TIN MỚI NHẤT

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


 

MỤC LỤC

 

 

BÀI 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (1930-1945) 1

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 1

I. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. 1

II. Đảng lãnh đạo các phong trào cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945. 13

III. Lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa giành chính quyền (từ tháng 9-1939 đến tháng 8 - 1945) 24

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 32

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 33

BÀI 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975. 34

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 34

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 34

I. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) 34

II. Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) 50

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 62

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 62

BÀI 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNGXÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1986. 64

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 64

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 65

I. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975) 65

II. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1975 - 1986) 86

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 103

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 103

BÀI 4: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY) 104

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 104

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 104

I. Yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới 104

II. Bước đầu thực hiện đường lối đổi mới và "cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1986 - 1996) 106

III. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996 đến nay) 119

IV. Thành tựu và kinh nghiệm trong quá trình đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1986 đến nay) 139

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 145

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 145

BÀI 5: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO KẾT HỢP MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 146

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 146

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 146

I. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, mục tiêu, là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng, của đảng và của dân tộc Việt Nam.. 147

II. Quá trình phát triển nhận thức của đảng cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 153

III. Kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay. 163

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 169

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 169

BÀI 6: PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KÊT TOÀN DÂN TỘC TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM... 171

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 171

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 171

I. Đại đoàn kết dân tộc – một vấn đề chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.. 172

II. Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và những thành công trong việc phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng mặt trận của Đảng. 187

III. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đổi mới 197

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 202

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 202

BÀI 7: KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VÀ SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM... 203

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 203

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 203

I. Đoàn kết quốc tế - bộ phận hợp thành chiến lược cách mạng của Đảng. 203

II. Những thành công trong kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại 209

III. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 221

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 225

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 225

BÀI 8: PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM... 226

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 226

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 226

I. Phương pháp cách mạng thời kỳ dân tộc dân ch. 227

II. Phương pháp cách mạng thời kỳ xã hội chủ nghĩa. 242

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 255

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 256

BÀI 9: SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG - NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM... 257

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG.. 257

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG.. 257

I. Những bước ngoặt vĩ đại của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng. 257

II. Những điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam.. 264

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN.. 288

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 288

 


BÀI 1

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP
VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (1930-1945)

 

Người biên soạn:   GS, TS Mạch Quang Thắng

                      PGS, TS Trần Trọng Thơ

 

Số tiết: 5 tiết

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

* Về kiến thức: Cung cấp cho người học những nội dung khánh quan, chân thực lịch sử về tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, giá trị lý luận và thực tiễn của sự kiện thành lập Đảng, của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1939, quá trình Đảng lãnh đạo cao trào giải phóng dân tộc và Tổng  khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi từ năm 1939 đến tháng Tám năm 1945, vai trò của Hồ Chí Minh trong toàn bộ tiến trình lịch sử Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến năm 1945.

* Về kỹ năng: Nhận thức đúng đắn thực tiễn lịch sử và những bài học, kinh nghiệm được rút ra từ quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến năm 1945 có thể góp phần nâng cao năng lực tư duy, nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu hiện nay.

* Về tư tưởng:  Cung cấp cơ sở lịch sử khẳng định con đường cách mạng vô sản là tất yếu đối với dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố niềm tin đối với con đường đó.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÀNH LẬP

1.1. Bối cảnh lịch sử và yêu cầu bức thiết về giải phóng dân tộc

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Chính quyền phong kiến Việt Nam từng bước đầu hàng. Thực dân Pháp thiết lập ở Việt Nam chế độ chính trị thuộc địa - phong kiến và thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp trong đó có các xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ (của Việt Nam), Cao Miên (sau này gọi là Campuchia), Ai Lao (sau này gọi là Lào). Với việc thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, Việt Nam từ một nước độc lập, có chủ quyền, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Thực dân Pháp thực thi chính sách cai trị ở Đông Dương với chế độ áp bức chính trị hà khắc, khai thác, bóc lột kinh tế và nô dịch văn hóa nặng nề. Chúng tiến hành các đợt khai thác thuộc địa lớn; đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Pháp vào Đông Dương trong khi vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến.

Quá trình cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi: hình thành một số giai cấp, tầng lớp mới; đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp (có lúc gọi là giai cấp) tiểu tư sản. Đồng thời, các giai cấp, tầng lớp vốn có trong xã hội phong kiến cũng có sự biến đổi về tâm lý, thái độ đối với chế độ chính trị thuộc địa - phong kiến; đó là giai cấp địa chủ; giai cấp nông dân; các sĩ phu, trí thức phong kiến.

Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành với việc thực dân Pháp thiết lập các nhà máy, công xưởng, khu đồn điền trồng cây công nghiệp và cây lương thực. Công nhân Việt Nam tuyệt đại đa số xuất thân trực tiếp từ người nông dân thiếu ruộng đất hoặc không có ruộng đất, tức là những tá điền, bần nông, vốn là những người bị bóc lột về kinh tế rất nặng nề ở nông thôn. Từ số lượng ít ỏi cuối thế kỷ XIX, cùng với nhịp độ khai thác thuộc địa ngày càng tăng của thực dân Pháp, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỷ XX đã tăng lên đáng kể (khoảng hơn 250.000 người). Giai cấp công nhân Việt Nam có mâu thuẫn dân tộc sâu sắc đối với thực dân xâm lược. Lúc đầu, giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần đấu tranh dân tộc và giai cấp nhưng ở trình độ tự phát, tức là đấu tranh kinh tế. Càng về sau, nhất là từ thập niên thứ ba của thế kỷ XX trở đi, khi chủ nghĩa Mác-Lênin dần dần được truyền bá vào Việt Nam thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển sang trình độ tự giác, tức là không chỉ đấu tranh kinh tế mà còn đấu tranh chính trị chống lại giai cấp tư sản (giai cấp tư sản Pháp và giai cấp tư sản dân tộc), đồng thời đấu tranh giải phóng dân tộc.

Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam sinh ra sau giai cấp công nhân và cũng như giai cấp công nhân, số lượng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam ngày càng nhiều. Nói chung, tư sản dân tộc Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép trong kinh doanh. Trừ tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp, còn lại tư sản dân tộc Việt Nam đều có tinh thần yêu nước; ngoài mâu thuẫn giai cấp, còn có mâu thuẫn dân tộc.

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam hình thành, chủ yếu là học sinh, trí thức, công chức, viên chức của chế độ thuộc địa và những người thợ thủ công, những người tiểu thương. Tầng lớp này gồm những người nhạy cảm với thời cuộc, chịu ảnh hưởng nhanh nhạy với những tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam, một số hưởng ứng các phong trào giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng tư sản và một số hưởng ứng các phong trào cứu nước theo hệ tư tưởng vô sản.

Giai cấp địa chủ Việt Nam vẫn giữ quan hệ bóc lột địa tô. Mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp địa chủ với giai cấp nông dân vẫn tồn tại. Khi thực dân Pháp thiết lập chế độ chính trị thuộc địa - phong kiến, trừ đại địa chủ có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp, còn lại địa chủ nhỏ và vừa đều có mâu thuẫn dân tộc, sẵn sàng đi cùng với giai cấp công nhân hoặc giai cấp tư sản trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Giai cấp nông dân Việt Nam bao gồm những cư dân đông đảo nhất. Việt Nam là một nước nông nghiệp, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nông dân chiếm khoảng hơn 90% dân số. Ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ Việt Nam, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân còn có mâu thuẫn dân tộc, có nhu cầu giải phóng đất nước khỏi ách chiếm đóng của thế lực ngoại bang. Giai cấp nông dân Việt Nam sẵn sàng hưởng ứng các phong trào đấu tranh yêu nước, trong đó có cả các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng tư sản, và đặc biệt càng về sau cùng với giai cấp công nhân trở thành lực lượng cách mạng chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng vô sản.

Tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bị phân hóa càng ngày càng sâu sắc. Một bộ phận vẫn giữ cốt cách phong kiến, một bộ phận chuyển sang tư tưởng tư sản hoặc tư tưởng vô sản. Một số người trong tầng lớp này trở thành yếu nhân của các phong trào yêu nước.

Như vậy là, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Xã hội Việt Nam nổi lên mâu thuẫn rất lớn là mâu thuẫn dân tộc. Tất cả các giai cấp, tầng lớp, kể cả các giai cấp, tầng lớp cũ và kể cả giai cấp, tầng lớp mới, đều có một “mẫu số chung”, đều có nhu cầu bức thiết đánh đổ ách xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng đất nước.

1.2. Đặc điểm sự ra đời của Đảng

1.2.1. Kết quả tất yếu từ sự kết hợp các yếu tố

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố sau đây:

Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản và phong trào yêu nước có xu hướng vô sản. Tiêu biểu nhất là ba phong trào: (1) Phong trào Cần Vương, theo hệ tư tưởng phong kiến (có thể kể thêm Phong trào nông dân điển hình là Phong trào Nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, mang cốt cách phong kiến); (2) Phong trào theo hệ tư tưởng tư sản mà tiêu biểu là phong trào của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lãnh đạo; phong trào của Việt Nam quốc dân đảng; (3) Phong trào của các tổ chức yêu nước khác có xu hướng vô sản.

Phong trào công nhân. Từ năm 1925 trở đi, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam phát triển mạnh. Hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trong cả nước. Trong nhiều cuộc đấu tranh, phong trào này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều đó ảnh hưởng lớn và tích cực đến quá trình giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát lên tự giác, ý thức được vai trò sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc, đưa đất nước phát triển theo mục tiêu chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam bằng các con đường (1) Qua hoạt động của Hồ Chí Minh; (2) Qua sách báo; (3) Qua tuyên truyền từ những nhà yêu nước có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản; (4) Qua các cán bộ được đào tạo, huấn luyện theo hệ tư tưởng vô sản, đặc biệt là qua những người học tại các trường của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, qua các lớp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; (5) Qua việc “chuẩn bị đất” để gieo những hạt giống, gieo những tư tưởng vô sản một cách ngoài ý muốn của chế độ hà khắc thực dân-phong kiến ở Việt Nam.

Ba yếu tố trên đây được Hồ Chí Minh tác động bằng sự hoạt động năng nổ khi Người tìm thấy mục tiêu và con đường cứu nước mới, đúng đắn, con đường giải phóng dân tộc theo lý luận Mác-Lênin, đưa đất nước tiến đến mục tiêu chủ nghĩa cộng sản và theo con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đó là kết quả của quá trình ra đi tìm mục tiêu và con đường cứu nước của Hồ Chí Minh từ Sài Gòn năm 1911 đến khi trở thành người cộng sản từ cuối năm 1920 và sau đó là cả quá trình phấn đấu bền bỉ chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về tư tưởng

Dưới nhiều phương thức hoạt động, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa đế quốc, tập hợp lực lượng và tuyên truyền con đường cách mạng vô sản.

Tại Pháp, giữa năm 1921, Hồ Chí Minh cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa khác thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) vào ngày 1-4-1922. Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế... Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Hồ Chí Minh được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương.

Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cách mạng ở các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh tích cực tố cáo, lên án bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Người đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa. Người luôn luôn kiên trì chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Đồng thời, Người tiến hành tuyên truyền tư tưởng về con đường cách mạng vô sản, con đường cách mạng theo lý luận Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Về chính trị

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, kế thừa và phát triển quan điểm của V.I.Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc.

Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Mặt khác, Người xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở "chính quốc" có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở "chính quốc" mà có thể thành công trước cách mạng vô sản ở "chính quốc", góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng vô sản ở "chính quốc". 

Đối với các dân tộc thuộc địa, Người chỉ rõ: trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, vì vậy phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, phải xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cách mạng: "công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông"[1]. Do vậy, Người xác định rằng, cách mạng "là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người"[2].

 Về vấn đề Đảng Cộng sản, Người khẳng định: "Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin"[3].

Những quan điểm đó được truyền bá qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, từng bước được chuyển tải về trong nước (qua phong trào "Vô sản hoá" từ năm 1928) làm cho phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ.

Về tổ chức

Sau khi lựa chọn con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản - cho dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh thực hiện “lộ trình” “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đ­ưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập"[4].  Vì vậy, sau một thời gian hoạt động ở Liên Xô để tìm hiểu, khảo sát thực tế về cách mạng vô sản, tháng 11-1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) - nơi có  đông người Việt Nam yêu nước hoạt động - để xúc tiến các công việc tổ chức thành lập đảng cộng sản. Tháng 2-1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Tháng 6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội đã công bố chương trình điều lệ của Hội, mục đích của Hội là để làm cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). Hội mở lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin cho những người trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Ban lãnh đạo Hội còn cử người đi học Trường Đại học Cộng sản phương Đông (Liên Xô), Trường Quân chính Hoàng Phố (Trung Quốc). Hội xuất bản tờ báo Thanh niên in bằng chữ quốc ngữ, ra được 208 số.

Tháng 7-1925, Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (cùng với một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia...).

Tháng 4 - 1927, sau sự biến chính trị ở Trung Quốc, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chấm dứt hoạt động ở Quảng Châu. Sau đó, các bài giảng của Hồ Chí Minh trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản thành cuốn Đường kách mệnh. Đây là cuốn sách chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, trong đó tầm quan trọng của lý luận cách mạng được đặt ở vị trí hàng đầu đối với cuộc vận động cách mạng và đối với đảng cách mạng tiên phong trong tương lai.

Ở trong nước, từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đến đầu năm 1927 các kỳ bộ được thành lập. Ngoài ra, Hội còn chú trọng xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan).

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chưa phải là chính đảng cộng sản, nhưng chương trình hành động đã thể hiện quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam. Những hoạt động của Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928 - 1929 theo xu hướng cách mạng vô sản. 

Do sự liên hệ tác động bởi các yếu tố trên đây, đặc biệt là sự hoạt động chuẩn bị của Hồ Chí Minh, đến cuối những năm hai mươi thế kỷ XX, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản đảng; An Nam Cộng sản đảng; Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Cuối năm 1929, nhận được tin có các tổ chức cộng sản Việt Nam và nhận thức rõ những điều kiện thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi, “với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương"[5], Hồ Chí Minh từ Xiêm (sau này được gọi là Thái Lan) đến Hồng Kông triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.

1.2.2. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị đúng đắn

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã thông qua các văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo, tiêu biểu nhất là Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng. Những văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, gồm bảy nội dung chủ yếu nhất sau đây:

Khẳng định mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”[6].

Lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam, “đội tiên phong của đạo quân vô sản”, “đội tiên phong của vô sản giai cấp”. “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”.

Về lý luận dẫn đường, Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Điều lệ, khi đặt ra “lệ vào Đảng”, vấn đề này được diễn đạt là phải “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản”.

Lực lượng cách mạng gồm toàn bộ những người Việt Nam yêu nước. Cụ thể là:

- Công nhân, Đảng “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”;

- Nông dân, “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo”;

- Trí thức, tiểu tư sản, “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”, “Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản”;

- Trung, tiểu địa chủ; tư bản bản xứ, “Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung”, “Đối với…tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”;

Về phương pháp cách mạng, Đảng chủ trương dùng phương pháp cách mạng bạo lực, “đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến, đánh đổ ách tư bản, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập;

Về xây dựng xã hội mới, Đảng chủ trương:

- Về phương diện xã hội: (1) Dân chúng được tự do tổ chức; (2) Nam nữ bình quyền,v.v.; (3) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

- Về phương diện chính trị: (1) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; (2) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; (3) Dựng ra Chính phủ công nông binh; (4) Tổ chức ra quân đội công nông.

- Về phương diện kinh tế: (1) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; (2) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; (3) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo (Người cày có ruộng); (4) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; (5) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp; (6) Thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về quan hệ quốc tế, Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng nêu rõ:

- “Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”

- “Đảng phổ biến khẩu hiệu “Việt Nam tự do” và đồng thời Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp”.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn:     

- Cương lĩnh đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tuy vắn tắt, nhưng đã thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai cấp, tầng lớp của xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra.

Lần đầu tiên, cách mạng Việt Nam có một văn kiện chính trị phản ánh đúng quy luật khách quan của xã hội Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa - phong kiến. Đó chính là giải quyết đúng đắn các mối quan hệ cốt lõi trong cách mạng Việt Nam: kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc; kết hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân với những kinh nghiệm của cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo đặc điểm thực tiễn, yêu cầu của cách mạng Việt Nam với tư tưởng tiên tiến cách mạng của thời đại, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn, sáng tạo và có phát triển trong điều kiện lịch sử mới.

Con đường cách mạng vô sản mà Cương lĩnh đã khẳng định là con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930. Trong bối cảnh những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trước sự khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kiên định con đường cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nêu: "Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng"[7].

  Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Từ khi Đảng ra đời đến nay, tinh thần của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi lên trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi theo Cương lĩnh ấy, trong suốt những thập niên qua, Đảng và nhân dân Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vô cùng lớn và quan trọng trong suốt quá trình phát triển của cả dân tộc Việt Nam. Lịch sử cách mạng Việt Nam có nhiều bước ngoặt trong sự phát triển, nhưng bước ngoặt này là đặc biệt nhất, vì nó mở ra một thời kỳ quyết định đến chiều hướng phát triển cho dân tộc; vì nó chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước, đánh dấu sự phát triển tất yếu khách quan vì mục tiêu và con đường chủ nghĩa cộng sản, cũng tức là chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng, đánh dấu mốc lớn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành giai cấp tự giác.

- Đảng ra đời là kết quả từ sự cần thiết tất yếu khách quan của xã hội Việt Nam cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Đảng ra đời là do yêu cầu phát triển tất yếu của xã hội Việt Nam, là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; đồng thời đó cũng là do sự đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh, người tìm đường, người mở đường và người dẫn đường cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Với việc thừa ủy quyền Quốc tế Cộng sản đứng ra triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh trở thành người sáng lập, rèn luyện Đảng và đưa tư tưởng của mình về cách mạng Việt Nam vào quá trình hoạt động của Đảng.

- Đảng ra đời đã đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng, củng cố truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương cho cả quá trình hoạt động về sau của Đảng. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã có nhiều tổ chức cộng sản, nhưng giữa các đảng đó không thống nhất với nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, chia rẽ nhau. Đó là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt tới phong trào cách mạng Việt Nam. Do vậy, sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một đảng cộng sản duy nhất là một điều kiện cực kỳ quan trọng cho thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào để tiến lên trên con đường của chủ nghĩa cộng sản.

II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRƯỚC  CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

2.1. Lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931

Cao trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản Pháp trút những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản (1929-1933) lên nhân dân các nước thuộc địa làm cho nền kinh tế Đông Dương ngày càng bị suy sụp, đời sống của nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn và bế tắc; công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng, cổ vũ nhân dân các thuộc địa đứng lên đấu tranh chống áp bức giai cấp và nô dịch dân tộc; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền với giai cấp công nhân, nhân dân lao động phát triển rất gay gắt đã làm bùng lên phong trào đấu tranh ở các nước tư bản và các nước thuộc địa.

Những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Đông Dương, nhất là tại Việt Nam, càng sâu sắc hơn, trong đó nổi lên ngày càng gay gắt là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Ngay sau khi thành lập, Đảng chủ trương phát động quần chúng đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, chống khủng bố, đòi trả tự do cho những người yêu nước bị bắt,...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng trào dâng mạnh mẽ với các nội dung đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc (của công nhân) đòi giảm sưu thuế (của nông dân) với các hình thức: đình công, bãi công, biểu tình...Từ tháng 9-1930, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ phát triển lên quy mô lớn với hình thức đấu tranh quyết liệt, đỉnh cao là cuộc đấu tranh bạo động dẫn tới sự ra đời của các Xôviết cấp xã tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Các chính quyền Xôviết đã thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng. Về chính trị, chính quyền Xôviết phá bỏ bộ máy chính quyền của thực dân - phong kiến cùng những luật lệ của chính quyền đó. Chính quyền Xôviết thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Về kinh tế, chính quyền Xôviết thi hành nhiều biện pháp tích cực như tịch thu ruộng đất công, tiền, lúa công đem chia cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo và thực hiện giảm tô. Về văn hóa, xã hội, quần chúng lao động được hưởng cuộc sống mới; sách báo và tài liệu cách mạng được phổ biến rộng rãi. Việc học chữ quốc ngữ rất được coi trọng.

Trước sức đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp tiến hành đàn áp, khủng bố với những thủ đoạn tàn bạo, đặc biệt là dìm phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh trong máu lửa[8].

Khi các Xôviết xuất hiện ở Nghệ - Tĩnh, Trung ương Đảng nhận định rằng, do chưa có tình thế các mạng, nên “bạo động riêng lẻ trong một vài địa phương trong lúc bây giờ là quá sớm" [9]. Tuy nhiên, trước thực tế phong trào đang diễn biến sôi nổi ở Nghệ - Tĩnh, Trung ương Đảng chủ trương kêu gọi nhân dân trong nước tiến hành một phong trào đấu tranh rộng lớn “bảo vệ Nghệ An đỏ”, "chặn đứng khủng bố trắng”.

Trong bối cảnh phong trào đấu tranh của nhân dân đang bùng lan mạnh mẽ, từ ngày 12 đến ngày 27-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Hồng Kông để thảo luận và quyết định chủ trương, nhiệm vụ trước mắt và những nội dung cơ bản của cách mạng Đông Dương.

Hội nghị thông qua Luận cương chánh trị, bao gồm những nội dung cơ bản về dân tộc và dân chủ sau đây:

Những đặc điểm về tình hình Đông Dương: chế độ thuộc địa của đế quốc Pháp là trở lực cho sự phát triển độc lập của dân tộc; ách áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến địa chủ khiến mâu thuẫn giai cấp giữa công nhân, nông dân và quần chúng lao khổ khác với địa chủ, phong kiến và tư bản, đế quốc càng thêm gay gắt.

Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương, Luận cương chỉ rõ: "một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa".

Về tính chất cách mạng Đông Dương, Luận cương xác định thời kỳ đầu cách mạng Đông Dương “là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền" , “có tánh chất thổ địa và phản đế"[10].

Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền, Luận cương xác định rằng, phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến. “Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”[11].

Về lực lượng cách mạng, Luận cương khẳng định: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh. Nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”[12].

Về phương pháp đấu tranh và hình thức đấu tranh, Luận cương chỉ rõ: phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ ách áp bức của thực dân, phong kiến, song vũ trang bạo động là một hoạt động cực kỳ hệ trọng trong quá trình cách mạng, “không phải là việc thường”, Đảng không thể coi thường, khinh suất. Trong hoạt động chỉ đạo thực tiễn, Đảng phải nhạy bén, tinh tường trong đánh giá, phân tích chính xác, kịp thời diễn biến tình hình cách mạng.

Về con đường phát triển của cách mạng Đông Dương, Luận cương xác định: làm cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi bỏ qua thời kỳ tư bản, tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư sản dân quyền mới chỉ là giai đoạn thứ nhất của cách mạng Đông Dương. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến được hoàn thành, cách mạng Đông Dương sẽ chuyển sang giai đoạn thứ hai - giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Về mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, Luận cương nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới. Muốn giành được thắng lợi, Đảng phải liên hệ mật thiết với cách mạng vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp và cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa và nửa thuộc địa.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Luận cương khẳng định: cách mạng Đông Dương muốn giành được thắng lợi "phải có một đảng cộng sản có một đường lối chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chính và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản"[13].

Hội nghị thông qua Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng[14], chỉ rõ: Đảng phải tăng cường vận động quần chúng, thành lập các đoàn thể công hội, nông hội, đoàn thanh niên cộng sản, hội phụ nữ, Hội cứu tế, thành lập Hội phản đế  Đồng minh, đẩy mạnh lãnh đạo quần chúng đấu tranh; yêu cầu các cấp bộ Đảng phải quán triệt Nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản để nâng cao trình độ chính trị cho đảng viên, thực hiện nhiệm vụ theo đúng đường lối cách mạng của Đảng,..

 Hội nghị đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, mở rộng phạm vi lãnh đạo ra toàn Động Dương; thông qua Điều lệ của Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do Trần Phú làm Tổng Bí thư.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Luận cương Chính trị đã nêu lên và cụ thể hóa nhiều nội dung cơ bản của cách mạng Đông Dương. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10-1930 có hạn chế là: nhận thức chưa đúng những giá trị sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong cách thức hợp nhất các tổ chức Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa nhìn nhận tính đúng đắn nêu trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng, do đó ra nghị quyết xóa bỏ Cương lĩnh. Hội nghị cũng không nhận thức chính xác về mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng ở thuộc địa; không nhận thức đúng về giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận địa chủ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; chưa xác định đúng tầm quan trọng và sức mạnh của lòng yêu nước, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Những hạn chế trên đây là do Hội nghị chưa phân tích đúng đặc điểm của xã hội thuộc địa - phong kiến Việt Nam;  Đảng vừa mới ra đời, hoạt động bí mật, bị thực dân phong kiến đàn áp, chống phá ác liệt, chưa có điều kiện kiểm nghiệm, tổng kết thực tiễn; bị chi phối nặng bởi những quan điểm “tả” khuynh, của Đại hội VI Quốc tế cộng sản cuối năm 1928 trên phương diện phân tích các giai cấp ở một nước thuộc địa, cho rằng lực lượng cách mạng ở các thuộc địa chỉ thuần túy là công nhân, nông dân.

Mặc dù bị đàn áp khốc liệt, phong trào cách mạng 1930-1931và Xôviết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa lịch sử to lớn: khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với cách mạng Việt Nam; xây dựng được khối liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; góp phần giáo dục tư tưởng, giác ngộ cách mạng, rèn luyện tinh thần đấu tranh cho đảng viên và quần chúng, chuẩn bị lực lượng cho giai đoạn tiếp sau; khẳng định tinh thần quốc tế vô sản của Đảng và giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự nghiệp của giai cấp vô sản thế giới; để lại những kinh nghiệm lãnh đạo quý báu của Đảng, nhờ đó, Đảng có sự trưởng thành về lý luận và tích lũy thêm tri thức cách mạng.

2.2. Lãnh đạo phong trào cách mạng 1932-1935

Từ cuối năm 1931, cách mạng Đông Dương bước vào thời kỳ khó khăn. Toàn bộ hệ thống tổ chức, bộ máy Đảng bị đánh phá và tổn thất. Trước tình hình cách mạng Đông Dương gặp nhiều khó khăn, Quốc tế Cộng sản động viên những người cộng sản Đông Dương, phát động trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới một phong trào ủng hộ cách mạng Đông Dương, chống khủng bố trắng, đòi ân xá tù chính trị.

Tháng 6-1932, trên danh nghĩa Đảng Cộng sản Đông Dương, Quốc tế Cộng sản ban hành Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới để phục hồi lại cơ sở Đảng, lãnh đạo đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi ân xá tù chính trị, đấu tranh chống khủng bố trắng, cải thiện điều kiện lao động…  Chương trình hành động có giá trị như một Cương lĩnh hành động của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng tạm thời thoái trào.

Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Quốc tế Cộng sản, những người cộng sản Đông Dương đã vượt qua thử thách khắc nghiệt vẫn hoạt động và dần dần khôi phục tổ chức Đảng. Tháng 3-1934, Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng thành lập. Hệ thống tổ chức Đảng từng bước được khôi phục đến đầu năm 1935, các đảng bộ địa phương: Nam Kỳ, Cao Miên, Trung Kỳ, Lào và Bắc Kỳ đã được tổ chức lại.

Trong các nhà tù đế quốc như  Côn Đảo, Sơn La, Buôn Ma Thuột, Hỏa Lò (Hà Nội)..., các chiến sĩ cộng sản đã tiến hành học tập văn hóa, học tập lý luận,    rèn luyện tinh thần; giữ vững khí tiết của người cộng sản, hình thành các chi bộ Đảng để hoạt động và đấu tranh.

Từ năm 1932 đến năm 1935, phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân diễn ra bằng các hình thức tổ chức và khẩu hiệu thích hợp. Các tầng lớp nhân dân khác ở thành thị như học sinh, những người buôn bán nhỏ cũng tham gia đấu tranh dưới nhiều hình thức như bãi khoá, bãi thị.

