Tổng thống Biden phát biểu tại Warsaw, Ba Lan, hôm 26/3. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Mỹ đã đẩy mạnh viện trợ cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại nước này hồi cuối tháng 2, trong đó gồm hai tỷ USD hỗ trợ an ninh và chuyển giao vũ khí, cùng một tỷ USD hỗ trợ nhân đạo.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã liên tục hối thúc NATO cung cấp thêm những vũ khí như tiêm kích, hệ thống phòng không tầm trung và xa, xe tăng thiết giáp và tên lửa chống hạm. Tuy nhiên, các nước thành viên liên minh chỉ chuyển giao những vũ khí mang tính phòng thủ như tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không vác vai.
Washington cũng bác bỏ khả năng cung cấp máy bay quân sự hoặc các hệ thống vũ khí hiện đại cho Ukraine.
Tổng thống Biden hồi giữa tháng 3 lặp lại tuyên bố trước đây rằng Washington sẽ không tham gia cuộc chiến ở Ukraine, bởi điều đó tiềm ẩn nguy cơ nổ ra Thế chiến III.
Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2 và giao tranh đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đà tiến của quân đội Nga thuận lợi nhất ở vùng duyên hải phía nam Ukraine, khi kiểm soát được thành phố lớn Kherson và một số mục tiêu nhỏ hơn như Melitopol.
Moskva đã đẩy mạnh các cuộc tiến công ở phía tây Ukraine từ giữa tháng 3, sau giai đoạn đầu chỉ tập trung công kích các mục tiêu ở miền bắc, miền nam và miền đông. Nhiều nước phương Tây đã cấp tập chuyển vũ khí hiện đại, với hàng nghìn tên lửa chống tăng và phòng không, cho Ukraine, chủ yếu qua cửa ngõ ở phía tây nước này.
Giới lãnh đạo NATO vẫn tranh cãi về chiến lược ứng phó với Nga. Một số cho rằng nên tiếp tục để Moskva phỏng đoán về ngưỡng có thể kích hoạt phản ứng quân sự lớn hơn của liên minh, trong khi số khác muốn làm rõ điều gì sẽ kéo NATO vào cuộc xung đột.
0 comments:
Đăng nhận xét