một trong bốn bài học lớn được Đảng rút ra là trong toàn bộ hoạt động của mình là Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bài học này tiếp tục được quán triệt sâu sắc trong các kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng. Cương lĩnh Bổ sung, phát triển năm 2011 rút ra một trong những bài học kinh nghiệm lớn: “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.
Từ bài học "lấy dân làm gốc" được Ðại hội VI tổng kết, suốt quá trình đổi mới, Ðảng đã lắng nghe, tổng kết sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân chăm lo đời sống nhân dân, vừa bổ sung phát triển đường lối vừa hiện thực hóa mục tiêu vì dân. Ðảng và Nhà nước luôn luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân lên trên hết, trước hết. Ðại hội XIII của Ðảng nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Trong bài viết về "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục khẳng định: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”.
Mọi việc đều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc,… là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc được Đảng ta vận dụng thành công trong hơn 90 năm qua và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng; bài học này đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Cùng với triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chúng ta cần thấm nhuần bài học “Nước lấy dân làm gốc”; phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa con người Việt Nam… Trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, có lối sống trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải gần dân, sát dân, hiểu dân, tin dân; không độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của Nhân dân; phải thật sự là công bộc của dân, là chỗ dựa, là niềm tin yêu của Nhân dân.
Mỗi chúng ta hãy thực hiện thật tốt lời căn dặn của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”./.
Quyết sách chiến lược đó đã khơi dậy khát vọng độc lập, tự do, tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc làm nên kỳ tích của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đường lối đó thể hiện tư tưởng xuyên suốt của Đảng: cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Như vậy, quan điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, một mặt khẳng định sức mạnh nội lực, mặt khác kế thừa, phát triển tư tưởng “dân là gốc” của dân tộc ta. Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám là đem lại lợi ích tối cao cho dân tộc, vì lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người; đó là: đánh đổ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,... Vì thế, trước lời hiệu triệu của Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh, toàn dân đã nhất tề đứng lên giành chính quyền, tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới và mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, quyết giữ vững nền độc lập dân tộc và đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, to lớn, nặng nề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: phải thấy hết và khai thác triệt để sức mạnh của Nhân dân. Nước Dân chủ cộng hòa thì Chính phủ và Nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Nếu không có Nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì Nhân dân không ai dẫn đường. Lực lượng bao nhiêu đều là nhờ dân hết, rằng “có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.
Tin vào dân, dựa vào dân, luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng, phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. “Nước lấy dân làm gốc” vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định lấy dân làm gốc là cơ sở cho việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tại Đại hội VI của Đảng, một trong bốn bài học lớn được Đảng rút ra là trong toàn bộ hoạt động của mình là Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bài học này tiếp tục được quán triệt sâu sắc trong các kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng. Cương lĩnh Bổ sung, phát triển năm 2011 rút ra một trong những bài học kinh nghiệm lớn: “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.
Từ bài học "lấy dân làm gốc" được Ðại hội VI tổng kết, suốt quá trình đổi mới, Ðảng đã lắng nghe, tổng kết sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân chăm lo đời sống nhân dân, vừa bổ sung phát triển đường lối vừa hiện thực hóa mục tiêu vì dân. Ðảng và Nhà nước luôn luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân lên trên hết, trước hết. Ðại hội XIII của Ðảng nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Trong bài viết về "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục khẳng định: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”.
Mọi việc đều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc,… là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc được Đảng ta vận dụng thành công trong hơn 90 năm qua và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng; bài học này đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Cùng với triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chúng ta cần thấm nhuần bài học “Nước lấy dân làm gốc”; phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa con người Việt Nam… Trong đó cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, có lối sống trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải gần dân, sát dân, hiểu dân, tin dân; không độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của Nhân dân; phải thật sự là công bộc của dân, là chỗ dựa, là niềm tin yêu của Nhân dân.
Mỗi chúng ta hãy thực hiện thật tốt lời căn dặn của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh... Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”./.
Tác giả bài viết: Trường Giang
0 comments:
Đăng nhận xét