Những người cộng sản còn sử dụng báo chí để đấu tranh, phê phán một số quan điểm chính trị, triết học, văn học nghệ thuật tư sản, vạch trần những luận điệu phản động của bọn tay sai; tuyên truyền quan điểm cách mạng cho quần chúng…

Trên cơ sở phục hồi phong trào cách mạng, từ ngày 27 đến 31-3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc). Đại hội thảo luận và đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu trước mắt:

Một là, củng cố và phát triển Đảng. Nhiệm vụ củng cố và phát triển Đảng bao gồm: mở rộng tổ chức Đảng; củng cố lực lượng hiện tại; khôi phục liên lạc với những tổ chức và đảng viên mất liên lạc; phát triển Đảng ở vùng công nghiệp, “biến mỗi sản nghiệp thành một thành luỹ của Đảng”, kết nạp thêm công nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ, dân tộc thiểu số vào Đảng; làm cho tổ chức Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, thống nhất về ý chí và hành động, thường xuyên giáo dục lý luận cho đảng viên và quần chúng. “Trong các cơ quan chỉ đạo của Đảng bắt buộc để cho các phần tử vô sản chiếm đa số để bảo đảm cho Đảng đi đúng đường lối chính trị vô sản”[15]. Đại hội uỷ quyền cho Ban Chấp hành Trung ương định kế hoạch phát triển đảng viên mới, đào tạo cán bộ mới.

Hai là, thu phục nhân dân lao động. Đại hội chỉ rõ, Đảng mạnh là căn cứ vào ảnh hưởng và thế lực của Đảng trong quần chúng. Nếu Đảng không liên lạc mật thiết với quần chúng, không được quần chúng tán thành và ủng hộ các khẩu hiệu của Đảng thì nghị quyết của Đảng chỉ là lời nói suông. Để thu hút rộng rãi quần chúng, Đảng phải bênh vực, dẫn dắt quần chúng ra đấu tranh đòi những quyền lợi thiết thân của quần chúng, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng, đưa họ vào một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội chỉ rõ, Đảng muốn chỉ huy nổi phong trào, muốn đưa phong trào cách mạng tiến tới trình độ cao, tới toàn quốc vũ trang, bạo động, đánh đổ đế quốc phong kiến, lập chính quyền Xôviết, thì trước hết phải thu phục được đông đảo quần chúng nhân dân. Đây là một nhiêm vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng.

Ba là, chống chiến tranh đế quốc.  Đại hội chỉ rõ, Đảng phải mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh; phải vạch trần mặt nạ hòa bình giả dối của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương. Đại hội đề ra nhiệm vụ chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ Liên bang Xôviết là nhiệm vụ của Đảng và của các đoàn thể cách mạng.

Đại hội thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.

Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương đánh dấu sự khôi phục hệ thống tổ chức Đảng, nhất là khôi phục được cơ quan lãnh đạo Trung ương Đảng và sự hồi phục của phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương. Thành công của Đại hội tiếp thêm cho đảng viên và quần chúng cách mạng niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng trong tương lai, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới.

Tuy vậy, Đại hội lần thứ nhất của Đảng vẫn còn những hạn chế. Đại hội chưa thể hiện được sự nhạy bén của Đảng trước tình hình mới, chưa thấy rõ nguy cơ của chủ nghĩa phátxít, chưa thấy rõ sự chuyển biến của tình hình thế giới và những khả năng mới của phong trào cách mạng trong xứ để từ đó có những điều chỉnh về chủ trương, về nội dung và phương pháp đấu tranh cho phù hợp.

2.3. Lãnh đạo phong trào cách mạng 1936-1939

Từ đầu năm 1936, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp, mau lẹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế có quy mô toàn thế giới 1929-1933 đã làm cho mâu thuẫn giữa hai thế lực trong phe đế quốc chủ nghĩa bị đẩy lên đến đỉnh điểm. Nền dân chủ tư sản chuyển sang nền chuyên chính phátxít và hình thành một liên minh vào năm 1936.

Trước những chuyển biến của tình tình hình thế giới, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tiến hành tháng 7-1935 tại thủ đô Mátxcơva (Liên Xô). Đại hội xác định kẻ thù chính của nhân dân thế giới lúc này là chủ nghĩa phátxít; nhiệm vụ của giai cấp công nhân lúc này là đấu tranh chống phátxít, chống chiến tranh, đòi dân chủ, hoà bình. Quốc tế Cộng sản chủ trương xây dựng sự thống nhất hành động của giai cấp công nhân trong từng nước và trên toàn thế giới, đồng thời phải thiết lập mặt trận nhân dân rộng rãi đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít.

Trước nguy cơ phátxít, phong trào đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới dâng cao. Tháng 5-1935, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội, dẫn đến sự ra đời của chính phủ Mặt trận nhân dân vào tháng 6-1936. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa, như ân xá tù chính trị, lập Uỷ ban điều tra tình hình ở các thuộc địa, thi hành một số cải cách xã hội.

Tại Đông Dương, trước tác động của những sự kiện chính trị tại Pháp,  chính quyền thuộc địa thi hành một số chính sách cải thiện về quyền tự do, dân chủ và dân sinh; thả một số lượng lớn tù chính trị, nới lỏng một số định chế hà khắc; hệ thống tổ chức Đảng và phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương được hồi phục.

Trước những chuyển biến của tình hình, căn cứ vào chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành chuyển hướng chỉ đạo phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương. Những nhà lãnh đạo của Đảng như : Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên,… tích cực hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng. Từ năm 1936 đến năm 1938, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành nhiều cuộc hội nghị để bàn các chủ trương lãnh đạo phong trào: Hội nghị các thành viên trong Ban Chỉ huy ở ngoài và trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936, Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-1937, Hội nghị Trung ương Đảng tháng 8-1937 và tháng 3-1938 đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ và phương thức hoạt động trong thời gian này như sau:

- Đảng quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và thay đổi sách lược. Mục tiêu đấu tranh trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phátxít và chống chiến tranh đế quốc, đòi dân sinh, dân chủ và hoà bình.

- Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này không phải là bọn thực dân Pháp nói chung, mà là bọn phản động thuộc địa Pháp, tay sai của bọn phản động ở "chính quốc"; cũng không phải là giai cấp tư sản và địa chủ nói chung, mà là một bộ phận tư sản mại bản, đại địa chủ - tay sai đắc lực của bọn phản động thuộc địa.

- Hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh thích hợp với quần chúng và hoàn cảnh là: kết hợp hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp với tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm tập hợp và hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, thông qua đó giáo dục và phát triển đội ngũ cách mạng.

- Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) bao gồm các lực lượng cách mạng, các đảng phái… nhằm thống nhất đấu tranh chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi những điều dân chủ đơn sơ. Thành lập Mặt trận được coi là nhiêm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại.

- Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, tăng cường tính thống nhất và tập trung của Đảng, khắc phục những tư tưởng lệnh lạc; giữ vững mối liên hệ giữa bộ phận công khai với bộ phận bí mật, hết sức thu nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ của Đảng.

Từ cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở lại Trung Quốc để chuẩn bị về nước hoạt động. Người theo dõi và có những chỉ đạo sát sao đối với phong trào đấu tranh trong nước, như không nên đề ra những mục tiêu đấu tranh quá cao, phải ra sức tổ chức mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, phải liên hệ với Mặt trận nhân dân Pháp, đấu tranh không khoan nhượng chống bọn tờrốtxkít.

Chủ trương của Đảng và những chỉ đạo của Hồ Chí Minh đã đưa phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ của nhân dân trong xứ dâng cao mạnh mẽ. Đó là phong trào đấu tranh đòi triệu tập Đại hội Đông Dương và các quyền dân sinh, dân chủ; đấu tranh thông qua báo chí công khai; đấu tranh nghị trường diễn ra rất mạnh mẽ. Cuối năm 1937, Đảng chủ trương phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, vận động nhà trí thức tên tuổi, có tinh thần yêu nước Nguyễn Văn Tố đứng ra xin phép lập Hội truyền bá quốc ngữ.

Trong quá trình lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, Đảng đã kịp thời và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái với đường lối, chủ trương của Đảng; uốn nắn một số vấn đề về nhận thức, tư tưởng trong nội bộ Đảng để thống nhất quan điểm đánh giá đối với những vấn đề chiến lược, sách lược của Mặt trận dân chủ, trên cơ sở đó tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ viết cuốn Tự chỉ trích in trong tập sách Dân chúng, xuất bản tháng 7 -1939. Trong tác phẩm này, Nguyễn Văn Cừ khẳng định Đảng Cộng sản Đông Dương có đường lối chính trị đúng đắn, kiên quyết tận tụy bênh vực quyền của dân chúng. Song, Đảng còn trẻ nên không tránh khỏi phạm khuyết điểm. Đảng luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để sửa chữa. Mỗi đảng viên có quyền thảo luận, phê bình khuyết điểm của Đảng, không sợ kẻ thù lợi dụng, không sợ “nối giáo cho giặc”, càng không sợ làm cho Đảng yếu đi. Trái lại, tự phê bình, phê bình  thực hiện công khai, mạnh dạn, thành thật vạch những lầm lỗi của mình và tìm phương hướng sửa chữa, khắc phục, làm cho Đảng được thống nhất và mạnh mẽ.

Song phê bình và tự phê bình phải bảo đảm nguyên tắc, phải nhằm củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng, giáo dục quần chúng, giáo dục đảng viên, đưa phong trào phát triển. Hoàn toàn không chấp nhận tự phê bình và phê bình theo lối "đặt cá nhân mình lên trên Đảng, đem ý kiến riêng đối chọi với Đảng, vin vào một vài khuyết điểm mà mạt sát Đảng, phá hoại ảnh hưởng của Đảng, gieo mối hoài nghi, lộn xộn trong quần chúng, gây mầm bè phái chia rẽ trong hàng ngũ Đảng"[16].

Từ thực tiễn phong trào cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ rút ra những kinh nghiệm quý báu về công tác Mặt trận. Theo đó, muốn lập Mặt trận dân chủ rộng rãi, Đảng cần liên minh với các đảng phái, các lực lượng dân chủ, tiến bộ thuộc tầng lớp trên, song trước hết phải liên minh với quần chúng, chủ yếu với liên minh công nhân - nông dân, lấy liên minh công - nông làm cơ sở. Liên minh với tầng lớp khác, một mặt, cần có những nhân nhượng nhất định với họ, một mặt, phải đấu tranh khắc phục những tiêu cực của họ để tăng cường đoàn kết và đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cách mạng. Đối với các đảng phái cải lương, cần tranh thủ học đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, nhưng Đảng phải giữ vững quyền độc lập về chính trị và tổ chức, nắm quyền lãnh đạo.

Để mở rộng Mặt trận dân chủ, Đảng phải biết vận dụng sách lược mềm dẻo, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân biệt rõ bọn đầu sỏ phản động với những phần tử do dự, lừng chừng; phân biệt rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt với kẻ thù chung, tranh thủ tất cả các lực lượng có thể tranh thủ, dù bấp bênh, tạm thời, khi có điều kiện phải triệt để cô lập kẻ thù trước mắt, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ từ năm 1936 đến năm 1939 có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với sự lãnh đạo của Đảng. Phong trào cơ bản vẫn bao hàm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, theo định hướng chiến lược mà Đảng đã xác định; từ thực tiễn đấu tranh, đội quân chính trị đông đảo được hình thành, tập hợp trong một hình thức Mặt trận mới, bao gồm hàng triệu quần chúng thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau dưới những khẩu hiệu đấu tranh thống nhất; tạo ra thế và lực mới cho phong trào cách mạng tiếp theo; uy tín của Đảng lan rộng và thấm sâu vào các tầng lớp quần chúng nhân dân. Đảng thống nhất về tư tưởng và hành động; hệ thống tổ chức Đảng được tăng cường; đội ngũ đảng viên có bước phát triển về chất lượng và số lượng; để lại những kinh nghiệm quý cho Đảng trong việc lãnh đạo phong trào cách mạng.

Tuy nhiên, qua phong trào cách mạng 1936 - 1939, Đảng cũng có những hạn chế, nhất là bộc lộ lực lượng, nên khi bị thực dân Pháp khủng bố, Đảng bị tổn thất về đội ngũ cán bộ.

III. LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN (TỪ THÁNG 9-1939 ĐẾN THÁNG 8 - 1945)

3.1. Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra và chủ trương của Đảng

Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Chính phủ Pháp thi hành chính sách phản động ở trong nước và ở các thuộc địa. Ở Viễn Đông, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị cuộc chiến tranh trên mặt trận Thái Bình Dương, chiếm đóng các nước Đông Nam châu Á. Tại Đông Dương, chính quyền thuộc địa thi hành chính sách cực kỳ phản động, phátxít hóa bộ máy cai trị, gia tăng sự đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, chĩa mũi nhọn vào chống Đảng Cộng sản. Chúng thực hiện chính sách kinh tế thời chiến, ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người, cướp của để cung cấp cho chiến tranh. Tháng 9-1940, quân đội phát xít Nhật Bản tiến vào Đông Dương,  thực dân Pháp và phátxít Nhật cấu kết với nhau áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương. Nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh "một cổ hai tròng" áp bức.  Nhân dân ta  nổi dậy đấu tranh, ba cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra: Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940); Khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940); Cuộc nổi dậy của binh lính Đô Lương (13-1-1941).

Trước những chuyển biến của tình hình, Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1940 để nhận định tình hình, đề ra những chủ trương lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 28-1-1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5-1941. Các cuộc hội nghị trên đây đã hoạch định chủ trương và nhiệm vụ cách mạng mới với những nội dung chính như sau: 1) Đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu; 2) Đoàn kết rộng rãi lực lượng toàn dân tộc trong Mặt trân dân tộc thống nhất;3) Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước; 4) Đặt công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang làm nhiệm vụ trung tâm của  cách mạng Đông Dương; 5) Coi trọng nhiêm vụ xây dựng Đảng.

Những chủ trương đúng đắn của Trung ương Đảng thể hiện rõ sự trưởng thành vượt bậc của Đảng về tư duy cách mạng, về lãnh đạo chính trị, độc lập, tự chủ trong xác định đường lối, vượt qua những bệnh ấu trĩ, tả khuynh, giáo điều trong những năm trước đó; đặt nền tảng cho thành công của công cuộc vận động, chuẩn bị khởi nghĩa và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945

Sau khi xác định những chủ trương, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Đảng khẩn trương lãnh đạo chuẩn bị lực lượng mọi mặt, trước hết là xây dựng các đoàn thể Việt Minh trên toàn quốc. 

Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh ra đời. Ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đích của Mặt trận với tinh  thần cơ bản là "cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước: 1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; 2. Làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do"[17].

Do Chương trình Việt Minh phù hợp với ý nguyện toàn dân, đáp ứng được khát vọng độc lập, tự do của quần chúng, do sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, phong trào Việt Minh có sức thu hút rất to lớn, nhanh chóng lan tỏa từ Cao Bằng ra các tỉnh miền núi phía bắc, phát triển ở cả nông thôn miền núi lẫn nông thôn đồng bằng sông Hồng, từ Bắc vào Nam, tạo nên đội quân cách mạng đông đảo. Sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tháng 2-1943, các đoàn thể Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh mẽ trong các đô thị. Đảng công bố Đề cương văn hóa Việt Nam. Hội Văn hóa cứu quốc ra đời tập hợp các văn nghệ sĩ yêu nước vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Ngày 30-6-1944, Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập, đứng trong hàng ngũ Mặt trận Việt Minh.

Cùng với việc xây dựng, nhân rộng các đoàn thể cứu quốc ra cả nước, Đảng tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang với những hình thức từ thấp đến cao, từ tự vệ đến tự vệ chiến đấu, tiến lên xây dựng tiểu tổ du kích và đội du kích tập trung. Ngoài đội các Cứu quốc quân được xây dựng từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đến ngày 22-12-1944, đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập (đến tháng 5-1945 thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân). Đồng thời, Đảng tạo lập các chiến khu, căn cứ địa cách mạng, tiêu biểu là căn cứ địa Việt Bắc.

Trên cơ sở xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, Đảng phát động quần chúng đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Phong trào đấu tranh của nông dân với các khẩu hiệu “Chống nhổ lúa trồng đay”, “Chống mua thóc tạ”...cùng với phong trào đấu tranh của công nhân với các cuộc bãi công đòi tăng lương, phản đối chế độ ngược đãi...và phong trào của trí thức, tiểu tư sản, thanh niên, học sinh diễn ra ở các đô thị Hà Nội, Sài Gòn...hướng tới mục tiêu cứu quốc, giải phóng dân tộc, đã tạo nên không khí cách mạng sôi nổi trên cả nước. Ngày 24 và ngày 25-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã tiến công thắng lợi hai đồn địch ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng), gây tiếng vang, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mang trong cả nước, đặt cơ sở khởi đầu cho truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đảng còn đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá - tư tưởng, một mặt, tuyên tuyền đường lối cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, cổ vũ quần chúng gia nhập trận tuyến cách mạng; mặt khác, tố cáo vạch trần những âm mưu và hành động độc ác, nham hiểm của đế quốc, phátxít Nhật- Pháp và tay sai; chống những luận điệu tuyên truyền của các tổ chức chính trị thân Nhật và các khuynh hướng văn hoá nô dịch phản động, đặc biệt là của bọn tờrốtxkít.

Cùng với lãnh đạo phong trào cứu quốc, Đảng coi trọng củng cố sự thống nhất trong Đảng, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong hàng ngũ Đảng, bảo vệ và đấu tranh chống lại mọi âm mưu đánh phá của kẻ thù; tăng cường đội ngũ cán bộ, phát triển đảng viên bảo đảm đủ lực lượng lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi

Cuối năm 1944 đầu năm 1945, tình hình thế giới và tình hình Đông Dương có nhiều biến đổi. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc bước vào giai đoạn kết thúc với những thắng lợi liên tiếp của quân đội Liên Xô và Đồng Minh cùng các lực lượng dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đứng trước tình thế đó, quân phiệt Nhật tiến hành làm đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương vào đêm 9-3-1945.

Đúng đêm 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp mở rộng tại Từ Sơn, Bắc Ninh, phân tích tình hình và quyết định phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Tinh thần Hội nghị được thể hiện trong Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (ban hành ngày 12-3-1945) với những nội dung chính như sau:1) Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phátxít Nhật, thay đổi khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật, Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phátxít Nhật" chống lại chính quyền Nhật và chính phủ thân Nhật; 2) Đông Dương đang ở vào "một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc", tuy nhiên, "những điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi"; 3) "Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa và "sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện"[18].

Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là "phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạo chủ động, táo bạo"[19]; bản Chỉ thị là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh các địa phương cả nước trong cao trào chống Nhật, cứu nước và có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa.

Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, cao trào kháng Nhật, cứu nước bùng lan khắp nơi.

Mở đầu cao trào kháng Nhật, cứu nước là làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lên mạnh mẽ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Phong trào khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi nhất là ở Việt Bắc. Ngay trong buổi chiều ngày 10-3-1945, lực lượng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chia làm nhiều bộ phận toả đi các nơi, kết hợp với lực lượng tự vệ, du kích và nhân dân các địa phương ở Việt Bắc đứng lên khởi nghĩa. Tháng 6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Phong trào khởi nghĩa từng phần làm tan rã một bộ phận chính quyền cơ sở của phát xít Nhật và tay sai ở nông thôn, cùng với sự hình thành các chiến khu, các căn cứ du kích, cô lập thành thị, giành thắng lợi từng bước, tạo đà cho tổng khởi nghĩa.

Cùng với khởi nghĩa từng phần, Đảng phát động phong trào "Phá kho thóc giải thoát nạn đói". Chủ trương của Đảng đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ vào phong trào phá kho thóc, chống đói với nhiều hình thức từ thấp đến cao, phong phú và sáng tạo. Phong trào đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh và khởi nghĩa trong nhân dân, là cuộc đấu tranh rộng lớn và sâu sắc tập dượt quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp đến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.

Trong khi chú trọng đẩy nhanh tập hợp và tập dượt cho lực lượng chính trị, Đảng xúc tiến mạnh hơn những hoạt động vũ trang hỗ trợ, hình thành khu giải phóng, phát triển các chiến khu, tăng cường lực lượng vũ trang chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhiều chiến khu cách mạng ra đời, phong trào luyện tập quân sự, vũ trang tuyên truyền...diễn ra khắp nơi là những nhân tố đẩy chính quyền địch vào thế hoang mang, rệu rã. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, một số lượng lớn cán bộ thoát khỏi nhà tù đế quốc, nhanh chóng trở về tham gia cao trào kháng Nhật, cứu quốc ở các địa phương.

Đến giữa tháng 8 - 1945, phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao, cả nước sục sôi trong không khí cách mạng, sẵn sàng nổi dậy.

Đồng thời với việc tích cực chuẩn bị thực lực với tinh thần chủ động, dựa vào sức mình là chính, Đảng còn chú trọng liên lạc, hợp tác quốc tế với Đồng Minh chống phátxít Nhật. Tháng 3-1945, thông qua việc cứu giúp một phi công Mỹ (bị lực lượng phòng không của Nhật Bản bắn rơi) trở về Bộ Tư lệnh không quân Mỹ đóng tại Côn Minh (Trung Quốc), Hồ Chí Minh đại diện Mặt trận Việt Minh đã tiếp xúc và thiết lập quan hệ với lực lượng Mỹ. Từ tháng 5-1945, một số quân nhân, sĩ quan Mỹ đã lần lượt đến Việt Bắc giúp Mặt trận Việt Minh về điện đài, huấn luyện về chiến thuật quân sự và cách sử dụng một số loại vũ khí; giúp Mặt trận Việt Minh một số vũ khí, thuốc men,…

Sự hoạt động của lực lượng Mỹ tại Việt Nam thể hiện sự sáng suốt của Đảng trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài cho cách mạng Việt Nam, đồng thời, thể hiện tinh thần quốc tế của nhân dân Việt Nam ngay từ đầu đã đứng về phe Đồng minh chống phátxít, góp phần vào thắng lợi chung trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Giữa lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước của nhân dân ta đang phát triển  mạnh mẽ, quần chúng nô nức vũ trang, sẵn sàng nổi dậy thì một sự kiện quan trọng diễn ra: Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh[20] vào ngày 15-8-1945.

Ngay khi nhận được tin Nhật Bản gửi công hàm cho Đồng minh chấp nhận đầu hàng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc. Ngay trong ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. Lúc 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 14 đến ngày 15 - 8 - 1945 nhất trí với quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đề ra phương châm hành động là phải khẩn trương, kịp thời giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh vào, thành lập ngay các uỷ ban nhân dân ở những nơi giành được chính quyền. Ngay sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng kết thúc, Đại hội Quốc dân diễn ra tại Tân Trào (Tuyên Quang) vào ngày 16-8-1945. Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam; đại biểu kiều bào ở nước ngoài; đại biểu các đảng phái; các đoàn thể, dân tộc, tôn giáo đã quy tụ tại Đại hội.

Trước các đại biểu của nhân dân, Đảng nêu chủ trương lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền từ tay phátxít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đại hội đã nhiệt liệt tán thành và ủng hộ chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức là Chính phủ cách mạng lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Trong thời điểm lịch sử vô cùng sôi động đó, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước. Người viết: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!"[21].

Đáp lời kêu gọi của Đảng, của Uỷ ban dân tộc giải phóng, của Hồ Chí Minh, căn cứ vào tinh thần Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khát vọng độc lập tự do cháy bỏng, với quyết tâm to lớn, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam từ Bắc tới Nam đã vùng lên làm cuộc Tổng khởi nghĩa oanh liệt trên toàn quốc.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng trong vòng 15 ngày, trong đó thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định.

Tại Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội, lực lượng chính trị có lực lượng vũ trang làm nòng cốt đã tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền nhanh gọn, không đổ máu vào ngày 19-8-1945. Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội là một đòn chí mạng giáng vào chính quyền thân Nhật Bản ở hầu khắp cả nước, đẩy chúng đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, tan rã; mở ra thời kỳ khởi nghĩa dồn dập trong phạm vi cả nước.

Tại Huế, dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban khởi nghĩa, nhân dân có lực lượng tự vệ làm nòng cốt tiến công chiếm các cơ sở của chính quyền, tuyên bố xóa bỏ chính quyền, lập chính quyền cách mạng vào ngày 23-8-1945.  Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi nhanh chóng và không đổ máu.

Tại Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Kỳ, đông đảo nhân dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận được trang bị vũ khí thô sơ đã ồ ạt chiếm các công sở của chính quyền vào đêm 24 và kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa tại thành phố ngày 25-8-1945 với sự ra mắt của Uỷ ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn đêm 24 rạng ngày 25-8-1945 đã đưa Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 lên tới đỉnh cao.

 Ngày 28-8-1945, hai tỉnh Hà Tiên và Đồng Nai Thượng khởi nghĩa thắng lợi, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước.

Ngày 2-9-1945, tại cuộc míttinh lớn ở vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời; thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân Việt Nam và toàn thế giới. "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phátxít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập"[22].

Tuyên ngôn độc lập khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[23].

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị tư tưởng và ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam, là biểu hiện hùng hồn khí phách, bản lĩnh kiên cường, ý chí bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, góp phần làm phong phú tư tưởng về quyền con người của các dân tộc trên thế giới - quyền được sống trong một đất nước độc lập, tự do.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại đầu tiên sau 15 năm cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời thắng lợi đó có ý nghĩa sâu sắc đối với dân tộc và thời đại. Đảng Cộng sản từ một đảng hoạt động bí mật trở thành một đảng cầm quyền.

Cách mạng Tháng Tám do Đảng lãnh đạo đã đánh dấu một cuộc biến đổi cực kỳ to lớn trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.  Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, một nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Tên Việt Nam đã được khôi phục trên bản đồ chính trị thế giới. Sự cầm quyền của Đảng là kết quả của 15 năm Đảng không ngừng đấu tranh, chịu biết bao xương máu hy sinh lãnh đạo toàn dân tộc giành chính quyền về tay nhân dân, thiết lập chế độ chính trị mới. Dân tộc đã trao cho Đảng quyền lãnh đạo ấy.

Với việc lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã xác lập và nâng cao vị trí quốc tế của dân tộc Việt Nam trong hàng ngũ các dân tộc tiên phong, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội.

Đảng đã trưởng thành vượt bậc qua cao trào giải phóng dân tộc, giành chính quyền. Kết quả thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kết tinh sự đúng đắn đường lối của Đảng, kết quả từ sự hy sinh anh dũng của bao chiến sĩ cộng sản qua các giai đoạn. Đó là sự phấn đấu, hy sinh anh dũng của nhân dân yêu nước tin yêu Đảng, đi theo Đảng để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Cách mạng Tháng Tám góp phần mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới, thúc đẩy và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ trong thời đại ngày nay, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa do toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, có đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại thì hoàn toàn có khả năng thắng lợi.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Phân tích những thành công nổi bật, những hạn chế của Đảng trong  lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn1930-1945.

2. Phân tích những sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930-1945.

3. Phân tích vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn  1930-1945.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, H. 1981, tập I (1920-1954).

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H. 2005, tập 1, tập 6;  H. 1998, tập 2; H. 1999, tập  3, tập 4; H. 2002, t.5; H. 2000, tập 7.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, tập 1, tập 2, tập 3.

3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2004.

4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, Khối kiến thức thứ hai: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 5: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,  Nxb Lý luận chính trị, H. 2014.

5.Viện Lịch sử Đảng: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương trình cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H. 2005.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 2

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG

GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

 

Người biên soạn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà

PGS.TS Trịnh Thị Hồng Hạnh

Số tiết giảng trên lớp: 5 tiết

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

- Về kiến thức: Cung cấp cho học viên quá trình Đảng vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến chống ngoại xâm 1945-1975.

- Về tư tưởng: Khẳng định lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

- Về kỹ năng: Giúp học viên nâng cao hiểu biết về các vấn đề, sự kiện lịch sử Đảng trên cơ sở được trang bị kỹ năng phân tích, nắm bắt vấn đề, rút ra các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)

1.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

* Đường lối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) là đường lối chiến tranh nhân dân (CTND): Là đường lối đoàn kết toàn dân, cả nước một lòng chung sức đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy sức mạnh của cả dân tộc, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và CTND nhằm đánh thắng những thế lực xâm lược lớn mạnh của thực dân, đế quốc xâm lược.

1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

* Cơ sở lý luận

-  Sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về khởi nghĩa và chiến tranh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân (QCND) trong cách mạng bạo lực, về động viên toàn dân, vũ trang rộng rãi quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (QĐND) kiểu mới.

- Đường lối kháng chiến được quán triệt sâu sắc bởi tư tưởng cách mạng bạo lực, các quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, trong đó quan trọng nhất là quan điểm thực tiễn của Đảng trong quá trình chỉ đạo kháng chiến.

- Đường lối kháng chiến của Đảng dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ sức mạnh cũng như sức sáng tạo vô cùng to lớn của quần chúng để huy động không chỉ các lực lượng vũ trang (LLVT) mà toàn dân tham gia, tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện, đánh địch trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…nhằm giành thắng lợi cuối cùng.

* Cơ sở thực tiễn

- Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa và phát triển những truyền thống và di sản quân sự quý báu của dân tộc.

+ Truyền thống "Cả nước chung sức đánh giặc"; "Trăm họ ai cũng là binh"; đoàn kết để giữ nước, sớm biết gắn quyền lợi của Tổ quốc với quyền lợi của cộng đồng làng xã, của gia đình và bản thân để tập trung lực lượng, sức mạnh đánh thắng kẻ thù.

+ Tư tưởng tiến công trở thành tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc bất chấp kẻ thù thường đông mạnh hơn.

+ Có nghệ thuật quân sự độc đáo - nghệ thuật toàn dân đánh giặc; có cách đánh sáng tạo, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh dựa trên thế trận cả nước đánh giặc, toàn dân là lính.

- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được hình thành và phát triển từng bước trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1930 đến 1945

+ Đảng sớm xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến bằng con đường cách mạng bạo lực, khởi nghĩa vũ trang (KNVT).

+ Trong quá trình lãnh đạo cuộc vận động cách mạng, Đảng từng bước xác định những quan điểm cơ bản về KNVT, về xây dựng lực lượng chính trị (LLCT) và LLVT, coi khởi nghĩa là công việc của toàn dân.

Đường lối quân sự của Đảng thời kỳ đấu tranh giành chính quyền 1930-1945 chính là đường lối vận động, tổ chức toàn dân đi từ đấu tranh chính trị (ĐTCT) tiến lên kết hợp ĐTCT với đấu tranh vũ trang (ĐTVT), từ chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến tay sai, giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Đây chính là tiền đề, là cơ sở cơ bản hình thành đường lối CTND của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

1.1.2. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

- Nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế với nhiều nội dung cụ thể. Đó là đường lối kết hợp hữu cơ giữa cách mạng và chiến tranh, là sự vận dụng tổng hợp các quy luật của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và quy luật của chiến tranh cách mạng.

- Đường lối này sớm được xác định và bổ sung hoàn chỉnh ngay trong những tháng năm đầu Đảng chỉ đạo kháng chiến ở miền Nam, xây dựng thực lực, kiến quốc ở miền Bắc, tiến tới phát động toàn quốc kháng chiến. Đường lối này được thể hiện qua một loạt văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, lời kêu gọi, bài báo, bài phát biểu… của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho đến nửa cuối năm 1947. Tiêu biểu như các chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: Kháng chiến kiến quốc (25-11-1945); Tình hình và chủ trương (3-3-1946); Hòa để tiến (9-3-1946); Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng (19-10-1946); Văn kiện Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946); Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến (12-12-1946) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng; Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh. 

* Kháng chiến toàn dân

- Là sự kế thừa, phát triển truyền thống cả nước đánh giặc, trăm họ ai cũng là binh của cha ông; kế thừa kinh nghiệm "khởi nghĩa toàn dân" giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Để có thể huy động được sức mạnh vĩ đại của dân tộc, Đảng phải có chủ trương, biện pháp tổ chức toàn dân kháng chiến, tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, đưa họ vào các tổ chức, đoàn thể kháng chiến. Đồng thời, phải xây dựng LLCT, LLVT lớn mạnh gồm ba thứ quân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; xây dựng hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành cuộc kháng chiến một cách tập trung, thống nhất từ trung ương đến thôn xã.

- Để có thể thực hiện được toàn dân kháng chiến, Đảng cần động viên, tổ chức làm cho mỗi người là một chiến sĩ, mỗi nhà là một ổ đề kháng, mỗi phố là  một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài… khiến kẻ thù đi đến đâu, đóng quân ở đâu cũng đều bị đánh, làm cho cuộc chiến tranh nhân dân của ta có tính cơ động cao nhất, đánh địch mọi lúc, mọi nơi.

- Để động viên toàn dân tham gia kháng chiến, Đảng cần phải bồi dưỡng sức dân trên các nội dung cụ thể: cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí…

- Là cuộc kháng chiến toàn dân nên cần tập hợp được các tầng lớp nhân dân trong khối đoàn kết dân tộc rộng rãi của Mặt trận dân tộc thống nhất với lực lượng nòng cốt là công nhân và nông dân.

- Đường lối thực hiện kháng chiến toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẽ cho phép tiến hành một kiểu chiến tranh không phân biệt đâu là tiền tuyến, đâu là hậu phương, một kiểu chiến tranh cài răng lược, đánh địch bằng mọi lực lượng, phương tiện nhằm khoét sâu mâu thuẫn cơ bản của quân xâm lược là giữa tập trung và phân tán lực lượng, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài để rồi lâm dần vào thế bị động, lúng túng, phải chấp nhận thất bại hoàn toàn.

* Kháng chiến toàn diện

- Nhằm khai thác, huy động mọi tiềm lực của đất nước, khả năng của mỗi người vào cuộc chiến đấu nhằm khắc phục khó khăn, gian khổ, yếu khuyết, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đánh thắng kẻ thù xâm lược.

- Vì kẻ địch đánh ta trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, tâm lý…nên đương nhiên chúng ta cũng phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của tất cả các mặt đấu tranh để đánh bại kẻ thù.

- Đảng xác định, trong chiến tranh, lĩnh vực quân sự là mặt trận chủ yếu, trong đó ĐTVT giữ vai trò quyết định. Trong điều kiện so sánh lực lượng còn thua kém địch thì việc huy động, tiến hành các mặt đấu tranh khác là cần thiết và không thể thiếu nhằm phối hợp, hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh quân sự.

- Thực hiện kháng chiến toàn diện, Đảng chủ trương đưa toàn thể nhân dân tham gia vào các mặt trận đấu tranh, tùy theo khả năng của từng người, tiến hành đánh địch một cách toàn diện.

- Cuộc kháng chiến do toàn dân tiến hành, đánh địch toàn diện. Chính vì đánh địch toàn diện nên có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất của toàn dân. Đây là mối quan hệ biện chứng, tạo nên sức mạnh áp đảo của chiến tranh nhân dân.

*  Kháng chiến lâu dài

- Căn cứ vào so sánh lực lượng ta thua kém địch nên cần có thời gian để xây dựng, chuyển hóa lực lượng từ nhỏ thành lớn, từ yếu thành mạnh. Đây là quy luật phổ biến giành thắng lợi của cha ông ta trong chiến tranh chống xâm lược, luôn phải lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều.

- Đảng dự kiến cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và phản công. Theo thời gian và do nỗ lực chủ quan, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta vừa tác chiến, vừa xây dựng lực lượng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tiến từ đánh du kích lên đánh chính quy, càng đánh càng lớn mạnh, trưởng thành, giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

- Đánh lâu dài để làm thất bại chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh của địch, làm bộc lộ những hạn chế, nhược điểm của chúng, để quân và dân ta có thể khoét sâu vào đó làm cho địch ngày càng bị động, tổn thất và thất bại.

- Đảng chủ trương đánh lâu dài nhưng không phải kéo dài vô tận. yếu tố thời gian được vận dụng một cách biện chứng. Về chiến lược, toàn cục thì cần có thời gian tương đối dài để làm chuyển biến so sánh lực lượng, nhưng trong hoạt động cụ thể ở từng thời điểm, từng chiến dịch, từng trận đánh, từng khu vực chiến trường thì cần tranh thủ thời gian, nắm lấy thời cơ có lợi để thúc đẩy cuộc kháng chiến mau chóng chuyển sang thời kỳ mới có lợi cho ta bằng những bước nhảy vọt để nhanh chóng tiến đến thắng lợi cuối cùng.

*  Kháng chiến dựa vào sức mình là chính

- Kế thừa kinh nghiệm truyền thống chống ngoại xâm và trong khởi nghĩa giành chính quyền "đem sức ta tự giải phóng cho ta", Đảng cho rằng sự nghiệp GPDT phải do nhân dân tự tiến hành, bởi vì có tự lập thì mới có độc lập thật sự, có độc lập, tự chủ mới có sáng tạo.

- Xuất phát từ hoàn cảnh bước vào kháng chiến, chính phủ VNDCCH chưa được nước nào, tổ chức quóc tế nào công nhận, giúp đỡ, phải hoàn toàn tự lực chiến đấu trong vòng vây. Vì thế, Đảng chủ trương khai thác, tận dụng mọi khả năng vạt chất, tinh thần của toàn dân tộc, vừa động viên vừa bồi dưỡng sức dân, vừa kháng chiến vừa kiến quốc để tạo thế, tạo lực; bởi kiến quốc thắng lợi thì kháng chiến chóng thành công.

- Kể cả khi đã được một số nước công nhận, giúp đỡ, Đảng vẫn xác định phải luôn độc lập, tự chủ trong đường lối, chủ trương kháng chiến, trong chỉ đạo, điều hành chiến tranh. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong chỉ đạo hành động. Bởi có dựa vào sức mình là chính mới không bị động, lệ thuộc, mới có thể chủ động, sáng tạo ứng phó với mọi tình huống xảy ra một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Bởi cuộc kháng chiến có tự đứng vững, càng đánh càng mạnh thì càng có điều kiện nhận được và sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) được vạch ra để trả lời câu hỏi: làm như thế nào để đánh thắng kẻ thù mạnh hơn, có vũ khí trang bị hơn hẳn ta? Thế nên, nó có những đặc điểm: kế tục và phát triển đường lối quân sự đã được hình thành về cơ bản trong thời kỳ 1930-1945; vừa mang tính chất giải phóng dân tộc vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc, trong đó chủ yếu là bảo vệ Tổ quốc. Đường lối ấy nhằm thực hiện cho kỳ được mục đích chính trị của cuộc kháng chiến là giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Đây là vấn đề có tính quyết định để động viên, tổ chức toàn dân, toàn quân tham gia kháng chiến, để xác định phương thức tiến hành chiến tranh; định ra nghệ thuật chỉ đạo tác chiến có thể đương đầu và đánh thắng kẻ thù có so sánh lực lượng mạnh hơn, bằng chủ trương lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu đánh mạnh. Đường lối đó đã được hình thành từ rất sớm do hoàn cảnh đặc biệt là thời gian có hòa bình rất ngắn, phải gấp rút chuẩn bị để đối phó với nguy cơ xâm lược, được bổ sung hoàn chỉnh từng bước từ cuối năm 1945, cả năm 1946 và đầu năm 1947.

1.1.3. Quá trình phát triển của đường lối kháng chiến

Đây là đường lối kế tục và phát triển đường lối quân sự chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang trước và trong Cách mạng tháng Tám 1945. Là đường lối tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng chiến tranh cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng trong những điều kiện mới vì độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nội dung phát triển của đường lối kháng chiến thực chất là những nội dung của việc chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:

* Sự phát triển về quan điểm chiến tranh nhân dân.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, quan điểm về chiến tranh nhân dân của Đảng thể hiện rõ ở việc chỉ đạo khởi nghĩa toàn dân, từ việc xác định đường lối xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng căn cứ địa cách mạng đến tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân". Quan điểm về chiến tranh  nhân dân tiếp tục được khẳng định, hoàn thiện trong Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946); trong Nghị quyết về quân sự của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951), xác định rõ "Cuộc kháng chiến của Việt Nam là một cuộc chiến tranh nhân dân". Đảng đã động viên toàn dân, tổ chức toàn dân, phát huy mạnh mẽ trí thông minh sáng tạo của nhân dân để tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù.

Quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh. Đảng ngày càng nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đấu tranh ngoại giao nhằm tạo thế, tạo lực cho chiến tranh nhân dân phát triển, tiến tới đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

*Phát triển trong vấn đề xây dựng lực lượng của chiến tranh nhân dân

Xuất phát từ quan điểm chiến tranh nhân dân, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được lực lượng hết sức rộng rãi, vững chắc để tiến hành chiến tranh. Lực lượng này bao gồm lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó lấy lực lượng chính trị làm cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Lực lượng chính trị của quần chúng là lực lượng của toàn dân tham gia khởi nghĩa, kháng chiến một cách có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lực lượng này tham gia các tổ chức, đoàn thể của Hội Liên Việt - một mặt trận thống nhất của toàn dân.

- Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả. Lực lượng vũ trang nhân dân được tổ chức chặt chẽ và vũ trang với các mức độ khác nhau, hoàn toàn thoát ly sản xuất hoặc không thoát ly sản xuất, tự nguyện chiến đấu cho mục đích chính trị của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Từ các đội tự vệ cứu quốc, tiểu tổ du kích, du kích, đội vũ trang tuyên truyền, cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đến Việt Nam giải phóng quân trước Cách mạng tháng Tám 1945, đến Vệ quốc đoàn, Quân đội quốc gia và Quân đội nhân dân Việt Nam (1950), LLVT chủ lực của cuộc kháng chiến đã có những bước trưởng thành cả về tổ chức và số lượng, cả về vũ khí trang bị, đảm bảo hậu cần, huấn luyện đào tạo và chiến đấu.

- Từ sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), LLVT ba thứ quân từng bước được xây dựng, hoàn chỉnh gồm bộ đội chủ lực (gồm cả các binh chủng) ở cấp Trung ương và Khu; bộ đội địa phương ở cấp tỉnh, huyện và dân quân du kích ở cấp xã, thôn (ba thứ quân ở sáu cấp).

- Mối quan hệ giữa ba thứ quân là quan hệ đoàn kết, hiệp đồng, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ trong suốt quá trình kháng chiến, trong đó, bộ đội chủ lực là lực lượng chủ yếu tiến hành chiến tranh, là lực lượng cơ động tác chiến trên khắp các chiến trường. Đây là sự thể hiện bước phát triển mới trong chỉ đạo cuộc kháng chiến của Đảng.

* Sự phát triển trong chỉ đạo xây dựng căn cứ địa, hậu phương kháng chiến

Xây dựng chỗ đứng chân và tiềm lực của cuộc kháng chiến, xây dựng, củng cố, mở rộng, bảo vệ và phát huy sức mạnh của căn cứ địa - hậu phương được coi là một nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Xây dựng hậu phương, căn cứ địa một cách toàn diện. Do lực lượng tham gia kháng chiến chủ yếu là nông dân nên Đảng chủ trương: phải đứng chân ở nông thôn, đánh địch ở cả nông thôn và thành thị (không phải lấy nông thôn bao vây thành thị), xây dựng và đấu tranh toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng, kinh tế, ngoại giao… trong đó đấu tranh ngoại giao đóng vai trò quyết định.

- Cuộc đấu tranh để xây dựng, củng cố, bảo vệ căn cứ địa, hậu phương gắn bó chặt chẽ với việc duy trì, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trong vùng địch chiếm đóng, nhằm mở rộng hậu phương kháng chiến, tạo thế, tạo lực cho cuộc kháng chiến phát triển.

- Hậu phương căn cứ địa không chỉ là những vùng địa lý cụ thể ở vùng tự do hay trong vùng địch kiểm soát, mà còn là dựa vào lòng dân, dựa vào sức dân để tồn tại và phát triển. Tại những nơi đó, việc xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt chính là quá trình tạo ra sức mạnh. xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt, trong đó coi việc xây dựng chế độ nhà nước kiểu mới là nền tàng để củng cố và tăng cường sức mạnh của hậu phương, căn cứ địa của cuộc kháng chiến.

* Phát triển về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh

Đó là nghệ thuật nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cũng như huy động mọi tiềm lực của đất nước, của chế độ, của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đánh thắng kẻ thù.

- Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh thể hiện ở: xác định phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự (NTQS). Đó là phương thức lấy nhỏ đánh lớn, chiến tranh toàn dân, đánh địch toàn diện; xác định tư tưởng tiến công và giành quyền chủ động. Đây là tư tưởng chỉ đạo nổi bật của phương thức tiến hành chiến tranh; ở nghệ thuật kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, trong đó đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, quyết định và phổ biến nhất để đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, thực hiện mục đích chính trị của cuộc chiến tranh. Trong chỉ đạo đấu tranh vũ trang, nghệ thuật quân sự có vai trò đặc biệt quan trọng, nó hình thành và phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh với đủ ba bộ phận hợp thành là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật nhằm tạo ra sức mạnh quân sự to lớn, đảm bảo ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.

1.2. Đảng lãnh đạo tiến hành kháng chiến

1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử

* Thuận lợi

- Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trở thành một nước độc lập, tự do. Nhân dân trở thành người làm chủ đất nước, tin tưởng, quyết tâm đoàn kết chiến đấu hy sinh để bảo vệ đất nước.

- Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ra công khai, có kinh nghiệm 15 năm lãnh đạo cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có kinh nghiệm cuả hơn 30 năm hoạt động ngoài nước, trong nước.

- Có hệ thống chính quyền nhân dân được xây dựng từ Trung ương tới cơ sở, được toàn dân ủng hộ.

- Có quân đội thường trực và các lực lượng vũ trang khác làm chỗ dựa và là công cụ đắc lực để bảo vệ thành quả cách mạng.

- Có mặt trận đoàn kết toàn dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp, tổ chức, đoàn thể nhân dân, trên nền tảng vững chắc là liên minh công nông.

- Liên Xô đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít, làm tan rã, suy yếu một bộ phận xung kích của chủ nghĩa đế quốc, tạo thuận lợi cho một loạt nước ở Đông Nam Âu đi theo con đường dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, với Liên Xô là trụ cột. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới từng bước hình thành.

- Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước TBCN dâng cao, góp phần chia lửa, hạn chế các âm mưu, hành động của chủ nghĩa đế quốc đối với các nước đang đấu tranh vì độc lập, tự do, trong đó có Việt Nam.

* Khó khăn

- Chính quyền các cấp mới thành lập, hiệu lực quản lý điều hành còn hạn chế. Cán bộ không được đào tạo. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) chưa được quốc tế công nhận, chưa có hiến pháp và cơ quan lập pháp để giám sát hoạt động của chính quyền.

- Tuy đã có quân đội thường trực, nhưng còn nhỏ bé, lực lượng ít, trang bị thiếu thốn, từ cán bộ chỉ huy đến chiến sĩ phần lớn chưa được đào tạo, huấn luyện; kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều.

- Kinh tế tài chính gặp vô vàn khó khăn, mất mùa, lụt lội, hạn hán xảy ra liên tiếp khiến gần hai triệu người chủ yếu là ở miền Bắc chết đói chỉ trong vòng nửa đầu năm 1945 (chiếm gần 10% dân số cả nước). Các ngành sản xuất đình đốn, tài chính gần như trống rỗng, chỉ thu được từ ngân hàng Đông Dương 1,5 triệu đồng, trong đó gần một nửa là tiền rách.

- Đa số người dân thất học, không biết chữ; các tàn dư, tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại rất nặng nề.

- Sự chống phá của các thế lực phản động trong nước, ngoài nước. Thực dân Pháp đẩy mạnh thực hiện âm mưu và kế hoạch xâm lược Việt Nam một lần nữa. Đây là nguy cơ lớn nhất.

- Chưa có một quốc gia, một tổ chức quốc tế nào công nhận và giúp đỡ Chính phủ nước Việt Nam DCCH còn non trẻ, kể cả Liên Xô.

- Các nước tư bản, thực dân lớn như Mỹ, Anh…bật đèn xanh, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam với những toan tính riêng.

1.2.2. Các giai đoạn của cuộc kháng chiến

1.2.2.1. Giai đoạn 1: Kết hợp kháng chiến ở miền Nam với xây dựng và bảo vệ chế độ mới trên cả nước, tiến lên phát động toàn quốc kháng chiến, đánh thắng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp (9-1945 đến 12-1947)

1.2.2.1.1. Đối với giặc ngoài, thù trong

- Trong Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ngày 25-11-1945, Đảng sớm xác định kẻ thù chính của dân tộc ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

- Đảng đã đề ra chủ trương đối phó với từng loại đối tượng, từng kẻ thù trong nước, ngoài nước với phương châm: Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết. Không thỏa hiệp để làm mất độc lập, chủ quyền đất nước, nhưng sẵn sàng hòa hoãn, nhân nhượng về sách lược để giành thời gian xây dựng thực lực mọi mặt để chuẩn bị kháng chiến lâu .

1.2.2.1.2. Đường lối vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa kiến quốc ở miền Bắc, đấu tranh ngoại giao để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính trên tất cả các lĩnh vực

+ Xây dựng thể chế và cơ sở pháp lý cho Nhà nước: Lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, tổ chức bầu quốc hội đầu tiên của nước VNDCCH.

+ Củng cố chính quyền nhân dân từ Trung ương đến cơ sở.

+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất để khắc phục nạn đói.

+ Phát động phong trào Bình dân học vụ để đẩy lùi giặc dốt.

+ Khôi phục kinh tế sản xuất hàng hóa, phát động các phong trào, các cuộc vận động để gây quỹ cho hoạt động của Chính phủ và ủng hộ miền Nam kháng chiến.

+ Kiên quyết tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, kêu gọi cả nước dồn sức người, sức của cho miền Nam. Phong trào Nam tiến.

+ Nhân nhượng về sách lược với quân Trung Hoa dân quốc: Đảng tuyên bố tự giải tán (11-11-1945), Quân đội quốc gia đổi tên thành Vệ quốc đoàn (giữa tháng 9-1945); dành 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử (6-1-1946) cho tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mệnh đồng minh Hội (Việt Cách), tay sai của quân Tưởng; thành lập Chính phủ liên hiệp, để cho Việt Quốc, Việt Cách nắm 4/10 Bộ trong Chính phủ (2-3-1946).

+ Hòa hoãn với Pháp: Ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 tổ chức; Hội nghị trù bị Đà Lạt 4-1946; Phái đoàn Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm thiện chí nước Pháp từ tháng 4, tháng 5-1946. Đàm phán chính thức Việt - Pháp tại Phôngtennơblô từ 6/7 đến 10/9/1946; Ký Tạm ước 14-9-1946…

1.2.2.1.3. Đảng quyết định phát động kháng chiến toàn quốc để giành thế chủ động

 Chủ động về thời gian và thời điểm nổ súng đồng loạt; Chủ động về cách đánh và sự phối hợp giữa các địa phương; Chủ động Tổng di chuyển cơ quan, kho tàng, máy móc, nguyên vật liệu an toàn; Chủ động chuyển cả nước vào chiến tranh một cách nhanh chóng; Chủ động rút khỏi các đô thị để bảo toàn lực lượng cho kháng chiến lâu dài.

1.2.2.1.4. Đảng lãnh đạo đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp

 Đảng triển khai thế trận cuộc chiến tranh nhân dân trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao: Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang, chủ yếu là bộ đội chủ lực; Xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc mà hạt nhân là An toàn khu nằm trên địa bàn ba tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn; Đảng chỉ đạo quân dân Việt Bắc và quân dân cả nước đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc của thực dân Pháp (7-10 đến 19-12-1947). Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: Phải phá cuộc tiến công mùa Đông của giặc Pháp và Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân dân cả nước phối hợp với Việt Bắc đánh giặc (15-10-1947).

 Cuộc phản công Việt Bắc giành thắng lợi, góp phần quyết định đánh bại chủ trương chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, buộc thực dân Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới.

1.2.2.2 Giai đoạn 2: Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển chiến tranh du kích, từng bước tiến lên vận động chiến, làm thất bại một bước âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh và chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"của thực dân Pháp (từ 1-1948 đến 12-1950)

Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn này tập trung vào việc đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển chiến tranh du kích, từng bước tiến lên vận động chiến, làm thất bại một bước âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh và chủ trương “dùng người Việt đánh người Việt, Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, giành thắng lợi cơ bản. Thể hiện trên các nội dung:

Tiến hành kháng chiến toàn diện, xây dựng thực lực kháng chiến theo phương châm dựa vào sức mình là chính vì lúc đó ta vẫn phải tiến hành chiến đấu trong vòng vây: Kinh tế, xây dựng từng bước nền kinh tế kháng chiến (từ 1948, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua ái quốc. Năm 1952, Chính phủ phát động cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Năm 1953, quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ngay ở các vùng tự do. Ngày 19-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban bố Luật cải cách ruộng đất. Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được xây dựng và phát triển); văn hoá, xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục kháng chiến với khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến” (tháng 7-1948, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được triệu tập. Tháng 4-1950, Chính phủ quyết định cải cách giáo dục phổ thông. Sách báo kháng chiến xuất bản ngày càng nhiều, trở thành một trong những vũ khí tư tưởng sắc bén)...

Phát triển chiến tranh du kích bằng phương thức sử dụng các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung luồn vào vùng địch chiếm đóng, gây cơ sở, hỗ trợ chiến tranh du kích; lập làng chiến đấu; chống phá càn quét, phá hội tề, phá chính quyền cơ sở địch.

Từng bước xây dựng hoàn chỉnh lực lượng vũ trang 3 thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc. Đến 8-1949, đã xây dựng được đại đoàn chủ lực đầu tiên.

Từng bước tiến từ du kích chiến lên vận động chiến: chủ động mở 20 chiến dịch nhỏ và đợt hoạt động trên khắp các chiến trường cả nước để bộ đội chủ lực tập đánh vận động vì nếu chỉ đánh du kích thì cuộc kháng chiến sẽ không có sự đột phá.

Phối hợp chiến đấu với Lào, Cămpuchia, Trung Quốc (chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn từ tháng  6 đến tháng 10 năm 1949)

Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao: Chính phủ VNDCCH được Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Nam Âu công nhận, mở ra khả năng hiện thực nhận được sự giúp đỡ về vật chất của quốc tế.

 Mở chiến dịch tiến công ở biên giới Đông Bắc Bắc Bộ trong Thu Đông 1950 giành kết quả  to lớn, tạo ra bước ngoặt cơ bản của cuộc kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến phát triển sang giai đoạn tiến công, phản công giành thắng lợi cuối cùng.

1.2.2.3. Giai đoạn 3: Giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược, phát triển tiến công và phản công, làm phá sản nỗ lực chiến tranh cao nhất của Pháp và Mỹ, chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ trên bán đảo Đông Dương ( từ 1-1951 đến 7-1954)

1.2.2.3.1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951) tiếp tục khẳng định và phát triển hoàn thiện đường lối kháng chiến phù hợp với tình hình mới, với so sánh lực lượng địch – ta sau Thu Đông 1950. Đảng ra công khai lãnh đạo kháng chiến, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

1.2.2.3.2. Đảng chỉ đạo mở các chiến dịch tiến công quân Pháp ở chiến trường chính Bắc bộ và các chiến trường khác trong cả nước

Âm mưu và hành động của địch thực hiện Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi.

Bộ đội ta mở 3 chiến dịch Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh nửa đầu 1951 đánh vào Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Mở chiến dịch tiến công Hòa Bình Đông Xuân 1951-1952, đánh bại cuộc hành quân chiếm đóng Hòa Bình của địch, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ

 Mở chiến dịch tiến công Tây Bắc tháng 10-1952, giải phóng gần như toàn bộ vùng Tây Bắc (trừ Thị xã Lai Châu và Nà Sản). Vùng tự do của ta bao gồm hầu hết vùng rừng núi Bắc Bộ.

 Phối hợp với cách mạng Lào mở chiến dịch Thượng Lào 4-1953, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ và Bắc Đông Dương.

1.2.2.3.3. Đảng chỉ đạo kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ

 Kế hoạch mới của thực dân Pháp mang tên Nava nhằm bình định vùng chiếm đóng, tiến tới giành một thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh bằng đàm phán trên thế mạnh

 Đảng chỉ đạo xây dựng, triển khai kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, đánh bại một bước Kế hoạch Nava.

 Đảng chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến.

 Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao, ký Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

1.3. Đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

* Ưu điểm

- Đảng đã sớm đề ra và từng bước hoàn chỉnh được đường lối kháng chiến kiến quốc đúng đắn, sáng tạo, không rập khuân, giáo điều, phù hợp với nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, con người, truyền thống lịch sử Việt Nam. Đã khơi dậy và phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, khai thác và động viên được sự ủng hộ của quốc tế để đánh thắng kẻ thù. Đường lối đó có tính thực tiễn rất cao, có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

- Khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập, tự do, giải phóng dân tộc; kiên trì kháng chiến, không nao núng trước sức mạnh của kẻ thù.

- Kết hợp chặt chẽ giữa kháng chiến và kiến quốc, giữa đấu tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ với xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân.

- Sáng tạo một phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng- chiến tranh toàn dân với khoa học, nghệ thuật quân sự độc đáo, tổ chức được toàn dân kháng chiến, cả nước đánh giặc, làm giảm hiệu lực hoặc vô hiệu hóa sức mạnh và sở trường của đối phương.

- Xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân kiểu mới đầu tiên của dân tộc ta, với mô hình tổ chức ba thứ quân sáng tạo, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, phù hợp với điều kiện Việt Nam và đầy hiệu quả.

- Sự chỉ đạo chiến lược, sâu sát, sắc sảo, nhạy bén và linh hoạt, chú trọng đúc kết và phổ biến kinh nghiệm nghiêm túc, kịp thời, tạo hiệu quả tốt

* Hạn chế

Vẫn còn một số sai lầm, khuyết điểm: Sự chỉ đạo chiến lược trong một số trường hợp có biểu hiện tư tưởng chủ quan, nôn nóng: Tổng động viên, huy động sự đóng góp của nhân dân có lúc, có nơi vượt quá sức dân; chưa giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa huy động, động viên với bồi dưỡng sức dân nên có phần làm giảm sút, gây ảnh hưởng không lợi tới tinh thần hăng hái, phấn khởi của nhân dân; trong một số lĩnh vực và mặt công tác, khi học tập và vận dụng kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc có biểu hiện rập khuôn, máy móc, phạm khuyết điểm mang tính chất giáo điều; trong quan hệ liên minh chiến đấu với hai nước Lào, Campuchia có lúc, có nơi chưa nắm vững đường lối, chính sách của bạn nên đã có trường hợp áp dụng máy móc kinh nghiệm Việt Nam trên đất bạn. Có lúc còn bị động với bối cảnh quốc tế, chưa kiên quyết đấu tranh cho lợi ích chung của cả ba nước

* Một số kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo kháng chiến của Đảng

 Đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng.

 Lấy nhỏ đánh lớn, phát huy sức mạnh của phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân.

 Động viên, tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

 Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng căn cứ địa hậu phương.

 Đoàn kết liên minh với nhân dân Lào, cămpuchia, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế.

Xây dựng Đảng ngang tầm sứ mạng lãnh đạo kháng chiến.

II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975)

2.1. Đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

2.1.1. Cơ sở hình thành đường lối

- Kế thừa, phát triển đường lối chiến tranh nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

- Căn cứ vào bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, so sánh lực lượng; âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, khả năng của ta.

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.

2.1.2. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đã được Đảng đề ra và từng bước bổ sung, hoàn thiện trong từng giai đoạn cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa II) họp từ ngày 15 đến 18-7-1954, Đảng chủ động nhận diện kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương là đế quốc Mỹ.

Nghị quyết Bộ Chính trị (9-1954) xác định nhiệm vụ của toàn Đảng là củng cố miền Bắc, đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở miền Nam.

Tháng 1-1956 và tháng 6-1956, Bộ Chính trị họp và chuẩn bị văn kiện: Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956 đã khẳng định một hướng mới: cách mạng miền Nam cần kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ.

Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) tháng 12-1957, xác định đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước.

Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương (khoá II), tháng 11-1958, con đường cách mạng trong cả nước đã được hình thành một cách tổng quát.

Qua nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền Nam và bản “Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ khởi thảo (8-1956), tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) họp tại Hà Nội bàn về đường lối cách mạng miền Nam. Hội nghị họp kỳ thứ hai vào tháng 5-1959, thảo luận về chủ trương, đường lối cách mạng miền Nam.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) năm 1959 xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Nghị quyết Hội nghị đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của miền Nam: giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến; Phương pháp cách mạng: dùng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến; Chú trọng tăng cường công tác Mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân và công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có vị trí và ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết đã phản ánh và đáp ứng đúng nhu cầu của lịch sử, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng trong những thời điểm khó khăn của cuộc kháng chiến.

 Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960) đã bổ sung và phát triển những quan điểm và chủ trương của Nghị quyết 15. Khẳng định cần đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng ở hai miền và vị trí, nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền. Mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (với vai trò là tiền tuyến lớn) với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (với vai trò là hậu phương lớn). Cách mạng XHCN ở miền Bắc là có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nghị quyết của Đại hội thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng không chỉ khơi dậy sức mạnh tổng hợp của cả nước trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến mà còn là nền tảng, sự định hướng cho bước phát triển tiếp theo của cả dân tộc. Đường lối kháng chiến tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 Sức mạnh tiến công của cao trào Đồng khởi năm 1960 đã đập tan từng mảng lớn chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn, đã làm phá sản một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ dựng lên tại miền Nam Việt Nam, đưa cách mạng miền Nam vượt thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn, tổn thất, phát triển lên chiến tranh cách mạng.

2.2. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

2.2.1. Bối cảnh lịch sử

2.2.1.1. Thuận lợi

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt tay xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn, vững chắc cho cách mạng miền Nam.

- Đảng có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo kháng chiến, có lãnh tụ tối cao Hồ Chí Minh dẫn dắt, với đường lối đúng đắn, độc lập tự chủ, sáng tạo.

- Nhân dân và quân đội được rèn luyện và trưởng thành trong những năm kháng chiến, sẵn sàng và quyết tâm tiếp tục chiến đấu chống xâm lược, hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước.

- Thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh, vững chắc hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

- Thế tiến công mạnh mẽ của ba dòng thác cách mạng.

- Cuộc kháng chiến tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc.

2.2.1.2. Khó khăn

- Đất nước mới kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, lại phải đương đầu với kẻ thù lớn mạnh nhất là đế quốc Mỹ và tay sai, có nhiều âm mưu và hành động xảo quyệt, tàn ác.

- Đất nước tạm thời chia làm hai miền, so sánh lực lượng của cách mạng ở miền Nam không có lợi cho ta. Miền Bắc gặp nhiều khó khăn về khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, khả năng chi viện miền Nam hạn chế.

- Đảng phải lãnh đạo, triển khai cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền. Đây là điểm mới nên không tránh khỏi khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu.

- Tình hình quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh lạnh. Sự đối địch giữa hai phe XHCN và Tư bản chủ nghĩa gây bất lợi cho ta.

- Sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong nội bộ phe XHCN giữa Liên Xô và Trung Quốc. Khuynh hướng thỏa hiệp với Mỹ xuất hiện…ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc kháng chiến.

2.2.2. Năm giai đoạn của cuộc kháng chiến

2.2.2.1. Giai đoạn từ 7-1954 đến hết 1960

2.2.2.1.1. Âm mưu, hành động của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm

- Chia cắt hai miền Nam-Bắc; biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới của Mỹ, tạo thành con đê ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á.

- Tiêu diệt cách mạng miền Nam, lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của CNXH ở Đông Nam Á, đẩy lùi CNXH ở khu vực này, thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đánh phá phong trào giải phóng dân tộc.

2.2.2.1.2. Đường lối kháng chiến của Đảng

- Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 6 (khóa II), tháng 7-1954, xác định Mỹ là kẻ thù chính, trực tiếp của cách mạng Việt Nam.

- Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 13 (khóa II), tháng 12-1957, xác định: đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, cách mạng XHCN ở miền Bắc nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Hai nhiệm vụ này kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm một mục tiêu chung.

- Xác định vai trò của mỗi miền: Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam; Cách mạng XHCN ở miền Bắc có tác dụng quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

2.2.2.1.3. Đảng chỉ đạo kháng chiến

- Ổn định củng cố miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước; Tổ chức chi viện cho cách mạng miền Nam bằng cả đường bộ, đường biển.

- Trong bốn năm từ 1954 đến 1958, Đảng chủ trương lãnh đạo đấu tranh chính trị đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, củng cố hòa bình, thực hiện các quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

- Lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống sự khủng bố, đàn áp của chính quyền Diệm, chống chính sách tố cộng, diệt cộng của Mỹ-Ngụy, bảo vệ và xây dựng lực lượng cách mạng, căn cứ địa, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất… tìm con đường thích hợp để đấu tranh, hạn chế tổn thất, đưa cách mạng tiến lên.

- Tháng 6-1956, Bộ Chính trị xác định: đấu tranh chính trị không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức vũ trang tự vệ trong hoàn cảnh nhất định, khi thấy rằng hình thức đấu tranh chính trị tỏ ra không đủ mạnh để tạo chuyển biến.

- Tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam.

- Tháng 1-1959, BCHTƯ Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng; mối quan hệ chiến lược giữa cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Hội nghị khẳng định: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang…

- Đảng lãnh đạo phong trào Đồng khởi trên toàn miền Nam từ 1-1960 đến cuối 1960, đưa cách mạng miền Nam từ thoái trào và thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công.

2.2.2.2. Đảng lãnh đạo kháng chiến giai đoạn 1961 đến giữa 1965

2.2.2.2.1. Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt

Sử dụng chính quyền và quân đội Sài Gòn tiến hành đánh phá phong trào cách mạng bằng vũ khí, tiền của và sự chỉ huy của cố vấn Mỹ thay cho hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai, độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm

Nội dung cơ bản của chiến lược là càn quét, dồn dân lập ấp chiến lược, tách nhân dân với lực lượng cách mạng để đàn áp, tiêu diệt phong trào cách mạng.

2.2.2.2.2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III ((2-1960) đề ra đường lối chung cho cách mạng cả nước và nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng mỗi miền

- Đối với miền Bắc: Đảng chủ trương đẩy mạnh xây dựng CNXH, triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tăng cường củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang.

- Đối với miền Nam: Đảng chủ trương từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành chiến tranh cách mạng. Tiếp tục khẳng định đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị song song, đều có vai trò quyết định cơ bản, nhưng đấu tranh vũ trang ngày càng có vai trò quyết định trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự địch.

2.2.2.2.3. Đảng chỉ đạo kháng chiến

- Đẩy nhanh việc xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ và các khối cơ động, mở rộng căn cứ địa, xây dựng hậu phương tại chỗ, phát triển chiến tranh du kích trên khắp 3 vùng chiến lược.

- Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ương cùng Ban Thống nhất Trung ương giúp Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo công tác quân sự; tăng cường cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục, các Khu ủy về quân sự; tổ chức kiện toàn Bộ chỉ huy Miền và các Quân khu; tổ chức phân chia lại chiến trường, mở rộng hành lang vận chuyển Bắc – Nam cả đường bộ, đường biển; củng cố tổ chức Đảng ở cả 2 miền.

- Chỉ đạo sáng tạo hình thức tiến công “hai chân, ba mũi, ba vùng”, kết hợp cả đấu tranh chính trị, binh vận, quân sự; phá ấp chiến lược “một tấc không đi, một ly không rời”. Đánh càn thắng lợi ở Ấp Bắc (Mỹ Tho, 1-1963), thực hiện thắng lợi một số chiến dịch nhỏ ở Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài, tạo bước tiến mới của tác chiến tập trung đánh tiêu diệt…đẩy chính quyền và quân đội Sài Gòn vào tình thế sụp đổ, chiến tranh đặc biệt đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn.

- Bước đầu chỉ đạo đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ đối với miền Bắc. Chuyển nhanh miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Tiếp tục chi viện miền Nam về người và của với quy mô lớn hơn.

 Đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh, đưa quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, tăng cường đánh phá miền Bắc. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.

* Đánh giá: đã kịp thời chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng; kịp thời nâng vị trí đấu tranh vũ trang lên theo yêu cầu của chiến tranh nhưng vẫn thực hiện đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự song song, đánh địch bằng hai chân, ba mũi trên ba vùng chiến lược.

+ Tập trung chỉ đạo xây dựng và bảo vệ miền Bắc trở thành hậu phương lớn; kịp thời chuyển miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, tiếp tục chi viện cho miền Nam.

+ Chỉ đạo đánh bại các biện pháp chiến lược lớn của chiến tranh đặc biệt, tập trung vào phá ấp chiến lược, chống càn quét.

+ Do có đường lối đúng nên trong chỉ đạo chiến lược giai đoạn này có những thành công: dự kiến đúng sự phát triển của tình hình, chuẩn bị tốt lực lượng mọi mặt, chuyển hướng đấu tranh và chuyển trạng thái chiến tranh nhanh, có biện pháp chiến lược phù hợp, vận dụng phương châm chiến lược tổng hợp, sáng tạo nên luôn giữ được thế chủ động, giành được thắng lợi ngày càng to lớn

2.2.2.3. Đảng chỉ đạo kháng chiến giai đoạn từ giữa 1965 đến hết 1968

2.2.3.1. Đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ

- Mục tiêu chủ yếu là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25-30 tháng bằng các cuộc phản công giành lại quyền chủ động của quân chiến đấu Mỹ. Quân Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu để “tìm diệt” chủ lực ta, quân đội Sài Gòn là lực lượng chiếm đóng để bình định.

- Biện pháp chủ yếu là tìm và diệt, sau đó là tìm diệt và bình định ở miền Nam; dùng không quân và hải quân ồ ạt đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, cô lập cách mạng miền Nam.

2.2.2.3.2. Chủ trương của Đảng

- Đảng nhận định: Tuy Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ nhưng tính chất cơ bản chiến tranh của Mỹ vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới, nên có những điểm yếu về chính trị. Quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam, tính chất ác liệt của chiến tranh tăng lên nhiều, gây cho ta những khó khăn lớn, nhưng so sánh lực lượng căn bản không thay đổi, vì chúng vào trong thế thua, thế bị động. Vì thế ta vẫn giữ vững và phát huy chiến lược tiến công; tiếp tục tiến công và phản công, kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự nhưng đấu tranh quân sự ngày càng có tác dụng quyết định trực tiếp.

- Đẩy mạnh hơn nữa mặt trận đối ngoại, đấu tranh ngoại giao, xây dựng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

- Động viên và tổ chức cả nước đánh Mỹ, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Chuẩn bị thế và lực đánh đòn quyết định giành thắng lợi đầu năm 1968.

2.2.2.3.3. Đảng chỉ đạo kháng chiến

- Đảng thắng quân Mỹ ngay từ trận đầu: Núi Thành (26-5-1965); Vạn Tường (18-8-1965); Plây Me (11-1965). Đẩy mạnh chiến tranh du kích; xây dựng các vành đai diệt Mỹ.

- Chỉ đạo đánh thắng 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, khiến quân Mỹ từ chủ định tìm và diệt, phải chuyển về quét và giữ. Ta vẫn giữ được thế chủ động chiến trường, tạo ra thời cơ mới vào cuối 1967, đầu 1968 để chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân.

- Miền Bắc bước đầu đánh thắng chiến tranh phá hoại, đảm bảo giao thông thông suốt, chi viện cho chiến trường ngày càng nhiều và hiệu quả.

- Mở mặt trận ngoại giao tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, phân hóa kẻ thù.

- Chỉ đạo mở Tổng tấn công nổi dậy Xuân 1968, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến, khởi đầu quá trình đi xuống về chiến lược của Mỹ. Mỹ phải chấp nhận đàm phán và hạn chế đi đến chấm dứt ném bom miền Bắc.

Chiến lược chiến tranh cục bộ cơ bản bị thất bại.

* Đánh giá:

+ Đảng đã sớm dự kiến và dự kiến đúng xu hướng phát triển của chiến tranh.

+ Đã có sự đánh giá đúng so sánh lực lượng địch - ta, kịp thời xác định quyết tâm đánh thắng Mỹ trong trận đầu thời kỳ đầu, kết hợp tiến công với phản công.

+ Đã chọn đúng hướng tiến công, sáng tạo cách đánh mới, giành thắng lợi, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến.

thắng lợi.

+ Trong chỉ đạo còn mắc sai lầm, khuyêt điểm.

2.2.2.4. Đảng chỉ đạo kháng chiến giai đoạn từ 1-1969 đến 1-1973

2.2.2.4.1. Đế quốc Mỹ triển khai chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Rút dần quân Mỹ về nước, chuyển giao vai trò chủ yếu cho quân đội Sài Gòn, đồng thời mở rộng chiến tranh sang Cămpuchia.

- Thực hiện sách lược ngoại giao chia rẽ Liên Xô, Trung Quốc với Việt Nam.

- Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc, ném bom phong tỏa các cảng sông, biển nhằm chặt đứt sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược đường không tháng 12 năm 1972.

2.2.2.4.2. Chủ trương của Đảng

- Đảng nhận định chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ra đời trong thế thua, thế bị động. Việc Mỹ rút quân mở ra cơ hội lớn cho cuộc kháng chiến: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

- Chủ trương kết hợp ba đòn tiến công chiến lược: đòn tiêu diệt của chủ lực, đòn tiến công và nổi dậy ở nông thôn, đòn đấu tranh chính trị ở thành thị để xoay chuyển tình thế có lợi cho ta.

- Chủ trương mở tiến công quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao; Phối hợp chiến trường 3 nước Đông Dương.

2.2.2.4.3. Đảng chỉ đạo kháng chiến

- Chuyển hướng hoạt động từ thành thị về nông thôn, lấy nông thôn làm hướng chính, tập trung phá chương trình bình định nông thôn của địch.

- Mở cuộc tiến công chiến lược 1972 ở Trị Thiên, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ, đỉnh cao là 12 ngày đêm cuối năm 1972.

- Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao kết hợp với quân sự, đi đến ký kết Hiệp định Pari 1-1973, buộc Mỹ phải rút hết quân, mở ra khả năng giành thắng lợi quyết định.

* Đánh giá: + Đảng đã sớm dự kiến âm mưu, hành động của địch mở rộng chiến tranh sang Cămpuchia, Lào để chủ động đối phó, phối hợp phản công giành thắng lợi.

+ Kiên trì phối hợp giữa tiến công quân sự, đàm phán để làm cho so sánh lực lượng có sự thay đổi cơ bản, có lợi cho ta giành thắng lợi.

+ Trong chỉ đạo còn mắc sai lầm, khuyết điểm.

2.2.2.5. Đảng chỉ đạo kháng chiến giai đoạn từ 1-1973 tới 4-1975

2.2..2.5.1. Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, sử dụng chính quyền, quân đội Sài Gòn làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới; tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế cho Việt Nam Cộng hòa.

2.2.5.2. Chủ trương của Đảng

- Nhận định chiến tranh sẽ vẫn tiếp diễn. Phê phán những khuyết điểm từ sau Hiệp định Pari. Khẳng định: tiếp tục dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ kẻ thù trực tiếp là chính quyền, quân đội Sài Gòn.

- Cần kết hợp đấu tranh 3 mặt chính trị - quân sự - Ngoại giao. Kiên quyết tiến công giữ vững thế chủ động trong điều kiện quốc tế không thuận lợi.

- Miền Bắc khôi phục, phát triển kinh tế, chi viện mạnh cho miền Nam.

2.2.5.3. Đảng chỉ đạo kháng chiến

- Chỉ đạo kế hoạch 2 năm giải phóng miền Nam, có cả kế hoạch cơ bản và kế hoạch thời cơ (từ 8-1973 xây dựng kế hoạch), tăng cường chi viện cho miền Nam, xây dựng các quân đoàn chủ lực, tạo thế, tạo lực.

- Chỉ đạo mở cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 mở đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên. Mở chiến dịch giải phóng Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng.

- Khi thời cơ đến, kiên quyết, chủ động chỉ đạo giải phóng hoàn toàn miền Nam trong thời gian ngắn nhất. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn và sau đó giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Nghệ thuật chỉ đạo kết thúc chiến tranh đúng đắn, sáng tạo, quyết đoán.

* Đánh giá + Đã kiên định con đường dùng bạo lực cách mạng để giành thắng lội cuối cùng.

+ Đã chỉ đạo kiên quyết tạo thế, tạo lực để mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, giành thắng lợi cuối cùng trong điều kiện quốc tế không thuận lợi.

2.3. Đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

2.3.1. Ưu điểm

- Đảng luôn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, kiên định lập trường cách mạng và quyết tâm đánh Mỹ vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Đảng đã đánh giá đúng kẻ thù với quan điểm cách mạng và khoa học nên đã đánh thắng.

- Đảng có đường lối, phương pháp cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, không ngừng được bổ sung, hoàn chỉnh.

- Đảng có sự đoàn kết, thống nhất cao: thống nhất về nhận thức, về ý chí, hành động; đoàn kết trong Đảng, toàn dân, Bắc-Nam, đoàn kết quân dân.

- Trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng có nhiều quyết định xuất sắc về chiến lược.

2.3.2. Hạn chế

- Có sai lầm nghiêm trọng về chỉ đạo chiến lược trong một số bước chuyển lớn của cách mạng và chiến tranh, đề ra phương pháp, phương hướng không phù hợp.

- Chủ quan trong đánh giá tình hình, đặt ra yêu cầu quá cao so với khả năng thực tế.

- Đánh giá không đúng bản chất phản động của tập đoàn Pôn Pốt, mất cảnh giác.

2.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra

- Kiên định quyết tâm quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

- Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ.

-  Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.

- Tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc.

-  Căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc.

-  Đoàn kết liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Cămpuchia.

-  Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.

-  Bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là sức mạnh, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng chí hãy phân tích, chứng minh luận điểm trên?

2. Sự phát triển, sáng tạo của Đảng trong quá trình hoạch định và bổ sung, phát triển đường lối cách mạng Việt Nam (1945-1975)?

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, H, 1994.

2. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, H, 1994.

3. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị - Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H, 1996.

4. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 – Từ tập I đến tập IX, Nxb CTQG, H. (từ 1998 đến 2011).

5. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị - Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H, 1996.

6. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị - Chiến tranh cách mạng Việt nam 1945-1975 – Thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H, 2000.

7. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam – Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975). NXB QĐND, H, 1999.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng toàn tập (các tập thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ từ 1945 đến 1975), Nxb CTQG, H.

9. Hồ Chí Minh toàn tập (các tập thời kỳ 1945-1969). Nxb CTQG, H.

10. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương – Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1920-1954), Nxb Sự thật, H, 1981.

11. Viện Lịch sử Đảng – Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương trình cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H, 2005.

12. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2004.

13. Lê Duẩn. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H, 1970.

14. Lê Duẩn. Đảng Cộng sản Việt Nam, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, H, 1975.

15. Trường Chinh. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1, ST, H, 1975.

16. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng, Viện Khoa học quân sự, BQP xuất bản, H, 1970.

17. Nguyễn Đình Ước. Góp phần tìm hiểu Đường lối quân sự của Đảng, Nxb CTQG, H, 2003.

18. Lê Mậu Hãn. Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2010.

19. Đảng Cộng sản Việt nam. 80 năm xây dựng và phát triển. Nxb CTQG, H, 2010.

20. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt nam - Tập 12 - Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ, Nxb CTQG, H, 2011.

 

 

 

 

BÀI 3

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNGXÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1986

 

 Người biên soạn: TS Phạm Đức Kiên

TS Trần Thị Nhẫn

Số tiết giảng trên lớp: 05

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

 * Về kiến thức

- Giúp học viên hiểu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975).

- Nắm vững những thành tựu tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến trước Đổi mới (1986).

 - Góp phần nâng cao trình độ lý luận, phương pháp tư duy khoa học và năng lực lãnh đạo, quản lý của học viên.

* Về tư tưởng

Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Về kỹ năng

 Rèn luyện cho học viên phong cách tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn, phát huy tính năng động, sáng tạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý.      

Vận dụng những tri thức tiếp nhận từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975)

1.1. Đặc điểm của miền Bắc khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1975)

1.1.1. Miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nền kinh tế kém phát triển, bị chiến tranh tàn phá

Đặc điểm lớn nhất và cũng chính là khó khăn lớn đối với miền Bắc đó là miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu.

Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp kéo dài đã để lại những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế miền Bắc. Sau ngày hoà bình lập lại, kinh tế miền Bắc  manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp kém, năng suất lao động và sản lượng thấp. Trong thời gian thiết lập chế độ cai trị đối với miền Bắc, thực dân Pháp ít chú ý đầu tư phát triển công nghiệp nặng, do đó cơ sở vật chất - kỹ thuật của miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có một số nhà máy như: Nhà máy Điện Yên Phụ (Hà Nội), Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà máy Dệt- Sợi Nam Định, khu khai thác than ở Quảng Ninh... Hơn nữa, trước khi rút khỏi miền Bắc, thực dân Pháp đã phá hủy nhiều nhà máy, một phần máy móc bị vận chuyển đi hoặc bị tháo dỡ.

 Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật của miền Bắc vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về năng lực và kinh nghiệm điều hành, quản lý kinh tế. Mặt khác, miền Bắc bị thiên tai liên tiếp. Cuối năm 1954, nhiều nơi bị mất mùa, nạn đói xảy ra và kéo dài suốt sáu tháng đầu năm 1955, làm cho tình hình kinh tế của miền Bắc và đời sống của nhân dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm.

Báo cáo trước Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà về tình hình miền Bắc sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Chiến tranh xâm lược của bọn thực dân đã làm cho nền kinh tế của ta kiệt quệ. 1/7 ruộng đất bị bỏ hoang, 1/3 ruộng đất không có nước tưới để cày cấy, các công trình thủy lợi đều bị phá hủy. 1/4 số trâu bò bị giặc bắn giết. Hàng chục vạn nóc nhà, hàng trăm thị trấn lớn nhỏ bị đốt trụi. Số nhà máy đã ít ỏi lại bị giặc tàn phá, máy móc bị tháo dỡ mang đi, sản xuất bị bế tắc. Đường sá, cầu cống, xe c phần lớn bị phá hoại. Ở thành phố, hàng chục vạn công nhân thất nghiệp. Nạn đói đe dọa khắp nơi. Tóm lại là một cảnh tượng hoang tàn, xơ xác”[24].

Trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Đảng phải giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn rất khó khăn do miền Bắc có điểm xuất phát thấp, của nền sản xuất nhỏ yếu kém, trình độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thấp, lại trải qua chiến tranh lâu dài và chưa phát triển qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, việc lựa chọn hình thức, bước đi, phương pháp như thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi điều đó chưa có tiền lệ đối với Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng phải tập trung giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, do đó toàn bộ sức lực, trí tuệ của Đảng và dân tộc phải tập trung cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do đó, sự tập trung trí lực để giải quyết những vấn đề lý luận - thực tiễn xây dựng miền Bắc theo những quy luật của chủ nghĩa xã hội còn bị hạn chế. Trong thời kỳ này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp 25 hội nghị, trong đó 16 hội nghị bàn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chỉ có 9 hội nghị bàn riêng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trong đó hầu hết các hội nghị cũng chỉ bàn về xây dựng miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh. Đó là những khó khăn đối với Đảng trong hoạch định đường lối và chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

1.1.2. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau

 Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết. Theo các văn bản của Hiệp định, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào tháng 7-1956.

Tuy nhiên, trên thực tế, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã từng bước xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, vi phạm nghiêm trọng các điều khoản được quy định trong Hiệp định nhằm thực hiện mưu đồ và hành động quyết liệt biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Trước tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam tiến hành lãnh đạo nhân dân ở hai miền thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết, thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam; cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975.

Như vậy, miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh nên bị chi phối bởi hai quy luật: quy luật xây dựng kinh tế trong thời bình và quy luật chiến tranh. Trong đó, quy luật chiến tranh chi phối sâu sắc đến quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Miền Bắc vừa phải làm nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, dốc toàn lực chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, vừa thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với cách mạng Lào và Campuchia; đồng thời, có những thời điểm miền Bắc phải trực tiếp chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập của miền Bắc.

 1.1.3. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện quốc tế có những thuận lợi đan xen với nhiều khó khăn, thách thức

Sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với sự giúp đỡ, hợp tác của hệ thống ấy là nguồn sức mạnh to lớn đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam thời kỳ này. Năm 1955, Liên Xô hoàn thành Kế hoạch 5 năm lần thứ năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã hoàn thành công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy mô lớn. Trung Quốc tiến hành thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội (1953 - 1957). Tháng 5-1955, tổ chức Hiệp ước Vácsava được thành lập, qua đó khẳng định sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 11-1957, Hội nghị quốc tế của 64 đảng cộng sản và công nhân họp ở Mátxcơva (Liên Xô) ra tuyên bố hòa bình. Các đảng cộng sản đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đó là những kinh nghiệm có giá trị cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Những nhân tố tích cực trên đây tạo điều kiện thuận lợi đối với miền Bắc trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc Việt Nam nhận được sự giúp đỡ hiệu quả, quý báu của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là sự giúp đỡ về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật, viện trợ về vật tư, thiết bị máy móc, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, khôi phục các nhà máy bị thực dân Pháp phá hủy, giúp đỡ về vốn, đưa chuyên gia trên các lĩnh vực sang giúp Việt Nam...

Tuy nhiên, trong thời kỳ này, tình hình thế giới có một số khó khăn và phức tạp mới tác động đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Ngoài việc Việt Nam đã trở thành nơi đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế quốc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, vào những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã xuất hiện những bất đồng về chính trị và những sai lầm về tư tưởng. Đặc biệt, sự bất đồng về quan điểm chính trị, về vị thế và ảnh hưởng quốc tế giữa Trung Quốc và Liên Xô gây ra sự chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hơn nữa, bản thân các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm mô hình, giải pháp, cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội cho phù hợp, vì vậy nhiều vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chưa sáng tỏ.

Tình hình đó đặt ra cho Đảng Lao động Việt Nam một yêu cầu cấp bách là phải xây dựng được một đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng cả nước tiến lên phù hợp với thực tiễn của đất nước, giải quyết những yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam, đồng thời phù hợp với những mục tiêu và xu thế chung của cách mạng thế giới.        

1.2. Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975)

1.2.1. Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ và khôi phục kinh tế (1954-1957)

Trong những năm đầu sau ngày miền Bắc được giải phóng, Đảng tập trung lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ: Hoàn thành việc tiếp quản vùng địch tạm chiếm trước đây và đấu tranh thực hiện hiệp định Giơnevơ, thực hiện cải cách ruộng đất; đồng thời, tiến hành khôi phục nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Hoàn thành tiếp quản vùng địch tạm chiếm

Ngay từ những ngày đầu khi miền Bắc được giải phóng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành chống địch phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hoá trong các thành phố, thị xã trước khi địch phải rút quân. Do đó.chính quyền cách mạng thực hiện việc tiếp quản vùng địch tạm chiếm nhanh gọn và đỡ tổn thất.

Để thực hiện âm mưu làm rối loạn xã hội, rút đi một lực lượng lao động trên miền Bắc và tạo cho các lực lượng thân Pháp có thêm chỗ dựa về chính trị - xã hội, thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã sử dụng mọi thủ đoạn lừa phỉnh, dụ dỗ, cưỡng ép những người đã tham gia vào chính quyền và quân đội thân Pháp, đồng bào theo đạo Thiên chúa, một số trí thức, tư sản, công nhân kỹ thuật di cư vào Nam. Chúng đã cung cấp tiền của, phương tiện cho bọn phản động gây rối trật tự trị an ở Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), gây bạo loạn ở Ba Làng (Thanh Hoá), Quỳnh Lưu (Nghệ An). Đây là cuộc đấu tranh chính trị sâu sắc nhưng nhiều cấp uỷ chưa thấy hết được tính chất phức tạp và cấp bách của nó, do đó không có những chủ trương biện pháp đối phó kịp thời, thậm chí có nơi đã không dám trấn áp bọn phản động cầm đầu, sợ vi phạm Hiệp định Giơnevơ... Đảng đã phê phán những sai lầm đó và thành lập các ban chỉ đạo chống cưỡng ép di cư, nhiều chính sách cụ thể được ban hành kịp thời như: chính sách đối với tôn giáo, chính sách đối với công chức, trí thức, giáo viên trước đây làm việc cho Pháp; chính sách đối với những công thương gia, chính sách đối với nguỵ quân; đồng thời, Đảng đã huy động hàng vạn cán bộ, bộ đội giúp đỡ các địa phương vận động quần chúng đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư, do đó đã thu được những kết quả tốt đẹp.

Tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng đã lãnh đạo thực hiện giảm tô, giảm tức, thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất ở những nơi trước đây chưa có điều kiện thực hiện do nằm trong vùng địch tạm chiếm.

Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 9-1954 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II (5-1955) chỉ rõ: “Để củng cố miền Bắc, trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc”[25], chia ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ.

Để bảo đảm thực hiện thắng lợi cải cách ruộng đất, Trung ương Đảng chủ trương: “Dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, đánh đổ giai cấp địa chủ, tiêu diệt chế độ phong kiến từng bước và có phân biệt”[26]. Bên cạnh đó, “cần chú trọng phân biệt đối xử với các hạng địa chủ, triệt để phân hóa giai cấp địa chủ và chiếu cố địa chủ kháng chiến một cách đúng mức làm sao cho càng ít kẻ địch càng tốt”[27].

Thực hiện chủ trương của Đảng, cải cách ruộng đất được tiến hành khẩn trương. Đến tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành ở đồng bằng, trung du và một số xã miền núi. Cuộc vận động cải cách ruộng đất đạt được một số kết quả: thực hiện 8 đợt giảm tô, 5 đợt cải cách ruộng đất, chia 334.000 ha ruộng đất cho 2 triệu hộ nông dân[28]. Giai cấp địa chủ và tàn dư của xã hội phong kiến đã bị xóa bỏ. Năng lực sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng thông qua việc xác lập kinh tế hộ nông dân, đưa người nông dân trở thành chủ thể trong quá trình sản xuất, góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, Đảng đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng phổ biến và kéo dài trong chỉ đạo thực hiện. Do chủ quan giáo điều, không xuất phát đầy đủ từ thực tiễn, Đảng đã không thấy rõ được những thay đổi quan trọng về quan hệ giai cấp, xã hội ở nông thôn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, nhất là những thay đổi trong kháng chiến. Do đó, trong chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất, đã cường điệu hoá đấu tranh giai cấp ở nông thôn, dẫn đến mở rộng quá mức đối tượng đấu tranh. Sử dụng hình thức phương pháp không phù hợp với đối tượng là địa chủ ở nông thôn Việt Nam.

Trong chỉnh đốn tổ chức, đã nhận định sai về tình hình tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, cho rằng về cơ bản đã bị địch lũng đoạn, từ đó dẫn đến xử lý oan những cán bộ, đảng viên tốt, sai lầm này gây ra một số tổn thất đối với Đảng và quan hệ giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân.

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương, khoá II (9-1956), Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, công khai tự phê bình trước nhân dân và tiến hành sửa sai một cách kiên quyết, khẩn trương, thận trọng và có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ, vì vậy đã từng bước khắc phục được những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Thái độ chân thành tự phê bình của Đảng đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, uy tín của Đảng dần được khôi phục. Do đó, Đảng đã nhanh chóng ổn định tình hình chính trị – xã hội, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân và khôi phục, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong cán bộ, đảng viên.

Tiến hành khôi phục kinh tế

Ngay sau ngày hòa bình được lập lại, Bộ Chính trị chỉ rõ: "Chúng ta sẽ đứng trước một nhiệm vụ to lớn trong công tác kinh tế là hàn gắn vết thương của chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và làm từng bước, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và thôn quê"[29].

Trong khôi phục kinh tế, Đảng đặt trọng tâm là sản xuất nông nghiệp. Trong khôi phục sản xuất nông nghiệp thì lĩnh vực trồng trọt được chú trọng trước hết. Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm cho nông dân có ruộng đất, những diện tích khai hoang, phục hóa, tăng vụ được giảm và miễn thuế, được tự do thuê mướn nhân công, trâu bò; khuyến khích phát triển ngành, nghề phụ.

Việc khôi phục kinh tế nông nghiệp được kết hợp với cải cách ruộng đất, vận động tổ đổi công, giúp nhau sản xuất. Đảng và Nhà nước hết sức chăm lo xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp. Trong ba năm (1954-1957), sáu hệ thống thủy nông lớn được sửa chữa, hàng chục công trình thủy lợi hạng vừa được xây dựng, số cán bộ kỹ thuật nông nghiệp được đào tạo ở bậc đại học và trung học chuyên nghiệp được tăng cường. Do đó, tình hình nông thôn có chuyển biến lớn. Năm 1957, các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đều vượt mức năm 1939 (năm có sản lượng cao nhất dưới thời Pháp thuộc). Sản xuất nông nghiệp được khôi phục và phát triển, nạn đói bị đẩy lùi, bình quân lương thực 390 kg/người. Kết quả này góp phần ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

Việc khôi phục công, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh. Chính sách khôi phục công, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là: nhà nước bảo hộ cho các xí nghiệp công và tư thương được sản xuất kinh doanh phục vụ dân sinh, bảo hộ sự giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, làm sống động thị trường, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành thương nghiệp toàn quốc. Đối với công, thương nghiệp tư nhân, nếu có lợi cho quốc kế dân sinh thì khuyến khích phục hồi và phát triển, nếu không có lợi thì hạn chế một cách thích đáng bằng các sắc lệnh chứ không thủ tiêu công, thương nghiệp tư nhân một cách vội vàng. Chính phủ còn khuyến khích tiểu thủ công nghiệp để phát triển sản xuất hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Đối với công nghiệp quốc doanh, tập trung sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ và vừa nhằm khôi phục dân sinh, khôi phục giao thông vận tải và bưu điện phục vụ cho giao lưu kinh tế.

Nhờ phương hướng chỉ đạo đúng đắn đó, thủ công nghiệp nhanh chóng được khôi phục và phát triển. Đến cuối năm 1957, có 150.000 cơ sở sản xuất với 430.000 lao động, nhiều ngành nghề mới được phát triển; thủ công nghiệp chiếm khoảng 63,7% tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Tỷ trọng hàng tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp tăng từ 8,4% năm 1955 lên 48,5% năm 1956 và đạt 68,6% năm 1957.

Bên cạnh đó, Đảng coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện cho thành phần này từng bước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Năm 1955, miền Bắc mới chỉ có 19 xí nghiệp với 17.290 công nhân, nhưng chỉ sau hơn ba năm khôi phục và xây dựng đã có 78 xí nghiệp với 46.430 công nhân; giá trị tổng sản lượng công nghiệp chiếm 10% tổng giá trị sản lượng công, nông nghiệp và bằng mức năm 1939.

Về giao thông vận tải, chỉ sau một thời gian ngắn, bốn tuyến đường sắt nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh đã nhanh chóng được khôi phục. Ngày 28-2-1955, tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) được khánh thành. Ngày 1-1-1956, xe lửa đã chạy đến Lào Cai. Các tuyến đường bộ, đường thủy, đường không chủ yếu của miền Bắc đều được khôi phục.

1.2.2. Đảng lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1958-1960)

Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp

Tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II đề ra kế hoạch 3 năm (1958-1960) với nội dung cơ bản: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng và hết sức chú trọng tăng thêm các tư liệu sản xuất. Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhất là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng”[30].

Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II (4-1959) thông qua hai nghị quyết: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp và Nghị quyết về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội. 

 Tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp

Chủ trương của Đảng là đưa nông dân từ làm ăn cá thể đi dần từ tổ đổi công lên hợp tác xã bậc thấp, rồi hợp tác xã bậc cao. Hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa và tổ chức phân công lại lao động xã hội để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể. Nguyên tắc: tự nguyện, quản lý dân chủ (có sự giúp đỡ của Nhà nước) và cùng có lợi.

Hội nghị xác định hình thức và bước đi của hợp tác hóa là hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy, hợp tác hóa phải đi đôi với thủy lợi hóa và tổ chức phân công lại lao động xã hội để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo nông dân hưởng ứng đi vào làm ăn tập thể. Đến cuối năm 1958, miền Bắc xây dựng được 4.723 hợp tác xã. Chỉ trong 2 năm (1959-1960), về hình thức, công cuộc hợp tác hóa đã hoàn thành về cơ bản. Năm 1960, đã thành lập 41.400 hợp tác xã, thu hút 85,83% tổng số hộ nông dân với 80% diện tích (trong đó, 14,5% số hộ nông dân gia nhập hợp tác xã bậc cao).

 Tiến hành cải tạo công nghiệp, thương nghiệp tư bản tư doanh

Đảng chủ trương “cải tạo hòa bình” đối với giai cấp tư sản. “ Về kinh tế, tiếp tục dùng chính sách sử dụng, hạn chế và cải tạo, chủ yếu là cải tạo: đưa công, thương nghiệp tư bản tư doanh đã được cải tạo bước đầu bằng hình thức vừa và thấp của chủ nghĩa tư bản nhà nước lên hình thức cao của tư bản nhà nước và vào con đường hợp tác hóa, nhằm biến đổi về căn bản công thương nghiệp tư bản tư doanh. Thực hiện việc chuộc lại trả dần tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản dân tộc, biến chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành chế độ sở hữu vừa tư bản chủ nghĩa, vừa xã hội chủ nghĩa, tiến lên hoàn toàn xã hội chủ nghĩa. Về chính trị, đối với giai cấp tư sản dân tộc, tiếp tục dùng chính sách vừa đoàn kết vừa đấu tranh, đấu tranh để đi đến đoàn kết hơn nữa trên cơ sở mới. Đi đôi với cải tạo xí nghiệp tư bản, cần giáo dục, cải tạo con người tư sản và sắp xếp công việc cho họ, làm cho họ có cơ hội lao động để cải tạo và phục vụ nhân dân”[31].

Sau quá trình tiến hành cải tạo, đến năm 1960, 100% hộ tư sản công nghiệp, 97,2% hộ tư sản thương nghiệp đã được cải tạo.

Đối với thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ, chủ trương của Đảng là đưa thợ thủ công vào hợp tác xã thủ công nghiệp; đưa những người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã mua bán và chuyển dần sang sản xuất. Kết quả là, đến cuối năm 1960, có 87,9% thợ thủ công (260.000 người) vào hợp tác xã thủ công nghiệp; 45% hộ buôn bán nhỏ (100.000 người) vào các hợp tác xã mua bán và 50.000 người chuyển sang sản xuất nông nghiệp.

Cùng với kết quả cải tạo xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng phát triển và đã có vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân.

Sản xuất nông nghiệp trong 3 năm (1958-1960), mặc dù năm 1960 có thiên tai lớn, vẫn tăng trung bình mỗi năm 5,6%. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người từ năm 1955 đến năm 1960 tăng gấp đôi, sức mua của xã hội tăng 70%.

Về văn hóa, giáo dục và y tế

Trong 3 năm (1958-1960) văn hoá, giáo dục miền Bắc đạt được những kết quả tích cực: năm học 1960-1961, có 1.900.000 học sinh phổ thông, 13.000 sinh viên đại học, 30.700 học sinh trung học chuyên nghiệp. Năm 1960, cứ 100 người dân có 18 người đi học (năm 1939, tỷ lệ này là 3/100 người). Toàn miền Bắc, có 2.965 nhà văn hóa, 211 trạm truyền thanh, xuất bản 27,5 triệu cuốn sách, 61 triệu tờ báo và tạp chí. Về y tế, đã có 203 bệnh viện và bệnh xá, số giường bệnh tăng hơn hai lần.

Sau 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960), nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá đã được khôi phục, những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành. Thành quả đó đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, chính trị - xã hội của miền Bắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước. Vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước dân chủ nhân dân ngày càng được củng cố và tăng cường.

Bình quân hàng năm, nông nghiệp tăng 11,2%, công nghiệp tăng gấp 2 lần so với năm 1957 (từ 1958 – 1960, giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân 22,6%/năm). Năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp công nghiệp do Trung ương quản lý. Kinh tế, văn hoá tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Kinh tế quốc doanh có bước phát triển đáng kể và bước đầu phát huy vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hợp tác xã trở thành phổ biến, cùng với kinh tế quốc doanh hợp thành nền tảng của nền kinh tế miền Bắc. Biên chế nhà nước năm 1960 tăng 2 lần so với năm 1955. Quy mô xây dựng cơ bản được mở rộng. Thành tựu lớn nhất của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa là đã xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột, các giai cấp bóc lột đã bị thủ tiêu.

Tuy nhiên, trong quá trình cải tạo, Đảng đã mắc phải sai lầm chủ quan, duy ý chí, nóng vội, muốn nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa mà không tôn trọng quy luật khách quan, chưa tính đến đầy đủ, chính xác tình hình, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và tình hình miền Bắc. Trong cải tạo các thành phần kinh tế, đã đồng nhất tập thể hóa với hợp tác hóa, quá sớm để hoàn thành việc xác lập sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, với nhận thức chỉ có hai hình thức sở hữu đó mới là của chế độ xã hội chủ nghĩa trong khi miền Bắc mới bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, trong tiến hành cải tạo nông nghiệp, đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện, chưa tính đến tính tất yếu và yêu cầu thực sự của quá trình phát triển nông nghiệp; trong cải tạo công thương nghiệp, chưa quan tâm đúng mức đến nguyên tắc cùng có lợi, chưa tìm ra cơ chế và giải pháp quản lý phù hợp, do vậy hiệu quả kinh tế thấp.

1.2.3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước.

Sau khi phân tích tình hình đất nước từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại hội nêu lên ba đặc điểm của miền Bắc khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai chiến lược cách mạng này có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển để thực hiện mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam là độc lập, hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc: “Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông nam Á và thế giới”[32].

Cùng với xác định đường lối chung, Đại hội còn đề ra đường lối xây dựng kinh tế của miền Bắc, trong đó chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Đại hội thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), với nhiệm vụ: “… thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta trở thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”[33].

Sau Đại hội III của Đảng, miền Bắc bước vào  một thời kỳ mới – thời kỳ lấy xây dựng CNXH là trọng tâm. Ban Chấp  hành Trung ương Đảng tổ chức các hội nghị chuyên đề cụ thể hóa đường lối phát triển kinh tế trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Đầu tháng 1-1961, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định những nhiệm vụ của Kế hoạch Nhà nước năm 1961, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng nhất là củng cố và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá III (7-1961) đánh giá những tiến bộ trong nông nghiệp, từ đó xác định nhiệm vụ và phương hướng chung phát triển nông nghiệp trong Kế hoạch 5 năm là phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa do Đại hội III của Đảng đề ra đã được cụ thể hóa trong Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (6-1962). Hội nghị bàn về nhiệm vụ và phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp trong thời kỳ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất…

Để khắc phục những yếu kém, tiêu cực mới nảy sinh trong quá trình xây dựng CNXH và để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng XHCN, trong năm 1963, Bộ Chính trị đề ra các cuộc vận động lớn: Cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp; cuộc vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (gọi tắt là cuộc vận động ba xây, ba chống); và cuộc vận động xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi.

Trong quá trình thực hiện cuộc vận động, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã được củng cố thêm một bước, quy mô của nhiều hợp tác xã được mở rộng và chuyển lên bậc cao, công tác quản lý hợp tác xã về các mặt sản xuất, lao động và tài vụ được cải tiến, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được mở rộng, công tác lãnh đạo và chỉ đạo nông nghiệp của các cấp ủy đảng có nhiều tiến bộ.

Tháng 12-1964, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành Hội nghị lần thứ mười để bàn về vấn đề thương nghiệp và giá cả.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng Đảng cũng được quan tâm. Ngày 25-2-1961, Bộ Chính trị ra Nghị quyết Về cuộc vận động chỉnh huấn mùa Xuân năm 1961. Đây là cuộc chỉnh huấn trong Đảng để nhận thức thống nhất đường lối và những quan điểm của Đảng, chống những biểu hiện của "chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, tác phong quan liêu mệnh lệnh, thái độ bảo thủ rụt rè"[34].

Cùng với những chủ trương của Đảng, Nhà nước đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong các ngành, các giới, các địa phương, đơn vị.

Trong nông nghiệp, có phong trào thi đua theo gương của Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình), trong công nghiệp có phong trào thi đua với Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), trong tiểu thủ công nghiệp có phong trào thi đua với Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hóa), trong ngành giáo dục có phong trào thi đua học tập Trường cấp II Bắc Lý (Hà Nam), trong quân đội có phong trào thi đua "Ba nhất". Đặc biệt, phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt" theo Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt tháng 3-1964 khi đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ở miền Nam đã làm tăng thêm không khí phấn khởi, hăng hái vươn lên hoàn thành Kế hoạch năm năm lần thứ nhất.

Từ sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, do đó kế hoạch 5 năm mới thực hiện được 4 năm đã phải chuyển hướng, nhưng những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã căn bản hoàn thành. Nhân dân miền Bắc đã thực hiện được một bước đáng kể kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Tốc độ phát triển công nghiệp giai đoạn 1961-1965 đạt 13,6% bình quân mỗi năm. Đến năm 1965, miền Bắc đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh cùng hàng chục nghìn cơ sở thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm 90% hàng tiêu dùng thông thường cho nhân dân. Đến năm 1965, miền Bắc có 650.000 lao động công nghiệp và thủ công nghiệp, trong đó có 2.615 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.600 cán bộ có trình độ trung cấp. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 4,1%, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển văn hoá, xã hội và giáo dục. Hầu hết các xã vùng đồng bằng trung du và nhiều xã ở miền núi có trường cấp I, cấp II, huyện có trường phổ thông cấp III. Năm 1965 so với năm 1960 số trường học phổ thông các cấp tăng từ 7.066 lên 10.294, số học sinh phổ thông tăng từ 1.899.600 lên 2.934.900. Trong đó học sinh cấp III tăng nhanh nhất, từ 26.000 lên 78.600 em. Ngành đại học và trung học chuyên nghiệp cũng phát triển mạnh. Năm 1960, có 9 trường đại học với 8.100 sinh viên, đến năm 1965, đã có 18 trường đại học và cao đẳng với 34.000 sinh viên. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp cũng phát triển mạnh với hơn 60.000 học sinh. Toàn miền Bắc có hơn 4,5 triệu người đi học trên tổng số 16 triệu dân. Sức khoẻ của nhân dân được chú ý bảo vệ, mạng lưới y tế được xây dựng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn.

Đánh giá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong 10 năm (1954-1964), tại Hội nghị chính trị đặc biệt (3-1964). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Tháng 12-1965, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: “Trải qua hơn 10 năm thực hiện cách mạng xã hội chủ  nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”[35].

1.2.4. Miền Bắc chuyển hướng phát triển kinh tế, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh (1965-1975)

Trước sự thất bại của đế quốc Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng không quân và hải quân. Cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra đối với miền Bắc diễn ra rất ác liệt từ ngày 7-2-1965, nhằm phá hoại thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh phá hậu phương miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa III (3-1965) ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt, xác định: miền Bắc phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa III (12-1965) xác định vai trò, vị trí của cách mạng mỗi miền. Miền Bắc đóng vai trò hậu phương lớn, giữ vị trí quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước. Cách mạng miền Nam đóng vai trò tiền tuyến lớn, giữ vị trí trực tiếp quyết định đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thực hiện chủ trương mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tổ chức nên nhiều phong trào thi đua sôi nổi. Toàn miền Bắc dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước, vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Mọi hoạt động ở miền Bắc nhanh chóng chuyển hướng. Các cơ quan, nhà máy, trường học và một bộ phận dân cư khẩn trương phân tán, sơ tán khỏi những vùng trọng điểm đánh phá của địch. Các phong trào thi đua dấy lên mạnh mẽ như: phong trào quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của các lực lượng vũ trang với khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù mà bắn” của liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, phong trào “ba sẵn sàng” của thanh niên, phong trào “ba đảm đang” của phụ nữ, phong trào thi đua của công nhân, nông dân và trí thức…

Đồng thời với quá trình chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế, ngay từ đầu và trong suốt quá trình chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc đã đánh trả quyết liệt lực lượng không quân và hải quân Mỹ. Từ ngày 7-2-1965 đến ngày 31-10-1968, miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay, bắn chìm và cháy 143 chiếc tàu chiến, tàu biệt kích của đế quốc Mỹ, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái. Bảo đảm giao thông, vận tải thông suốt liên tục trở thành một công tác trọng tâm của kháng chiến.

Dưới bom đạn ác liệt, chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế đã được thực hiện khẩn trương và có hiệu quả. Mặc dù đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc tới nấc thang cao nhất, nhưng miền Bắc vẫn vững mạnh. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển về thâm canh, tăng năng suất cây trồng, cũng như về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các hợp tác xã nông nghiệp.

Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, tháng 3-1968, đế quốc Mỹ tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc. Tháng 5-1968, Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Pari. Từ ngày 1-11-1968, đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt ném bom, chấm dứt bắn phá bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.

Giữa lúc nhân dân hai miền Nam-Bắc đang giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước “biến đau thương thành hành động cách mạng”, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân miền Bắc đã sôi nổi tham gia vào các hoạt động nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế miền Bắc đã dần chuyển từ trạng thái thời chiến sang hoạt động bình thường nhằm giải quyết hàng loạt các vấn đề bức xúc: vấn đề quản lý kinh tế, vấn đề tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng chi viện cho cách mạng miền Nam. Việc bồi dưỡng và nêu gương “người tốt, việc tốt” theo Chỉ thị số 168 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (ngày 13-1-1969) được coi là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng và các lực lượng nòng cốt của cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới. 

Chính trong bối cảnh miền Bắc đang dần thoát ra khỏi không khí chiến tranh để bước vào một giai đoạn mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã viết tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”. Tác phẩm đã tổng kết 40 năm lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng và tổng kết bước đầu về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, để giải quyết những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, Đảng xác định miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng đang thực hiện bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ với nhiệm vụ cơ bản là tích lũy vốn cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và cải thiện đời sống nhân dân. Đây là sự  ghi nhận về những tìm tòi trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH của Đảng.

Cũng trong năm 1970, Trung ương Đảng phát động ba cuộc vận động lớn, đó là: cuộc vận động lao động sản xuất, vận động phát huy dân chủ và vận động nâng cao chất lượng đảng viên.

Tháng 1-1971, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành Hội nghị lần thứ 19, khoá III. Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh việc đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ kinh tế cụ thể trong 3 năm (1971-1973).

Để cứu vãn nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam, từ ngày 6-4-1972, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại trở lại miền Bắc, hòng làm giảm ý chí và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, quân và dân miền Bắc đã kiên cường chiến đấu, đánh bại mọi hành động chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ (từ ngày 18-12 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đã chiến đấu kiên cường, lập nên chiến công vang dội, giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề. Ngày 15-1-1973, Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động ném bom bắn phá và thả mìn phong tỏa miền Bắc Việt Nam.

Ngày 27-1-1973, đại diện Chính phủ Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải cùng đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ký chính thức bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Sau Hiệp định Pari, hòa bình được lập lại, nhân dân miền Bắc nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và dồn sức chi viện cho cách mạng miền Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ ngày 19-6 đến ngày 6-7-1973 và từ  ngày 1-10 đến ngày 4-10-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá III tiến hành họp Hội nghị lần thứ 21. Về cách mạng ở miền Bắc, Hội nghị chỉ rõ: miền Bắc một mặt phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi hiện có, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân, đồng thời phải tiếp tục làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam và tích cực đấu tranh để Hiệp định Pari về Việt Nam được thi hành nghiêm chỉnh.

Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá III được tiến hành từ ngày 20-12-1973 đến ngày 7-1-1974. Hội nghị đã thảo luận và quyết định những vấn đề về nhiệm vụ, phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong hai năm 1974-1975.

Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vì vậy, tháng 12-1974, Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa III họp và ra Nghị quyết Về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng để hoàn thành sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, trong hơn hai năm (từ đầu năm 1973 đến đầu năm 1975), miền Bắc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc khôi phục nền kinh tế bị tàn phá do chiến tranh, làm tròn nghĩa vụ cao cả của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

Về cơ bản, trong 10 năm (1965-1975), kinh tế và xã hội miền Bắc vẫn phát triển theo đường lối chung đã được xác định trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Dưới sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần vượt khó của nhân dân miền Bắc, nền kinh tế miền Bắc đã đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của nhân dân, đảm bảo thực hiện đúng vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường. Trong điều kiện chiến tranh, công cuộc tập thể hoá vẫn được duy trì, quy mô hợp tác xã cũng được mở rộng. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như than, điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng… Tuy vậy, những nhược điểm của hợp tác xã ngày càng tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nông nghiệp ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, do chiến tranh phá hoại của địch, nên sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

1.3. Thành tựu của Đảng trong 21 năm lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975)

1.3.1. Thành tựu

Đánh giá thành tựu của miền Bắc trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12-1976 khẳng định: “Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử là đã xóa bỏ được các giai cấp bóc lột và chế độ người bóc lột người, đã xây dựng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Giai cấp công nhân lớn lên cả về số lượng và chất lượng. Nông dân đã trở thành giai cấp nông dân tập thể. Đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển” [36].

Đảng đã lãnh đạo nhân dân xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật hết sức quan trọng của chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhiều khu công nghiệp và nhiều công trình lớn của đất nước.

Sự nghiệp giáo dục, văn hóa và y tế phát triển. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân tăng gấp nhiều lần so với khi mới giải phóng. Mạng lưới y tế được mở rộng từ Trung ương đến cơ sở. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật phát triển trên nhiều mặt, góp phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.

 Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của miền Bắc được giữ vững. Miền Bắc đã tạo dựng được một xã hội lành mạnh, có trật tự, kỷ cương, bình đẳng và có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bước đầu thể hiện được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, đồng thời hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia.

Đánh giá về những thành tựu của miền Bắc trong quá trình xây dựng CNXH (1954-1975), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) khẳng định: Những thành tựu và biến đổi ấy còn thấp so với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Song, trong hoàn cảnh miền Bắc phải đương đầu với hàng triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ, vừa không ngừng cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam đánh giặc cứu nước, đồng thời gánh vác nghĩa vụ quốc tế, thì những thành tựu đạt được là những kỳ tích. Thử thách cực kỳ nghiêm trọng của chiến tranh đã làm ngời sáng tính ưu việt và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội. Và không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa… Miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc căn cứ địa cách mạng của cả nước.

1.3.2. Hạn chế

Tuy nhiên, nhìn lại hơn 20 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết cả trong nhận thức và tổ chức chỉ đạo thực hiện của Đảng, đó là:

Mô hình chủ nghĩa xã hội theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp với cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ đã thực sự góp phần tạo ra sức mạnh để miền Bắc thực hiện xuất sắc hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Tuy nhiên, mô hình đó đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt trong chiến tranh ác liệt những khuyết tật của mô hình và cơ chế đó chưa bộc lộ hết và cũng chưa được sửa chữa kịp thời.

Trong lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng nhận thức còn giản đơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chưa nắm bắt đúng các quy luật vận động đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ còn mang nặng tính tự cấp tự túc. Vì vậy, “những nguyên tắc cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhất là những vấn đề có tính quy luật của quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa nói chung chưa được nhận thức một cách sâu sắc… cần nhấn mạnh một khuyết điểm nặng trong quản lý kinh tế là lối quản lý quan liêu, hành chính, xem nhẹ hiệu quả, năng suất và chất lượng…bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kém hiệu lực”[37].

Những khuyết điểm đó còn bắt nguồn từ phương pháp tư duy chủ quan, nóng vội, duy ý chí của Đảng và trong quá trình lãnh đạo tổ chức xây dựng CNXH còn giáo điều, dập khuôn máy móc kinh nghiệm của nước ngoài, không tính đến hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN CẢ NƯỚC (1975 - 1986)

2.1. Hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam sau năm 1975

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ngày 29-9-1975 đã ra Nghị quyết Về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị nhận định: “Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là thắng lợi trọn vẹn và vững chắc của sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, mở ra giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội”[38].

Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản. Trước tiên, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất là điều kiện quan trọng để phát huy các tiềm năng, sức mạnh của con người và thiên nhiên; Tao ra sức mạnh mới toàn diện, bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng phát huy vai trò, sức mạnh trong việc lãnh đạo cả nước thực hiện chung một nhiệm vụ chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước có điều kiện để tăng cường hiệu lực quản lý mọi mặt của đất nước. Nhân dân tiếp tục phát huy cao độ khối đại đoàn kết, làm cơ sở vững chắc cho cả hệ thống chính trị và tạo nên sức mạnh để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quan trọng của đất nước.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1975), miền Bắc đã đạt được những thành quả nhất định: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập; cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bước đầu được xây dựng, với những cơ sở công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ hình thành, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất và vật liệu xây dựng. Miền Nam có tiềm lực lớn về công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm, cùng với hệ thống giao thông, bến cảng, sân bay, kho tàng, nhà cửa rất phát triển của chế độ cũ để lại. Việc kế thừa những cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp quản, cải tạo toàn bộ hạ tầng cơ sở ở miền Nam, sẽ tạo ra nền tảng thuận lợi ban đầu cho cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đây là một thuận lợi khách quan, giúp Việt Nam có thể tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế giới, của lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình trên thế giới để tạo nên sức mạnh ngoại lực đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới còn đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Mặc dù có được nền tảng cơ sở vật chất ban đầu, song nhìn chung, điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam rất thấp. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Cả nước phải tiến hành quá trình tổ chức lại nền sản xuất xã hội. Hậu quả của 30 năm chiến tranh (1945 - 1975) đối với cả nước rất nặng nề, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh xâm lược và phá hoại của đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ hết sức khó khăn cho Đảng và Nhà nước, phải nhanh chóng giải quyết để tạo sự ổn định xã hội, ổn định tư tưởng cho người dân miền Nam.

Sau chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, thực hiện chính sách bao vây, cô lập, cấm vận thương mại; phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc; đồng thời, vận động hầu hết các nước trong Nghị viện Châu Âu đình chỉ các hoạt động viện trợ kinh tế đối với Việt Nam.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, đóng vai trò quyết định trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nhưng từ nửa cuối thập niên 70 - nửa đầu thập niên 80, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Viện trợ kinh tế của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác đối với Việt Nam giảm sút nhanh chóng, góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh gặp rất nhiều khó khăn.

Có thể thấy rõ, từ tháng 5 - 1975, mặc dù có một số thuận lợi cơ bản song Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước gặp rất nhiều khó khăn. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1975-1986 là: Phải bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới lãnh thổ; tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; nhanh chóng khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục kinh tế, từng b­ước ổn định đời sống nhân dân; tìm mô hình và con đư­ờng quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất n­ước.

2.2. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1975-1986)

2.2.1. Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - điều kiện quan trọng nhất để thống nhất Tổ quốc đã đạt được. Ngày 29-9-1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó, xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: Hoàn thành thống nhất nư­ớc nhà, đư­a cả nư­ớc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.[39] Miền Bắc về cơ bản thực hiện theo quan điểm, đường lối đã được xác định, đó là: tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24, từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị của hai đoàn đại biểu miền Bắc và miền Nam họp tại Sài Gòn. Hội nghị ra Thông cáo khẳng định nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt Nhà nước. Hội nghị nhất trí tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào nửa đầu năm 1976, theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ngày 25-4-1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất diễn ra và thành công tốt đẹp, với tỷ lệ cử tri cả nước đạt 98,77%. Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI họp tại Hà Nội, quyết định các vấn đề quan trọng gồm: đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quốc kỳ nền đỏ sao vàng; quốc ca là bài Tiến quân ca; thủ đô là Hà Nội; quyết định thành phố Sài Gòn mang tên Hồ Chí Minh và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Quốc hội  bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước, đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 6 - 1976, theo chủ trương của Trung ương Đảng, các tổ chức quần chúng Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn tiến hành hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan lãnh đạo chung trên cả nước.

Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được hoàn thành, tạo nên sự thống nhất, ổn định về chính trị - xã hội. Đây là thuận lợi cơ bản nhất để Đảng thống nhất sự lãnh, đưa cả nươc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2.2.2. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội từ tháng 5 - 1975 đến tháng 3 - 1982

Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng chính thức diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở phân tích hoàn cảnh lịch sử đất nước, Báo cáo nêu lên ba đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới:

Một là, Việt Nam đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Hai là, Tổ quốc đã hoà bình, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi, song những hậu quả của 30 năm chiến tranh cũng gây nhiều khó khăn, trở ngại.

Ba là, hoàn cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, nhưng cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên thế giới còn nhiều gay go và phức tạp.

Xuất phát từ ba đặc điểm cơ bản đó, Báo cáo Chính trị đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội"1 .

Trên cơ sở đường lối chung, đường lối xây dựng kinh tế trong giai đoạn cách mạng mới được Đảng xác định với nội dung cơ bản là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với việc hoàn thiện quan hệ sản xuất mới”[40].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1976-1980) với hai mục tiêu cơ bản: Xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế công nông nghiệp trên phạm vi cả nước và cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đại hội chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, phấn đấu đến năm 1980, hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ở miền Bắc, trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp xã hội chủ nghĩa, tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, Đảng và Nhà nước tập trung chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

 Thứ nhất, cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế ở miền Nam: Nhà nước tiến hành tiếp quản các cơ sở vật chất kỹ thuật do chế độ cũ để lại, quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tư bản nước ngoài; quản lý thống nhất về kinh tế, xóa bỏ ngân hàng tư nhân, nắm độc quyền phát hành tiền tệ, quốc hữu hóa các ngành vận tải đường sắt, đường biển và đường hàng không, thống nhất quản lý xuất nhập khẩu, quản lý lương thực thực phẩm và nhiều lĩnh vực kinh tế trọng yếu.

Tháng 3-1977, Bộ Chính trị quyết định trong 2 năm 1977-1978 hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản, tư doanh, trước hết là xoá bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa. Ngày 22-4-1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 44-CT/TW về việc Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công, thương nghiệp tư doanh ở miền Nam. Chỉ thị nhấn mạnh: cải tạo phải kết hợp với xây dựng các ngành công nghiệp; xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và xây dựng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, thiết lập thị trường có tổ chức. Thực hiện chủ trương của Đảng, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thương nghiệp tư bản tư doanh được tiến hành mạnh mẽ ở các thành phố lớn ở miền Nam, với việc xây dựng hình thức xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh và xí nghiệp hợp tác, gia công.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp: Do tình hình ruộng đất ở miền Nam rất phức tạp, Đảng chủ trương điều chỉnh ruộng đất và coi đó là bước chuẩn bị để đưa nông dân lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Tháng 8-1977, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 15-BBT Về xây dựng hợp tác xã thí điểm ở miền Nam, với phương hướng kết hợp chặt chẽ các ngành sản xuất, chế biến và lưu thông phân phối, kết hợp cải tạo với xây dựng, bảo đảm ba lợi ích, kết hợp hợp tác hóa với thủy lợi hóa, cơ giới hóa, cải tạo nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, kết hợp kinh tế với văn hóa. Ngày 14 - 4 - 1978, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 43 CT/TW Về việc nắm vững và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp ở miền Nam. Chỉ thị nêu rõ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam nhằm xóa bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp, đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ cuối năm 1978, phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh. Ở miền Trung và Tây Nguyên, đến đầu năm 1979 đã căn bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp. Đến tháng 7-1980, ở Nam Bộ đã có 12.246 tập đoàn sản xuất, nhưng hoạt động kém hiệu quả. 1.518 hợp tác xã được thành lập cũng trong tình trạng rất khó khăn, một số nhanh chóng tan rã. Cuối năm 1980, hàng loạt hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã, toàn miền Nam chỉ còn 173 hợp tác xã, 3.722 tập đoàn sản xuất.

Nhìn chung, cải tạo các thành phần kinh tế ở các tỉnh miền Nam diễn ra nhanh nhưng hiệu quả thấp.

Cùng với quá trình đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam, miền Bắc thực hiện củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp. Các hợp tác xã mở rộng quy mô, tổ chức theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, cơ giới hoá. Tháng 1-1978, Bộ Chính trị ra Chỉ thị về Xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, nhằm xây dựng 400 huyện thành pháo đài chiến đấu và đơn vị kinh tế công - nông nghiệp. Đến năm 1979, miền Bắc đã xây dựng 4.154 hợp tác xã quy mô toàn xã. Một số địa phương hợp nhất 2-3 hợp tác xã thành một hợp tác xã quy mô trên 1.000 hécta.

Thứ hai, thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980): Trong 5 năm, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp không ngừng tăng, 19% đến 36%, nhưng trên thực tế, năng suất lúa ngày càng giảm. Bình quân sản lượng lương thực 5 năm (1976-1980) đạt 13,4 triệu tấn, không hoàn thành mục tiêu Đại hội IV đề ra. Về phát triển công nghiệp, Nhà nước đầu tư phát triển các ngành công nghiệp cơ bản trên phạm vi cả nước, tuy nhiên do đầu tư dàn trải nên hiệu quả kinh tế - xã hội không cao. Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trong lĩnh vực công nghiệp bình quân chỉ đạt 0,6%. Tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4% hàng năm, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%. Nhìn chung, các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm Đại hội IV đề ra đều không đạt.

Trong khi nhân dân cả nước đang nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thì tình hình biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc diễn biến ngày càng căng thẳng. Ở biên giới phía Tây Nam, từ đầu tháng 5-1975, quân Pôn Pốt bắt đầu những hoạt động quân sự gây xung đột, chống phá Việt Nam. Ngày 3-5-1975, đổ bộ lên đảo Phú Quốc. Ngày 8-5-1975, xâm phạm nhiều nơi dọc biên giới Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh, chiếm đảo Thổ Chu. Từ tháng 5-1975 đến cuối năm 1977, quân Pôn Pốt đã liên tiếp gây ra các vụ xung đột ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam

Với chủ trương giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước bằng con đường hòa bình, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị đàm phán hai bên, nhưng chính quyền Pôn Pốt đã khước từ và tiếp tục ngoan cố tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 31-12-1977, chính quyền Pôn Pốt đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam. Cuối năm 1978, chính quyền Pôn Pốt huy động 19/23 sư đoàn mở cuộc tấn công xâm lược với quy mô lớn vào Việt Nam. Ngày 23-12-1978, 3 s­ư đoàn quân Pôn Pốt tấn công vào vùng Bến Sỏi, Bến Cầu thuộc tỉnhTây Ninh với mục tiêu chiếm Tây Ninh và tiến đến chiếm thành phố Hồ Chí Minh. Trước hành động ngoan cố của quân Pôn Pốt, quân và dân Việt Nam đã kiên quyết tiến công, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Ngày 26-12-1978, Bộ Chỉ huy quân đội cách mạng thuộc Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia (thành lập ngày 2-12-1978) đã phát động chiến dịch nổi dậy của nhân dân Campuchia, đồng thời, kêu gọi quân đội Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt phản động và chế độ diệt chủng. Theo đó, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân và dân Campuchia tiến công quân Pôn Pốt, cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh đ­ược giải phóng.

Ở biên giới phía Bắc, từ năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu xấu đi. Trung Quốc đơn phương cắt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, rút chuyên gia đang làm việc ở Việt Nam về nước, công khai thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam. Ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc (gồm 11 quân đoàn chủ lực và 20 sư đoàn bộ binh) với nhiều loại vũ khí, xe tăng, máy bay tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, gồm các tỉnh: Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu), Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Trước hành động xâm lược của quân Trung Quốc, quân và dân Việt Nam, mà trực tiếp là quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã kiên cường chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhân dân yêu chuộng  hoà bình và công lý trên thế giới đã ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Trước sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam và sự phản đối của dư luận thế giới, ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Đến ngày 18-3-1979, quân đội Trung Quốc rút hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi. 

Có thể nói, thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng, các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra đều không đạt yêu cầu. Cùng với những tác động khách quan khác, đặc biệt là tác động của chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc đã  làm cho tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn. Từ năm 1979, Việt Nam thực sự lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sản xuất trì trệ, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế bị giảm sút, nhiều mặt bị mất cân đối nghiêm trọng, lưu thông phân phối ách tắc, căng thẳng. Lạm phát tăng với 3 con số (1976:128%, 1981: 313%). Nhà nước phải nhập khẩu lương thực với khối lượng lớn (1978: 1,9 triệu tấn; 1979: 2,2 triệu tấn). Đời sống nhân dân, cán bộ viên chức và lực lượng vũ trang ngày càng rất khó khăn. Những nhu cầu tối thiểu như lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu gay gắt. Nạn đói diễn ra nhiều nơi. Vấn đề công ăn việc làm, tệ nạn xã hội trở nên nhức nhối.

Tình hình đất nước đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Đảng là phải tìm đường lối đổi mới, khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; điều chỉnh mục tiêu và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khắc cuộc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội đang diễn ra ngày càng sâu sắc.

Từ ngày 15 đến ngày 23-8-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) tổ chức họp Hội nghị lần thứ 6 thông qua hai nghị quyết: Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tình hình và nhiệm vụ cấp bách” và Nghị quyết số 21 - NQ/TW về “Phương hướng nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp địa phương”.

Nội dung chính của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng là: Coi việc đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đảm bảo vững chắc lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp là “nhiệm vụ trọng tâm nhất”. Ban hành ngay chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, ổn định mức bán nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho Nhà nước theo giá thoả thuận và lưu thông tự do, khuyến khích tập thể và gia đình xã viên khai hoang, phục hoá, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Kết hợp kế hoạch với thị trường, khẳng định sự cần thiết tồn tại thị trường tự do, khuyến khích sản xuất “bung ra” đúng hướng. Ở miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể, tư bản tư nhân. Hội nghị chủ trương thực hiện các nhiệm vụ trên bằng các giải pháp mới về quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa: khắc phục một bước sự trì trệ của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp; kết hợp ba lợi ích của tập thể, cá nhân và xã hội.

Hội nghị Trung ương 6 đã thể hiện bước đầu đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế, khởi đầu cho quá trình tìm kiếm giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tháo gỡ từng bước những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) chính là bước đột phá đầu tiên trong quá trình tìm đường lối đổi mới của Đảng.

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, Chính phủ đã ban hành một số quyết định đánh dấu bước đầu đổi mới trên lĩnh vực kinh tế như: Quyết định ngày 16-8-1979 về việc khuyến khích tận dụng ruộng đất trong nông nghiệp vào sản xuất; Quyết định ngày 10-9-1979 về việc xóa bỏ các trạm kiểm soát có tính chất “ngăn sông, cấm chợ”, ngăn cản việc lưu thông hàng hóa ở các địa phương… Những quyết định kịp thời của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 bước đầu mang đến hiệu quả kinh tế.

Trong khi Đảng và Nhà nước đang từng bước cụ thể hóa Nghị quyết Trung ước 6, ở một số địa phương và một số cơ sở công nghiệp quốc doanh đã mạnh dạn tìm cách tháo gỡ và thử nghiệm cách quản lý mới. Trong nông nghiệp, những năm 1977-1979, Hợp tác xã Đoàn Xá (huyện Đồ Sơn, Hải Phòng) đã thực hiện khoán việc và khoán sản phẩm cho xã viên và nhóm xã viên. Tiếp đó, một số hợp tác xã ở Vĩnh Phú, Nghệ An, tập đoàn sản xuất nông nghiệp xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai)… cũng thực hiện hiệu quả khoán trong nông nghiệp. Trong công nghiệp, đầu năm 1979, một số nhà máy, xí nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện “xé rào”, tổ chức lại sản xuất theo hướng tự hạch toán kinh doanh.

Trước thực tiễn đang diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, Trung ương Đảng đã kịp thời tổng kết lý luận để soi đường cho thực tiễn phát triển. Ngày 21-10-1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 22, cho phép các địa phương khoán thử cây lúa, khoán sản phẩm và khoán việc. Tháng 12-1980, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương (khóa IV) chủ trương mở rộng và hoàn thiện các hình thức khoán trong nông nghiệp. Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100 CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Nội dung cơ bản của Chỉ thị số 100 CT/TW là cải tiến mạnh mẽ các hình thức khoán của đội sản xuất đối với xã viên, mở rộng khoán sản phẩm.

Trong công nghiệp, ngày 21-1-1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP về Một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Quyết định cho phép các xí nghiệp quốc doanh có nhiều nguồn cân đối và thực hiện kế hoạch 3 phần (phần Nhà nước giao, phần tự làm và phần sản phẩm phụ). Cùng ngày, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 26-CP về Mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước nhằm tạo động lực cho người lao động hăng hái lao động sản xuất.

Các quyết định của Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ với những điểm mới trong quản lý nông nghiệp và công nghiệp, đã góp phần làm giảm tình trạng trì trệ trong sản xuất của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1981, sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%. Sản lượng lương thực năm 1981 lên 18,2 đạt 15 triệu tấn năm 1985. Nhà nước huy động lương thực tăng gấp đôi.

Trong khi sản xuất nông nghiệp và công nghiệp có chuyển biến tích cực thì trên mặt trận phân phối, lưu thông ngày càng rối ren. Ngày 23-6-1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về cải tiến công tác phân phối lưu thông. Nghị quyết số 26 nhấn mạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông. Tích cực chuẩn bị để tiến đến xóa bỏ tem phiếu.

Quá trình đổi mới từng phần, theo tinh thần Hội nghị Trung ương 6 là những thử nghiệm, tìm tòi của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, đã bước đầu cho kết quả tốt; tuy chưa đồng bộ nhưng là cơ sở, tạo tiền đề để Đảng hoạch định đường lối đổi mới toàn diện đất nước. 

2.2.3. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội từ tháng tháng 3 - 1982 đến tháng 12-1986

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982. Đại hội nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn mới là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau.

Đại hội có nhận thức mới về thời kỳ quá độ của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội khi xác định: quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử lâu dài, trải qua nhiều chặng đư­ờng, với những bước đi cụ thể. Trong đó, chặng đường tr­ước mắt bao gồm thời kỳ 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến năm 1990 là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt.

Đại hội điều chỉnh nội dung bước đi của công nghiệp hóa, trước hết cần tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; ra sức đẩy mạnh hàng tiêu dùng; tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; Khẳng định trong một thời gian nhất định ở miền Nam vẫn tồn tại 5 thành phần kinh tế gồm: quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư doanh.

Đại hội V có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội phản ánh những tư duy đổi mới của Đảng đang được hình thành, nhấn mạnh nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong chặng đường trước mắt, coi ổn định tình hình kinh tế - xã hội là nhiệm vụ bức thiết nhất. Tuy nhiên, những nhận thức mới của Đảng tại Đại hội V mới chỉ diễn ra trong khuôn khổ đổi mới bộ phận, từng phần trong quá trình từng bước tìm tòi đổi mới tư­ duy kinh tế và chỉ đạo thực tiễn của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội V, trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp đã có chuyển biến rõ rệt. Tốc độ phát triển nông nghiệp năm 1985 tăng 4,9%; sản lượng nông nghiệp đạt 18.200.000 tấn. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối, lưu thông vẫn luôn rối ren, ách tắc. Lạm phát từ 125% năm 1980, tăng lên 313% năm 1981 và 774% năm 1986. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước những khó khăn gay gắt mà thực chất là khủng khoảng nghiêm trọng.

Từ ngày 1 đến ngày 7-6-1985, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) họp bàn về giá - lương - tiền. Hội nghị khẳng định: không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, cân bằng được ngân sách và tiền mặt trong khi vẫn duy trì bao cấp theo giá và lương. Hội nghị chủ trương: Phải dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nội dung cụ thể là: tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá: Tiền lương thực tế phải đảm bảo nguồn lao động sống chủ yếu bằng lương, tái sản xuất lao động, xóa bỏ tem phiếu, trả lương bằng tiền; Các tổ chức kinh tế phải chịu trách nhiệm lỗ, lãi của mình; Chuyển hẳn hoạt động của ngân hàng sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa; Thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng là sự đổi mới trên lĩnh vực lưu thông, phân phối; tiếp tục thể hiện tư duy đổi mới của Đảng về lĩnh vực kinh tế. Hội nghị đánh dấu bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm đường lối đổi mới của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, từ ngày 14-9-1985, cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền (lần thứ 2) diễn ra bằng việc đổi tiền, ban hành một số giá mới và chế độ tiền lương mới; thực hiện chế độ một giá kinh doanh; xóa bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ lại sổ gạo cho những người ăn lương. Song, do chưa chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nên đã dẫn tới sự đảo lộn tình hình kinh tế, xã hội; lạm phát phi mã; lưu thông phân phối rối ren. Năm 1986, Nhà n­ước phải trở lại thực hiện chính sách hai giá.

Tháng 5-1986, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (khoá V) thảo luận Dự thảo Báo cáo Chính trị chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Tháng 8-1986, Hội nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã thảo luận và đưa ra kết luận 3 vấn đề lớn về kinh tế thời kì quá độ:

- Về cơ cấu kinh tế: chủ trư­ơng điều chỉnh lớn cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư theo hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng phát triển có chọn lọc.

- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: là nhiệm vụ phải tiến hành thư­ờng xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tồn tại nhiều thành phần kinh tế; kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể) giữ vai trò chủ đạo.

- Về cơ chế quản lý: lấy kế hoạch làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, vận dụng quy luật giá trị, thực hiện cơ chế một giá.

Kết luận của Bộ Chính trị là bư­ớc đột phá thứ ba, có giá trị quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở những quan điểm của Bộ Chính trị, tháng 11-1986, Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) đã thông qua Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - xác định đường lối đổi mới.

Như­ vậy, từ Hội nghị Trung ư­ơng 6, khóa IV (8-1979) đến Hội nghị Trung ương 8, khóa V (6-1985), Hội nghị Bộ Chính trị (8-1986), đã từng bước đưa ra những chủ tr­ương có tính chất đổi mới từng phần, từng bư­ớc đi vào thực tiễn cuộc sống, là cơ sở và tiền đề quan trọng hình thành đường lối đổi mới toàn diện được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.

2.3. Kết quả và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước (1975-1986)

2.3.1. Kết quả

Trong 10 năm (1975-1986), quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước đã đạt được những kết quả quan trọng: Đất nước hoàn thành quá trình thống nhất về mặt Nhà n­ước, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội sau 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng đất n­ước. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền biên giới quốc gia, chống âm m­ưu lật đổ, bảo vệ thành quả cách mạng. Hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia

Lĩnh vực kinh tế đạt được kết quả quan trọng. Sản xuất lương thực có bước phát triển, tăng từ 13,4 triệu tấn trong các năm 1976-1980 lên 17 triệu tấn những năm 1981-1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6% hàng năm trong giai đoạn 1976-1980. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội tiếp tục được tăng cường.

Thành tựu quan trọng nhất của giai đoạn này là thành tựu về lý luận.  Đảng đã từng bước tìm tòi đổi mới trong tư­ duy kinh tế, từng b­ước hình thành đư­ờng lối đổi mới đất nước.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tưu đạt được, tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn: Sản xuất tăng chậm, không tương ứng với khả năng và công sức bỏ ra, không đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạt, đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị lãng phí trong sử dụng. Phân phối lưu thông rối ren. Vật giá tăng nhanh, ngân sách thiếu hụt. Lạm phát tăng cao. Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt lại gay gắt hơn trước. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố, vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu. Đời sống nhân dân, nhất là công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang gặp khó khăn. Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật kỉ cương không nghiêm minh. Cán bộ tham nhũng, lộng quyền, bọn làm ăn phi pháp không bị trừng trị kịp thời và nghiêm khắc. Quần chúng suy giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước.

Nguyên nhân của những hạn chế là do xuất phát điểm của cả n­ước đi lên chủ nghĩa xã hội thấp, lại chịu hậu quả nặng nề sau 30 năm chiến tranh, thiên tai liên tiếp xảy ra. Thêm vào đó, kẻ địch tăng cường phá hoại nhiều mặt. Nguyên nhân chủ quan là trong lãnh đạo và chỉ đạo, Đảng và Nhà nước phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu, bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, bố trí cơ cấu kinh tế, trong cải tạo và sử dụng các thành phần kinh tế; nóng vội, chủ quan, duy ý chí, nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội. Công tác nghiên cứu lý luận vẫn trì trệ so với yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Thực trạng của đất n­ước những năm 1975 - 1986 đặt ra yêu cầu bức thiết là Đảng phải đổi mới tư duy, kịp thời đ­ưa ra đư­ợc những quyết sách đúng đắn để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, với Nhà nước và với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

2.3.3. Kinh nghiệm

Từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986, Đảng đã đúc kết một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, Đảng phải luôn giữ vững độc lập, tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Đảng phải nhận thức đúng đắn lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như nhận thức đúng đắn về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Thứ ba, trong quá trình hoạch định đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện, cần chú trọng lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

Thứ tư, phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

Thứ năm, phải xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Đặc điểm cơ bản của Việt Nam khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

2. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1986.

3. Những thành tựu và hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1954-1986).

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 21.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười một (đặc biệt) ngày 25, 26,  27 tháng 3 năm 1965 về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, tập 26.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười hai của Ban Chấp hành Trung ương ngày 27 tháng 12 năm 1965 về tình hình vụ nhiệm vụ mới. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, tập 26.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ­ương - Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng (khoá IV) số 20 NQ/TW, ngày 20-9-1979 Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng (khoá V), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 46.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận của Bộ Chính trị, ngày 20-9-1986 về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47.

BÀI 4

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH

SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)

 

Người biên soạn: PGS, TS Nguyễn Danh Tiên

TS Nguyễn Thị Mai

 

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

- Về kiến thức: Giúp học viên hiểu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cách mạng xã hội chủ nghĩa; nắm vững quá trình phát triển tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng; góp phần nâng cao trình độ lý luận, phương pháp tư duy khoa học và năng lực lãnh đạo, quản lý của học viên.

- Về tư tưởng: Rèn luyện cho học viên phong cách tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn, phát huy tính năng động, sáng tạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý; vận dụng những tri thức tiếp nhận từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để có những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về kĩ năng: Củng cố cho học viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chue nghĩa xã hộ, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp đổi mới đất nước.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Trên bình diện quốc tế, cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng chính trị trầm trọng. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, công cuộc cải cách, cải tổ đã không thành công và dẫn đến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm 1989-1991. Sự kiện đó để lại nhiều bài học quan trọng. Nhiều đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục kiên định mục tiêu, lý tưởng con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, điều chỉnh đường lối, chính sách, đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới.

Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống tình trạng đói nghèo, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Nhân dân thế giới đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Các nước cần thiết phải hợp tác với nhau để chống nguy cơ chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường sinh thái.

Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Trên thực tế, cơ hội, thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức. Đổi mới và phát triển đất nước đòi hỏi phải giải quyết những mối quan hệ lớn, đồng thời, nhạy bén nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Ở trong nước, trước Đại hội VI, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.Sản xuất đình trệ cả trong nông nghiệp và công nghiệp. Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế bị giảm sút, nhiều mặt bị mất cân đối nghiêm trọng. Các công cụ đòn bẩy kinh tế như chính sách giá cả, tiền tệ, tài chính, tiền lương... đều không phát huy tác dụng, dẫn đến lạm phát gia tăng (trên 300% năm 1985 và lên tới 774,7% năm 1986).

Những khó khăn về sản xuất và phân phối, lưu thông dẫn đến mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, giữa thu và chi, giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

 Trong xã hội, xuất hiện nhiều tiêu cực, pháp luật, kỷ cương không nghiêm. Một số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước lộng quyền, tham nhũng. Đời sống của nhân dân, nhất là nông dân, công nhân, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước bị giảm sút nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chính sách bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ và các thế lực thù địch, đặc biệt là bao vây, cấm vận về kinh tế tiếp tục gây ra những khó khăn, thách thức đối với nước ta. Cùng với đó, lợi dụng những khó khăn của Việt Nam, các thế lực thù địch ra sức kích động, lôi kéo người vượt biên trái phép. Trong xã hội xuất hiện làn sóng người vượt biên trái phép đến các nuớc, các vùng trong khu vực như Malaixia, Hồng Kông để đi tiếp những nước khác.

Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân; đồng thời, phải sửa đổi cơ chế, chính sách, cơ cấu kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan, những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những đặc điểm riêng của đất nước, khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, bệnh chủ quan, duy ý chí, nóng vội và cả những biểu hiện bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hoạt động thực tiễn.

II. BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ "CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI", TỪNG BƯỚC ĐƯA ĐẤT NƯỚC THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI (1986 - 1996)

2.1. Nội dung của đường lối đổi mới

Trải qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn kết hợp với đổi mới tư duy lý luận, quan điểm và chính sách đổi mới của Đảng đã từng bước hình thành và thực hiện từng phần.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, Đại hội đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 1975-1985, trong đó, có cả những sai lầm, khuyết điểm về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở phân tích sâu sắc những thành công và hạn chế sau 10 năm cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Nội dung đường lối đổi mới được xác định trên những vấn đề cơ bản:

Đổi mới cơ cấu kinh tế: Có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Lênin "coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ". Đại hội VI xác định 5 thành phần kinh tế: kinh tế xã hội chủ nghĩa (gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể); kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên tự túc tự cấp.Nhận thức và vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực; sản xuất thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

* Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp; đổi mới kế hoạch hóa, kết hợp kế hoạch hóa với thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là "xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong cơ chế quản lý đó, tính kế hoạch là đặc trưng số 1 và sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai. Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

* Đổi mới và tăng cường vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế: Tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương thành một thể thống nhất, có sự phân biệt rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm tùy cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ: "Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính - kinh tế của các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương với chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở".Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, thực hiện cơ chế "Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý".  

* Đổi mới chính sách đối ngoại: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường quan hệ đặc biệt với ba nước Đông Dương; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và phong trào không liên kết.

Đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài thông qua việc công bố chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều hình thức, nhất là những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và làm hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều về nước đầu tư, hợp tác kinh doanh.

* Đổi mới chính sách văn hóa- xã hội: Ban hành các chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định những nhiệm vụ, mục tiêu phù họp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên. Chú trọng phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao cả nhất.

* Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nâng cao nhận thức lý luận, vận dụng đúng quy luật khách quan, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí hoặc bảo thủ trì trệ. Đổi mới bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước tiên là đổi mới tư duy kinh tế trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", phải nắm vững thực tiễn và không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ và đổi mới phong cách, phương pháp làm việc.

Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội đã tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bằng việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đường lối đổi mới là sản phẩm và tư duy khoa học của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng.

2.2. Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo được niềm tin với nhân dân. Tuy nhiên, bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trên bình diện quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô ngày càng lún sâu vào khủng hoảng chính trị. Các thế lực thù địch tiếp tục tiến hành chính sách bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Vấn đề Campuchia vẫn tiếp tục là vấn đề mà các thế lực đế quốc và phản động quốc tế lợi dụng để chống Việt Nam. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới đất nước còn phải đương đầu với nhưng âm mưu và hành động của một số thế lực mưu toan xâm phạm chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Ngày 14-3-1988, nhiều tàu chiến Trung Quốc có trang bị vũ khí nặng và đại bác cỡ lớn ngang nhiên bắn chìm ba tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa. “Vấn đề Trường Sa” làm cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vốn đã căng thẳng, càng trở nên căng thẳng hơn, làm chậm tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Kinh tế Việt Nam trong những năm đầu tiến hành sự nghiệp đổi mới vẫn gặp nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý kinh tế chưa chuyển đổi kịp với sự thay đổi của nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường đang hình thành, do đó, kìm hãm tính năng động, sáng tạo của cơ sở sản xuất - kinh doanh và người lao động cũng như sự đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam. Phân phối, lưu thông vẫn là vấn đề nóng bỏng, rối ren và nhiều ách tắc, lạm phát tiếp tục ở mức cao. Sản xuất nông nghiệp mất mùa nên kỳ giáp hạt năm 1988, nhân dân hàng chục tỉnh, thành phố từ miền Trung trở ra thiếu đói. Đời sống nhân dân lao động, nhất là lực lượng vũ trang, công nhân, công chức, viên chức và đối tượng chính sách xã hội gặp nhiều khó khăn.

Hiệu lực quản lý của Nhà nước sút kém. Kỷ cương và pháp luật bị vi phạm, đạo đức xã hội suy giảm, các hiện tượng tiêu cực và những tệ nạn xã hội như: tham nhũng, buôn lậu, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan… gia tăng.

Lợi dụng tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam gặp khó khăn, các thế lực thù địch và nhiều phần tử bất mãn ở trong nước đã tăng cường hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam hòng cản trở và làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của công cuộc đổi mới.

Được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch từ bên ngoài, bọn phản động trong nước tăng cường hoạt động trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm khơi dậy những mâu thuẫn, hận thù dân tộc, kích động tư tưởng đòi “tự trị” dưới các khẩu hiệu “Phục quốc Chămpa”, "Giải phóng Khmer Crôm”, “Người Khmer hướng về Campuchia” “Giải phóng Cao nguyên Đêga”, đòi tự trị cho 16 châu Thái, gieo rắc sự hoài nghi đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, chia rẽ các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam. Hiện tượng xưng vua ở đồng bào dân tộc Mông tái xuất hiện. Đầu năm 1988, bọn phỉ FULRO hoạt động trở lại.

Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch đã công khai tuyên truyền ý thức hệ đối lập. Nổi cộm lớn nhất trong vấn đề tôn giáo là sự kiện Toà thánh Vaticăng quyết định “phong thánh” cho 117 người “tử vì đạo” ở Việt Nam vào ngày 19-6-1988, bất chấp sự phản kháng của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam1.

Trước bối cảnh khó khăn, thách thức ở trong nước và quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao bản lĩnh chính trị, tập trung tháo gỡ khó khăn về phân phối lưu thông và trong sản xuất. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (4-1987) họp bàn về vấn đề phân phối, lưu thông. Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cấp bách về phân phối lưu thông: Về giá, thực hiện cơ chế một giá; về lương, thực hiện chế độ lương thống nhất trong cả nước; xác định mức lương mới cho khu vực sản xuất, khu vực hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang; về ngân sách, giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt bằng cách tăng thu, tiết kiệm chi tiêu, chống tiêu cực.

Đồng thời, Hội nghị ra Nghị quyết về “Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế”.

Tháng 12-1987, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI họp Hội nghị lần thứ 4 ra Nghị quyết về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 1988 – 1990. Hội nghị xác định: trong 3 năm (1988 – 1990), phải phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu ổn định một bước tình hình kinh tế - xã hội, chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội những năm sau.

Tháng 5 – 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề như xu thế phát triển của các nước lớn giảm chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chạy đua về kinh tế; xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình; tình hình khu vực...Từ sự phân tích sâu sắc những chuyển biến trong cục diện quốc tế, Nghị quyết xác định phương hướng ưu tiên là giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế; đồng thời, khẳng định chủ trương: kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; nhấn mạnh chính sách “thêm bạn, bớt thù”. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược đối ngoại của Đảng.

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước không ngừng cụ thể hóa, thể chế hóa, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới để từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý. Nhiều quyết định, nghị quyết, chính sách mới được ban hành và tổ chức thực hiện như: Quyết định số 217-HĐBT ngày 14-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về “Quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong sản xuất kinh doanh”; “Luật đầu tư nước ngoài” được Quốc hội khóa VIII thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-1988. Đặc biệt, Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị ngày 5-4-1988 về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp”, đã đề ra cơ chế khoán mới trong hợp tác xã nông nghiệp; xác định hợp tác xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã. Nghị quyết đánh dấu bước tiến quan trọng về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, tạo nên bước đột phá, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam. 

Cuối thập kỷ 80, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới tiếp tục lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng, dẫn tới sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu năm 1989, 1990 và ở Liên Xô năm 1991. Trong hoàn cảnh khó khăn, thách thức đó, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao bản lĩnh chính trị tiếp tục đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (3-1989) đã nêu rõ những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới:

“-Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội với những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn luôn là nền tảng tưtưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản.

Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta.

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân. Dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo để phát huy dân chủ đúng hướng. Dân chủ với nhân dân nhưng phải nghiêm trị những kẻ phá hoại thành quả cách mạng, an ninh trật tự và an toàn xã hội.

- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và quốc tế xã hội chủ nghĩa; kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”.

Những nguyên tắc trên đây góp phần làm phong phú nhận thức của Đảng về công cuộc đổi mới, là sự phát triển nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 Để bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều nghị quyết quan trọng: Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI (8-1989) ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng”; Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (3-1990) ra Nghị quyết về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12-9-1987về “Cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội”; Ban Bí thư ra Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 31-3-1992 v“Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản”...

Trong công tác xây dựng Đảng, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI (6-1988) ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng”. Hội nghị chủ trương: Phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng; đổi mới tư duy; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và phong cách công tác; nâng cao giác ngộ cách mạng, bồi dưỡng lý tưởng, phẩm chất, kiến thức và năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật trong Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

ợt qua những khó khăn, thách thức trong nước và thế giới, hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng là quá trình thể nghiệm, cụ thể hóa và từng bước tổ chức thực hiện những định hướng lớn của Nghị quyết Đại hội. Thành quả quan trọng đầu tiên trong việc thực hiện đường lối đổi mới là giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước. Trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng chính trị và sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam vẫn trụ vững và tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực với những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chuơng trình kinh tế. Từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã tự túc được lương thực và năm 1989, đã xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn gạo. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.Sinh hoạt dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Hoạt động đối ngoại mở rộng, đẩy lùi tình trạng bị bao vây, cấm vận. Đời sống của một bộ phận nhân dân được cải thiện, lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước được khôi phục và củng cố.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 24 đến 27-6-1991, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thảo luận và thống nhất những vấn đề sau:

(1) Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là sự lựa chọn đúng đắn.

(2) Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt con người ở vị trí trung tâm. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Áp dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

(3) Đổi mới hệ thống chính trị giữ vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới trên cơ sở xác định đúng nội dung, bước đi thích hợp.

(4) Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành  lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.

Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh khẳng định những thắng lợi của cách mạng Việt Nam và đúc kết năm bài học kinh nghiệm; xác định 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

“- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

 - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.

Cương lĩnh xác định 7 phương hướng xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

Cương lĩnh 1991 đã thể hiện những nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặt cơ sở sự phát triển nhận thức luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua Chiến lược ổn định và phát kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Nêu lên mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa và bước phát triển quan trọng trong tư duy và nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và đề ra nhiệm vụ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc, có hệ thống. Đại hội nêu rõ chính sách đối ngoại rộng mở: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng. Đại hội đã hoạch định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và đề ra những giải pháp đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn.

Sau Đại hội VII, Đảng và Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới, chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, hành chính, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tháng 6-1992, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã ra nghị quyết về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, Đảng đề ra nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trên tinh thần giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chú trọng đến phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (6-1993) họp bàn và ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đến năm 2000”. Hội nghị đề ra ba mục tiêu chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đến năm 2000, trong đó, nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội; tăng cường đoàn kết và ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (7-1994) ra Nghị quyết về “Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”. Hội nghị xác định 6 quan điểm cơ bản của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa: (1) Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) Độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa; (3) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế; (4) Phát huy yếu tố con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển; (5) Khoa học - công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (6) Hiệu quả kinh tế - xã hội là thước đo của sự phát triển bền vững.

Năm 1993, Nhà nước ban hành Luật đất đai.Chương trình xóa đói giảm nghèo được chú trọng thực hiện khi tỷ lệ đói nghèo của cả nước năm 1993 còn rất cao (58%).

Cùng với đổi mới chính sách kinh tế, nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị được chú trọng thực hiện. Tháng 6-1992, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ban hành Nghị quyết về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”. Hội nghị nhấn mạnh cải cách một bước bộ máy Nhà nước và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII của Đảng (1-1994) khẳng định tiếp tục kiên định sự nghiệp đổi mới. Hội nghị khẳng định những thành tựu đổi mới, đồng thời nêu rõ bốn nguy cơ, thách thức: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chỉ đạo thực hiện; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch”.

Hội nghị xác định những nhiệm vụ chủ yếu đến năm 1996: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần; xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chăm lo các vấn đề xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh; tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đổi mới, chỉnh đốn Đảng, mở rộng khối đại đoàn kết, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng.

Tháng 1-1995, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Hiến pháp năm 1992 được thực hiện trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối đổi mới của Đảng.

Đường lối đối ngoại rộng mở được thực hiện tích cực và chủ động. Năm 1989, Việt Nam hoàn thành việc rút quân tình nguyện về nước. Năm 1991, Hiệp định Pari về Cam puchia được ký kết- là giải pháp chính trị toàn bộ xung đột Cam puchia, chấm dứt tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Việt Nam và các nước lợi dụng vấn đề Cam puchia để chống phá Việt Nam. Ngày 22-10-1990, Việt Nam và Ủy ban Châu Âu (EU) thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11-1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Ngày 2-3-1994, Hoa Kỳ chính thức xóa bỏ bao vây, cấm vận về kinh tế đối với Việt Nam.Tháng 7-1995, Việt Nam và Hoa Kỳ đặt quan hệ ngoại giao và Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Công cuộc đổi mới ngày càng phát triển đòi hỏi phải nâng cao trình độ lý luận và công tác lý luận, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Ngày 28-3-1992, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TW về “Công tác lý luận” nhấn mạnh nhiệm vụ nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở khoa học để hoạch định, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những định hướng lớn về công tác tư tưởng được xác định, nêu rõ tính đúng đắn của con đường xã hội chủ nghĩa.

Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện (1986-1995) và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII (1991-1995), Việt Nam đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay gắt. Trong hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân Việt Nam không những đứng vững, mà còn thu được những thành tựu quan trọng: Hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra.

Đảng đã lãnh đạo khắc phục được tình trạng đình trệ trong sản xuất và rối ren trong phân phối, lưu thông. Kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) bình quân hằng năm giai đoạn 1991-1995 đạt 8,2%. Lạm phát giảm từ 774,7% (năm 1986) xuống 67,1% (năm 1991) và 12,7% (năm 1995). Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ và hiệu quả hơn.

Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên. Các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói giảm nghèo” được toàn dân hưởng ứng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của người dân được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ của đất nước, đối với Đảng và Nhà nước được khẳng định.Tình hình chính trị, xã hội ổn định và được giữ vững. Quốc phòng - an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại phát triển; bước đầu phá được thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch và từng bước mở rộng hợp tác và tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.Từng bước cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể quần chúng. Khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường và phát huy.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, kém phát triển; xã hội còn nhiều tiêu cực; quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém; hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế.

 III. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (1996 ĐẾN NAY)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 28-6-1996 đến ngày 1-7-1996, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện đường lối đổi mới và đề ra phương hướng đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Tổng kết 10 năm đổi mới (1986-1996), Đại hội khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn”. Đại hội tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường tiếp theo trong thời kỳ quá độ.

Thứ hai: chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Thứ ba: xác định đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Thứ tư: làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Thứ năm: khẳng định tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ bảy: xác định phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Đại hội VIII của Đảng đánh dấu bước phát triển mới của công cuộc đổi mới. Đại hội đã chỉ ra những nội dung cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm còn lại của thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII, trong những năm 1996 - 2000, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục đưa ra các chủ trương để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII (12-1996) thảo luận và ra Nghị quyết về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và chiến lược phát triển khoa học - công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (6-1997) ra Nghị quyết về “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh và Chiến lược cán bộ”. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (12-1997) ra Nghị quyết về “Phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Cùng với việc coi trọng phát triển kinh tế, Đảng chủ trương phải hết sức coi trọng phát triển văn hóa và thực hiện các chính sách xã hội. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (7-1998) ra Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đó là chiến lược văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần chấn hưng nền văn hóa dân tộc. Cùng với chiến lược giáo dục, đào tạo đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII tập trung vào việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Sự phát triển của công cuộc đổi mới có nhiều thành công, đồng thời cũng bộc lộ những tiêu cực trong lãnh đạo quản lý ở các cấp trong hệ thống chính trị. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu đã gây bất bình trong nhân dân ở một số địa phương. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII họp tháng 1-1999 ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”. Hội nghị cho rằng, thế và lực của Việt Nam ngày càng được tăng cường, tuy nhiên, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị; tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không nghiêm; bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước chậm được củng cố và đổi mới. Từ thực trạng đó, Hội nghị yêu cầu các tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở phải có biện pháp phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa các khuyết điểm, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức và cán bộ.

Những năm 1996-2000, là giai đoạn toàn Đảng, toàn dân bước vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Trong hoàn cảnh phải đối diện với 4 nguy cơ, đồng thời, phải đối mặt với nhiều khó khăn khách quan phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực từ nửa cuối năm 1997 cùng những thiệt hại to lớn do thiên tai gây ra nhưng với những phương hướng phát triển đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực của đất nước lên một tầm cao mới.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn đạt mức tăng trưởng khá với bình quân hằng năm đạt 7%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 13,5%. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bưu chính viễn thông, hệ thống giao thông, thuỷ lợi... được tăng cường. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khoảng 10 tỷ đôla, chiếm 23% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô lẫn cơ sở vật chất, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng của nguồn nhân lực. Đến năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản chuyển biến tích cực, góp phần động viên nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hàng năm, có hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới. Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được thành tích nổi bật và được thế giới đánh giá cao. Việc thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả tích cực.Quốc phòng và an ninh được tăng cường. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển đảo được phát huy.

Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế thế giới được tiến hành chủ động và đạt được nhiều kết quả tốt. Năm 1998, Việt Nam tham gia Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Năm 2000, Liên hợp quốc ra Tuyên bố thiên niên kỷ với 8 mục tiêu.Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực.

Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII. Nhiều quyết sách, nhất là về chiến lược cán bộ, xây dựng Đảng đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 1996-2001, đồng thời, có tầm ảnh hưởng và định hướng lâu dài cho các giai đoạn sau.Nền hành chính nhà nước tiếp tục được cải cách một bước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục được đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Một số chính sách và quy chế bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân bước đầu được thực hiện.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII vẫn còn những hạn chế: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính– tiền tệ trong khu vực, GDP năm 1998 chỉ đạt 4,8%, kéo GDP của cả giai đoạn 1996-2000 giảm xuống 7% (So với giai đoạn 1991-1995 là 8,2%); cơ chế, chính sách chưa đồng bộ; cải cách hành chính còn chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng...

 Những thành tựu đạt được củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo nền tảng vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển của đất nước trong thiên niên kỷ mới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội,từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001. Đại hội đã tổng kết và khẳng định ba thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX: Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới.         

Đại hội xác định, động lực phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 Đại hội khẳng định mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Đại hội đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp. Khủng bố quốc tế và chiến tranh xâm lược xảy ra ở nhiều nơi. Ở trong nước, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo gây bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải tăng cường đoàn kết, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tăng cường thế và lực của đất nước, trong đó phát triển kinh tế tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm.

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (8-2001) chủ trương tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trung ương Đảng chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (11-2001). Đặc biệt,Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (3-2002) ban hành một số nghị quyết quan trọng về: “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”;“Đổi mới, nâng cao vai trò hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”;“Tăng cường công tác lý luận trong tình hình mới”

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX, (phần 1), 11-2002, Trung ương Đảng đã quyết định về các dán Thủy điện Sơn La, Cụm khí - điện - đạm Cà Mau và Hội nghị (phần 2) ban hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; và Nghị quyết về “Công tác dân vận, công tác tôn giáo”, Nghị quyết về “Đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai”. Trên cơ sở đó, năm 2003, Quốc hội ban hành Luật đất đai mới.

Tiếp đó, phương hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được đề ra tại Hội nghị  lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX (7-2003) với ba phương châm và sáu nhiệm vụ cơ bản.

Trong 5 năm (2001-2005), Việt Nam đã vượt qua thời kỳ suy giảm kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,51%. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 640 USD. Chương trình 135 của Chính phủ và Chương trình 134 đạt hiệu quả tích cực. Văn hóa - xã hội đạt được những tiến bộ nhiều mặt; phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực. Công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về đổi mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa được chú trọng, nhất là tổng kết 20 năm đổi mới.

Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội vẫn còn một số hạn chế: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.Cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng còn chậm đổi mới. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006, tại Thủ đô Hà Nội. Tổng kết 20 đổi mới, Đại hội khẳng định: nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ; hệ thống luận điểm về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Đại hội tiếp tục khẳng định chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để chuẩn bị cho việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội tiến hành thảo luận để bổ sung các đặc trưng mới và bổ sung, phát triển nội dung 6 đặc trưng đã được xác định từ năm 1991.

Năm 2006, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển thắng lợi, tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức cao. Ngày 7-11-2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện quan trọng này mở ra cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới và tạo điều kiện để phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước.

Để nâng cao sức chiến đấu, đòi hỏi phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X (7-2006) ra Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” với những quan điểm chỉ đạo và những phương pháp cơ bản. Ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X (1-2007) ra Nghị quyết về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững”, Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” làm cho Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X (7-2007) ban hành Nghị quyết về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, nêu rõ những nội dung lớn trong nghiên cứu, tổng kết lý luận; Nghị quyết về “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”; về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị”, về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước”.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đặt ra nhiều vấn đề về tổ chức và hệ thống pháp luật. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X (1-2008) ra Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X (7-2008) ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị quyết về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị quyết về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ cuối năm 2007, nhất là từ đầu năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái trầm trọng và tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị ra Kết luận số 22ngày 4-4-2008 về một số vấn đề về kinh tế - xã hội quý I-2008 cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X (10-2008) quyết định nhiều vấn đề quan trọng để ổn định kinh tế-xã hội. Trong đó, chú trọng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, mở rộng thị trường trong nước, phát huy nội lực để vượt qua khó khăn. Năm 2008, vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế được đề cao khi Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng bảo an luân phiên. Năm 2010, Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN. 

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã giành được những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định. Nền kinh tế Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (GDP) của Việt Nam đạt 7%; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần năm 2000.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; thế và lực của đất nước được tăng cường; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Kinh tế phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh còn thấp. Việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn nhiều bức xúc. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy cao độ. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa hình thành đầy đủ, còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị, xã hội, đe dọa chủ quyền quốc gia.

Trong Đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị và đạo đức, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu; ý thức tổ chức kỷ luật kém, tha hóa về lối sống, quan liêu, xa rời quần chúng. Một số tổ chức Đảng còn tình trạng mất dân chủ, mất đoàn kết, bè phái, cục bộ. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí gây bất bình trong xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12 đến ngày 19-1-2011 tại Thủ đô Hà Nội. Tổng kết 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và 10 năm thực hiện Chiến lược kinh tế- xã hội 10 năm (2001- 2010), Đại hội khẳng định: công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình.

Đại hội thảo luận và đưa ra những quyết sách quan trọng, trong đó có các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Báo cáo Chính trị và Điều lệ Đảng (sửa đổi).

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết những thắng lợi và những bài học chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX; nêu bật quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh đã bổ sung 2 đặc trưng xã hộ xã hội chủ nghĩa. Đó là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cùng với việc bổ sung 2 đặc trưng mới, Cương lĩnh đã điều chỉnh, bổ sung 5 trong số 6 đặc trưng đã được nêu ra tại Cương lĩnh 1991:

- Điều chỉnh đặc trưng kinh tế trên cơ sở kế thừa Cương lĩnh 1991 và bổ sung nội dung mới thành: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù hợp.

- Mở rộng biên độ “ do nhân dân làm chủ” thay cho cụm từ “ do nhân dân lao động làm chủ”.

- Điều chỉnh đặc trưng con người: bỏ cụm từ con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Thay vào đó là: “ con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

- Điều chỉnh đặc trưng dân tộc: Thay cụm từ “ Các dân tộc trong nước phát triển toàn diện”.bình đẳng, đơàn cộng kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” bằng cụm từ “ Các dân tộc trong đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.

- Trình bày rõ đặc trưng quốc tế khi xác định: Việt Nam “ có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”, bỏ cụm từ “nhân dân”.  

 Duy nhất đặc trưng: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc giữ nguyên.

Cương lĩnh xác định: “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.

Cương lĩnh nêu tám phương hướng để xây dựng và phát triển đất nước, trong đó, nhấn mạnh đến việc nắm vững và và giải quyết các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giũa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ…

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) làm rõ hơn những vấn đề về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và trong quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết sâu sắc, toàn diện quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và là bước phát triển mới cả về thực tiễn và nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh dẫn dắt sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới và bảo đảm cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đã cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XI đề ra. Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (7-2011) cho ý kiến về vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (10-2011) quyết định những vấn đề kinh tế, xã hội 5 năm (2011-2015) và quyết định những vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, nhất là cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng.

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI (12-2011) ra nghị quyết về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ” và Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết chỉ rõ: kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền.

Năm 2012, toàn Đảng và cả hệ thống chính trị đã tiến hành tự phê bình và phê bình theo nội dung Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI kết hợp chặt chẽ với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Thực hiện chương trình toàn khóa, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã tiếp tục tiến hành chỉ đạo xây dựng nhiều dự án, trình các hội nghị Trung ương bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng, tập trung sự lãnh đạo vào những nhiệm vụ trọng yếu trong nhiệm kỳ:

Hội nghị lần thứ 5 (5-2012) ra kết luận chỉ đạo vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992; v“Chính sách, pháp luật đất đai và sửa đổi Luật đất đai; vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng ph픓Một số chính sách xã hội và tiền lương 2012-2020”. Hội nghị lần thứ 6 (10-2012) ra các Nghị quyết về: Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế”; “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội nghị lần thứ 7 (6-2013) ra Nghị quyết số 23/NQ-TW về “Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 24/ NQ-TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Hội nghị lần thứ 8 (11- 2013) ra Nghị quyết về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Hội nghị lần thứ 9 (6-2014) ra Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Từ Hội nghị lần thứ 10 đến Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; về việc chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; về Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trình Đại hội XII của Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.Hội nghị lần thứ 14 (từ ngày 11 đến ngày 13-1-2016) thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Từ ngày 21 đến ngày 27-1-2016, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Thủ đô Hà Nội), diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Báo cáo Chính trị khẳng định những thành tựu và hạn chế cơ bản qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới: Nhìn tổng thể, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ.Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ. Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, vào chế độ có mặt bị giảm sút.

Trên cơ sở phân tích sâu sắc những thành tựu và hạn chế, Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm (2016 – 2020): Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới;phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”.

Đại hội xác định những chỉ tiêu cơ bản trong 5 năm (2016 – 2021): Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2020: GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chiếm trên 85; tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm; 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y tế được xử lý; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.

  Để hoàn thành mục tiêu trên, Đại hội chủ trương đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững.Đại hội xác định những phương hướng lớn: Một là, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hai là, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Ba là, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; tăng cường quản lý xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.Bốn là, tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.Năm là, nâng cao hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Sáu là, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.Bảy là, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế nhằm đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Khắc phục những khó khăn, yếu kém trong nước và những tác động, ảnh hưởng của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, trong những năm 2011 - 2015, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các ban, bộ ngành và sự nỗ lực của các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế đất nước đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả tích cực: Kinh tế vĩ mô từng bước ổn định trên cơ sở đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế. Từ năm 2013,Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng, tính chung trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế đạt 5,82%/năm, trong đó, năm 2015 đạt 6,8%; lạm phát giảm từ 18,13% năm 2011 xuống dưới 5% vào năm 2014 và 0,63% năm 2015. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, đạt kết quả tích cực bước đầu; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ giá đồng tiền Việt Nam ổn định so với USD; xuất khẩu hàng hóa duy trì trên dưới 10%. Văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định với thu nhập bình quân trên đầu người đạt trên 2.000 USD năm 2015; tỷ lệ nghèo giảm xuống dưới 5% năm 2015.

Có thể nói, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát và an sinh xã hội được bảo đảm là những thành công của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI.

Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện; kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; chất lượng tăng trưởng chưa cao; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; nợ công tăng nhanh, nợ xấu còn ở mức cao.Kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.Văn hóa, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc. An ninh chính trị còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, đặc biệt là tình hình biển Đông. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây bất bình trong nhân dân. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 9-14/10/2016,Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp. Ban Chấp hành Trung ương quyết định ban hành các Nghị quyết: về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế”; v “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Đặc biệt, Nghị quyết số 04-NQ/TW về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”đã khẳng định quyết tâm chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thể hiện rõ tính chiến đấu của Đảng. Nghị quyết đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, xác định cụ thể nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhất là sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng; đồng thời, xác định hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt, trong nghị quyết lần này, Trung ương đã thẳng thắn chỉ rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cùng với đó, Trung ương cũng xác định 4 nhóm giải pháp: Công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; cơ chế chính sách; kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội. Đây là cơ sở, điều kiện, căn cứ để cấp ủy các cấp tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị.          

 Từ ngày 5-10/5/2017, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét, thảo luận các Đán, ngày 03/6/2017,  Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XII ban hành 3 nghị quyết quan trọng: Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”; Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” và Nghị quyết số 12-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”.

1. Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhấn mạnh:  Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”. Đó là sự phát triển trong nhận thức và tư duy của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định: “Phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất” và “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ”.

Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo, định hướng cho phát triển kinh tế tư nhân: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP. Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của "chủ nghĩa tư bản thân hữu", quan hệ "lợi ích nhóm", thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính. Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nghị quyết đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp lớn, trong đó có hơn 30 giải pháp cụ thể để xử lý đồng bộ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân.

2. Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”: Nghị quyết đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể hiện một tầm nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn và nội hàm, quy luật, bước đi, lộ trình của quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN.

Nghị quyết nêu mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; góp phần huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và mục tiêu đến năm 2030 là: “Hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết nhấn mạnh: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nghị quyết đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn với 44 giải pháp cụ thể; 5 nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện.

3. Nghị quyết số 12-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”: Nghị quyết đề ra chủ trương tiếp tục thu hẹp phạm vi ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN. Cụ thể là: Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Về cơ chế hoạt động, tiêu chí đánh giá hiệu quả DNNN, Nghị quyết xác định: DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Về định hướng cơ cấu lại DNNN: Nghị quyết xác định quan điểm: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hoá, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt để, bao gồm cả việc cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước yếu kém.

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng 4-10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế-xã hội và tài chính-ngân sách năm 2017, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán tài chính-ngân sách năm 2018; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tiến hành một số công việc quan trọng khác.

Ngày 7/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trvề luân chuyển cán b. Quy định nêu rõ: Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ; tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp chặt chẽ với bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ (trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết).Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.

Đối tượng luân chuyển là cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, Chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chức danh bố trí luân chuyển áp dụng đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng; đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó; trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cán bộ luân chuyển có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định; có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác; còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định). Cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Quy định cũng nêu rõ: Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng).

IV. THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)

4.1. Thành tựu và hạn chế

4.1.1. Thành tựu và hạn chế về lý luận

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới và thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thống luận điểm về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Đó là kết quả của đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ Đại hội VI, từ quá trình thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và thực hiện Cương lĩnh 1991, từ việc không ngừng tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận, tăng cường vai trò của công tác lý luận, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đảng đã nhận thức rõ hơn mục tiêu và mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã nhận thức rõ hơn những vấn đề về chế độ kinh tế, chính trị, cơ cấu xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải  trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới cho thấy một thực tế là hoàn toàn có thể bỏ qua chế độ tư bản để đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua sự xác lập quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của chế độ tư bản và có thể kế thừa những thành quả của nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Đại hội XI của Đảng nhận thức rõ: “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chưa được làm sáng tỏ. Lý luận về các bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những vấn đề về thể chế kinh tế thị trường chưa được làm rõ. Chưa có sự thống nhất về tiêu chí công bằng và bình đẳng, về sự phân hóa giàu nghèo. Nhiều vấn đề mới về lý luận văn hóa chưa được giải đáp.Chưa nhận thức đầy đủ để khắc phục tình trạng chồng chéo và lạm quyền trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa được sáng tỏ.

Chậm đổi mới tư duy lý luận trên một số vấn đề quốc tế và trong công tác đối ngoại. Khả năng dự báo về tình hình thế giới còn hạn chế.Lý luận về chiến tranh nhân dân trong điều kiện công nghệ cao và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế chưa được cụ thể hóa. Lý luận về Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường, dân chủ và mở cửa, hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ.

4.1.2. Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn

Trên lĩnh vực kinh tế

Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng tương nhanh và ổn định, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt gần 7%. Tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả bước đầu. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1990 lên 1.168 USD năm 2010 và 2.200 USD năm 2016. 

Hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn: dầu khí, dệt may, da giày, thủy hải sản, lương thực, cây công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử...Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực.Thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Đến năm 2016, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 300 tỷ USD.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành. Nhà nước từng bước tạo ra khung pháp lý cho các yếu tố thị trường bằng các luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, đồng thời thể chế hóa các chính sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế...

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh. Phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp (đến 6.2017, cả nước có 325 khu công nghiệp, 16 khu kinh tế) và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38% năm 2005 và 38,3% năm 2010. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống dưới 5% năm 2016.

Kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 nước, trong đó có 20 hiệp định thế hệ mới.

Về văn hóa, xã hội

Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 63% năm 2010 lên gần 75% năm 2015. Chú trọng xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện.Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tốt: tỷ lệ nghèo đói giảm từ 53 % năm 1993 xuống còn 20% năm 2008 và dưới 5% năm 2015. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề ra.Năm 2000, cả nước đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2010, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên phạm vi cả nước; tỷ lệ người lớn biết chữ đạt trên 95%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 63 tuổi năm 1990 lên 73,2 tuổi năm 2016.

Về xây dựng hệ thống chính tr

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đạt được những kết quả bước đầu. Quốc hội đẩy mạnh xây dựng luật pháp. Nền hành chính quốc gia được cải cách một bước. Quốc hội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động theo hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến năm 2005, Quốc hội thông qua gần 150 luật. Từ 2006 đến năm 2015, Quốc hội thông qua hơn 100 luật. 

Bộ máy Chính phủ và chính quyền địa phương được kiện toàn một bước. Bộ máy Chính phủ giảm từ 49 đầu mối xuống còn 25 đầu mối. Bộ máy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giảm từ 40 đầu mối xuống còn hơn 20 đầu mối.Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từng bước đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.

Về đối ngoại

Phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (năm 1991), Hoa Kỳ (năm 1995); gia nhập ASEAN (năm 1995); gia nhập WTO (năm 2006);mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các nước tư bản phát triển: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý…; ký kết Hiệp ước chiến lược và Hiệp ước toàn diện với nhiều nước trên thế giới.

Từng bước giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ biển, đảo với các nước liên quan như: Trung Quốc, các nước ASEAN. Đồng thời, tăng cường đàm phán, ký kết các Hiệp ước Thương mại tự do với ASEAN, EU, Mỹ… Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập quốc tế. Đến năm 2015, Việt Nam đã thu hút hàng chục tỷ USD vốn ODA, gần 300 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiến một bước dài trong hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập các diễn đàn kinh tế AFTA, APEC, WTO.

Về quốc phòng an ninh

Thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng với chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, để gây mất ổn định.

Đảng đã chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước; xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội và công an theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng được thế trận quốc phòng toàn quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Về công tác xây dựng Đảng

Trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vào Đảng và chế độ chính trị của đất nước, Đảng vẫn vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từng bước nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng trên những vấn đề cơ bản của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới; đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối đúng đắn; phê phán các quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan, phủ nhận thành tựu của quá khứ... Hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối trung gian. Tiến hành đổi mới công tác cán bộ trên cơ sở lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ; bước đầu đổi mới phương thức lãnh đạo trên cơ sở coi trọng lãnh đạo thể chế hóa nghị quyết, lãnh đạo xây dựng luật và pháp lệnh, khắc phục tình trạng áp đặt, bao biện, làm thay.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực còn hạn chế.

Thực tiễn 30 năm đổi mới cho thấy: Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng  hiện hữu. Kinh tế phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.Việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển còn hạn chế. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng còn hạn chế.

 Những tiêu cực và tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy cao độ.An ninh chính trị còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội, đe dọa chủ quyền quốc gia.Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền các cấp chưa cao, gây bức xúc trong nhân dân.

 Trong Đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu; tha hóa về lối sống, quan liêu, xa rời quần chúng. “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII của Đảng nêu ra vẫn tồn tại, có mặt diễn biến biến phức tạp, như nguy cơ “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch… (…) … và những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang gây bất bình trong xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

4.2. Một số bài học

Quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đã để lại một số bài học:

Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại,vận dụng kinh nghiệm quôc tế phù hợp với Việt Nam.

Hai là, đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm v ụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nướ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiệt với nhân dân.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Phân tích yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới.

2. Phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội XII (2016) về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - giá trị lý luận và thực tiễn.

 3. Phân tích những tựu nổi bật và những hạn chế sau 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VI (12-1986), Văn kiện Đại hội VII (1991), Văn kiện Đại hội VIII (1996), Văn kiện Đại hội IX (2001), Văn kiện Đại hội X (2006), Văn kiện Đại hội XI (2011), Văn kiện Đại hội XII (2016).

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, H,2015.

5. Đặng Phong (2009): Tư duy kinh tế Việt Nam, Nxb Trí thức.

6. Nguyễn Phú Trọng: Chủ nghĩa  xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - nhìn từ thực tiễn Việt Nam (9-4-2012), Hội đồng lý luận Trung ương - Thông tin lý luận chính trị 45 (118), 4-2012, tr. 3-11.


BÀI 5

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO KẾT HỢP MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 

Người biên soạn:  PGS,TS Nguyễn Ngọc Hà

TS Trần Thị Vui

Số tiết giảng:     5 tiết

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

* Về kiến thức: Giúp học viên nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc những nội dung cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam và trong thời đại hiện nay; nhận thức được sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam.

* Về tư tưởng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành quan điểm chỉ đạo mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Góp phần nâng cao lập trường tư tưởng của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

* Về kỹ năng: Nâng cao năng lực vận dụng những kiến thức về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn công tác, nhất là trong đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung chủ đạo, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm nhất quán của Đảng, là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện với nội dung, hình thức, bước đi phù hợp với đặc điểm mỗi thời kỳ cách mạng, là yếu tố quan trọng khơi dậy và phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam.

I. ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ LÝ TƯỞNG, MỤC TIÊU, LÀ NGUỒN GỐC SỨC MẠNH CỦA CÁCH MẠNG, CỦA ĐẢNG VÀ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

1.1. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

1.1.1. Một số khái niệm

Độc lập dân tộc theo nghĩa chung nhất là quyền tự chủ, tự quyết của dân tộc - quốc gia đối với đối với vận mệnh của dân tộc mình, đối với việc tổ chức các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trong phạm vi không gian lãnh thổ của mình; chủ động thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của quốc gia, không chịu sự can thiệp, chi phối mang tính áp đặt từ bên ngoài. Đối với mỗi quốc gia dân tộc, độc lập có nghĩa là độc lập thực sự về chính trị, kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Độc lập dân tộc của một dân tộc - quốc gia hàm chứa cả quyền bình đẳng giữa các dân tộc – quốc gia trên thế giới (điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Tuyên ngôn Độc lập). Độc lập dân tộc phải bảo đảm chủ quyền, bình đẳng của quốc gia dân tộc trong các mối quan hệ quốc tế, được pháp lý quốc tế thừa nhận và được khẳng định trên thực tế.

Độc lập dân tộc là một phạm trù lịch sử, với các giá trị được định hình trong quá trình phát triển của lịch sử, gắn liền với cuộc đấu tranh của các quốc gia dân tộc. Mỗi chế độ chính trị, mỗi thời đại, mỗi quốc gia dân tộc và mỗi giai cấp có quan niệm khác nhau về độc lập dân tộc. Trong tiến trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ hiện đại đã định hình các giá trị của độc lập dân tộc theo các quyền dân tộc cơ bản: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Trong thời đại hiện nay, khi mà toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, thì khái niệm “độc lập” hoàn toàn không có nghĩa là sự biệt lập, đóng kín một cách tuyệt đối của một quốc gia nào đó. Tự tách biệt mình khỏi khu vực và thế giới thì quốc gia dân tộc không những không có cơ hội phát triển mà sẽ bị cô lập trước toàn thế giới đầy những biến động phức tạp và các thách thức toàn cầu. Độc lập, chủ quyền, lợi ích của mỗi quốc gia phải thống nhất với mục tiêu đấu tranh chung của thời đại, của tất cả các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; mỗi quốc gia phải đồng hành, chia sẻ cùng thế giới trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

Gắn với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam luôn bị các thế lực thực dân, đế quốc âm mưu chia cắt lãnh thổ, thực hiện “chia để trị”, thì độc lập dân tộc luôn đi liền với thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải; độc lập của dân tộc – quốc gia gắn liền với bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển của các dân tộc - chủng tộc. 

Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với 3 phạm trù chủ yếu: là một học thuyết, là một phong trào, là một chế độ xã hội.

Trước hết, chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách mạng. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra cơ sở khoa học, quy luật khách quan của sự phát triển xã hội để đi tới chủ nghĩa xã hội – một chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở giải phóng triệt để giai cấp cần lao, giải phóng triệt để xã hội và con người[41].

Từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), chủ nghĩa xã hội trở thành một phong trào cách mạng rộng lớn, diễn ra rộng khắp trên thế giới. Phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thực tế đã đồng hành, gắn bó chặt chẽ với phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh của các quốc gia nhằm bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc, chống mọi hình thức can thiệp, áp đặt bất công từ bên ngoài của các thế lực đế quốc, thực dân. 

Bản chất của chủ nghĩa xã hội là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, giàu có, ấm no, hạnh phúc; về phương diện chính trị là quyền lực thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; về phương diện xã hội là xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; về phương diện văn hóa là giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ, phù hợp của nhân loại; về phương diện quốc tế là quan hệ hợp tác, hữu nghị, đấu tranh vì hòa bình, công bằng, tiến bộ xã hội, cùng chia sẻ với cộng đồng thế giới các thách thức mang tính toàn cầu.

Theo cách biểu đạt giản dị, dễ hiểu nhưng hàm xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”[42].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội có thể thực hiện thành công, thậm chí có mặt những thuận lợi khi xây dựng ở một nước thuộc địa phương Đông. Người cho rằng chính sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã giúp cho nhân dân các dân tộc bị áp bức hiểu rõ hơn về bản chất của nó, không ảo tưởng vào chủ nghĩa đế quốc; càng khát khao độc lập, tự do, càng mong muốn về một xã hội không có áp bức, bóc lột. “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”[43]. Ngay từ đầu, chủ nghĩa xã hội có sức hấp dẫn lớn đối với các dân tộc thuộc địa. Đây là tiền đề tư tưởng rất quan trọng cho mục tiêu và sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã chứng tỏ nhận định chính xác của Hồ Chí Minh với sự xuất hiện và lớn mạnh của những quốc gia xã hội chủ nghĩa vốn là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào thực dân, đế quốc, cũng như sức sống bền vững của chủ nghĩa xã hội ở một số nước châu Á, châu Mỹ La tinh, kể cả khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô.

1.1.2. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội và chính các ông đã đề cao vấn đề dân tộc, ủng hộ các dân tộc bị áp bức giành độc lập dân tộc, hướng tới xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp. Các ông xác định bản thân giai cấp vô sản phải đại biểu cho phong trào dân tộc và tự mình trở thành dân tộc. Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin đã kết hợp 3 cuộc cách mạng trong một chỉnh thể: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Nhờ đó mà sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội. Học thuyết về chủ nghĩa xã hội đề cao các giá trị dân tộc, phát huy các giá trị độc lập dân tộc, thực hiện bình đẳng dân tộc trong một thế giới đại đồng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện một học thuyết khoa học và cách mạng, với mục đích giải quyết toàn diện và triệt để các vấn đề về dân tộc, độc lập dân tộc, bình đẳng dân tộc.

Thực tế lịch sử đã minh chứng: khác với các chế độ xã hội trước đó luôn tồn tại, thậm chí là nguyên nhân đưa đến thống trị, áp bức, nô dịch giữa các dân tộc, chủ nghĩa xã hội, ngay từ khi ra đời, với tư cách là một chế độ xã hội, đã lập tức ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu tốt đẹp, là phương hướng tiến lên của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa luôn gắn bó chặt chẽ, truyền thêm sức mạnh cho nhau để đạt những thành quả to lớn trong lịch sử và hiện tại.

Những giá trị của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo Hồ Chí Minh, nếu nước được độc lập mà dân vẫn không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Giành được độc lập dân tộc, nhất định phải đưa dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi những giá trị đích thực của độc lập dân tộc chỉ có thể đạt được trong chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là tiền đề chính trị tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội càng được xây dựng vững mạnh thì độc lập dân tộc, với những giá trị đích thực của nó, càng được củng cố, bảo vệ  vững chắc.

Như vậy, những giá trị của độc lập dân tộc và của chủ nghĩa xã hội luôn hàm chứa trong nhau. Độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân chính là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là hệ giá trị độc lập, tự do, hạnh phúc thông qua giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, thực hiện các mục tiêu (đồng thời là thước đo) của chủ nghĩa xã hội là phát triển con người và xã hội, cá nhân và cộng đồng.

1.1.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn khách quan của lịch sử Việt Nam

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo lập trường phong kiến hay dân chủ tư sản, tiểu tư sản đều có mục tiêu giành độc lập cho dân tộc nhưng lại sai lầm trong xác định đường lối, con đường phát triển và phương pháp đấu tranh, qua khảo nghiệm của lịch sử đều lần lượt thất bại. Chỉ có xu hướng yêu nước theo lập trường của giai cấp vô sản, gắn giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội được khẳng định cả về phương diện khoa học và thực tiễn, được phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam chấp nhận và thực hiện. Chính thực tiễn lịch sử đã khách quan lựa chọn con đường cách mạng vô sản là con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sự phát triển theo quỹ đạo cách mạng vô sản đã đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thành công, nhân dân đã giành lại và củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc, là cơ sở vững chắc để phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Khi đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc khảo nghiệm thực tiễn tại nhiều nước tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu về cách mạng tư sản; song Người không lựa chọn con đường cách mạng tư sản vì cho rằng con đường đó không mang lại quyền lợi thực sự cho quần chúng lao động và không mở đường cho độc lập của các dân tộc thuộc địa. Khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở lý luận cách mạng đó con đường cứu nước đúng đắn: gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, tức là phải đi tới chủ nghĩa xã hội. Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác – Lênin là sự gặp gỡ tất yếu giữa chủ nghĩa yêu nước với hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của thời đại. Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, gieo hạt giống chủ nghĩa xã hội vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm thực tiễn của các nước, Nguyễn Ái Quốc khẳng định chủ nghĩa xã hội hoàn toàn có thể thực hiện được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng, trong đó có Việt Nam. Con đường cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua đã chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên.

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam. Từ đây, dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn để tự giải phóng mình, xóa bỏ ách nô lệ, tiến tới độc lập tự do; sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với sự nghiệp giải phóng những người lao động bị bóc lột, áp bức, giải phóng toàn xã hội; cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới. Nhờ được dẫn dắt bởi lý tưởng, mục tiêu của giai cấp công nhân, phong trào yêu nước và đấu tranh cứu nước của dân tộc Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, đã nhìn thấy triển vọng lịch sử, đã đi trên con đường lớn của lịch sử: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930) nêu rõ mục tiêu đấu tranh của cách mạng và dân tộc Việt Nam là làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập để đi tới xã hội cộng sản. Lần đầu tiên, ở Việt Nam có một đảng chính trị đề ra cương lĩnh cách mạng và khoa học, bao quát được nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc với những giá trị đích thực của độc lập dân tộc và phương hướng tiến lên của dân tộc, giải quyết được cả yêu cầu phát triển của dân tộc và của xã hội Việt Nam. Bởi vậy, ngay khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lập tức tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam liên tiếp giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.

1.1.4. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng Việt Nam

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không chỉ là lý tưởng, mục tiêu mà còn trở thành động lực mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam. Khát vọng độc lập cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân có ý nghĩa to lớn trong việc tập hợp, đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp và thành phần trong dân tộc, tạo nên lực lượng cách mạng rộng lớn và sức mạnh to lớn. Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội tốt đẹp của mọi người Việt Nam. Gắn với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tinh thần độc lập, tự chủ, tự tôn dân tộc luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy với quy mô và chất lượng mới.

Vượt qua những hạn chế của lập trường phong kiến, lập trường tư sản, chủ nghĩa xã hội đã đưa đến những nội dung mới và triệt để trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Đó là: Độc lập dân tộc trên cơ sở độc lập thực sự về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao; độc lập dân tộc phải bảo đảm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch của dân tộc này với dân tộc khác cả về kinh tế, chính trị và tinh thần; quan hệ giữa các nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền dân tộc, cùng đóng góp vào lợi ích chung của các dân tộc, vì hòa bình thế giới, vì sự tiến bộ của loài người. Những giá trị đó chỉ có thể đạt được ở chủ nghĩa xã hội. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt được chân giá trị của nó, đưa dân tộc tới sự phồn vinh về kinh tế, phong phú về tinh thần, dân chủ được bảo đảm. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, dân tộc mới phát huy cao độ sức mạnh của mình, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, trong xây dựng đất nước, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố vững chắc độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là yếu tố quan trọng khơi dậy sức mạnh của dân tộc, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi to lớn của dân tộc ta.

Những giá trị tốt đẹp của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chỉ đạo toàn bộ tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà ngay đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, nhân dân ta đã từ chối lập trường cứu nước theo hệ tư tưởng tư sản, với xu hướng đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa - con đường không đem lại độc lập thực sự cho Tổ quốc, cuộc sống ấm no, tự do cho người dân lao động. Gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, Đảng đã huy động được lực lượng to lớn nhất trong dân tộc là các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Giành được độc lập dân tộc mà không tiếp tục định hướng xã hội chủ nghĩa là phản bội lại các lớp người đã chiến đấu hy sinh vì lý tưởng này ngay từ trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng thời độc lập dân tộc cũng không được bảo đảm vững chắc.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1. Kết hợp Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)

Ở thời kỳ này, độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm trước hết, đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo, được tiến hành theo lập trường của giai cấp vô sản; mục tiêu chủ nghĩa xã hội chưa đặt ra trực tiếp mà là phương hướng tiến lên và để thực hiện mục tiêu đó, trước hết phải tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ này thể hiện ở hai nội dung chủ yếu:

2.1.1. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước tiên phải giành được độc lập dân tộc; độc lập dân tộc là điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Chánh cương vắn tắt của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định rõ con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền c.m và thổ địa c.m để đi tới xã hội cộng sản”[44]. Nhiệm vụ của cách mạng đã hàm chứa các nội dung của độc lập dân tộc và phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Luận cương chánh trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10-1930) chỉ ra các bước tiến triển của cách mạng Việt Nam là: Trong lúc đầu sẽ là cuộc cách mạng tư sản dân quyền; tiếp đó sẽ tranh đấu tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm đầu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, những người cộng sản Việt Nam có sự nhất trí cao về đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, song lại không nhất trí về sự chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sẽ được thực hiện từng bước. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương nhận thức rằng để bảo đảm thắng lợi của cách mạng phải đặt nhiệm vụ giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ đấu tranh giai cấp rải ra làm từng bước thích hợp ở từng giai đoạn, tùy thuộc vào tiến trình giải phóng dân tộc. Giải phóng dân tộc được xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong cách mạng dân tộc dân chủ. Bởi lẽ:

Thứ nhất, chưa giành độc lập dân tộc thì chưa có điều kiện giải quyết đầy đủ các vấn đề khác như quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền, giải quyết vấn đề ruộng đất, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, v.v… Do vậy, chưa giành được độc lập dân tộc thì chẳng những “dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu”, mà quyền lợi của giai cấp “đến vạn năm cũng không đòi lại được”, chưa thể có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước là một động lực to lớn của đông đảo các giai tầng trong xã hội, cần được triệt để phát huy trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Đề cao trước hết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng sẽ tập hợp không chỉ giai cấp công nhân, giai cấp nông dân mà các tầng lớp trên, kể cả trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc làm lực lượng cách mạng; đồng thời, trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ từng bước cải biến họ, làm cơ sở tiếp bước lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nông dân được hưởng nhiều quyền lợi to lớn: đánh đuổi thực dân, trở thành người dân của quốc gia độc lập tự do, đồng thời đập bỏ một chỗ dựa quan trọng của giai cấp địa chủ phong kiến, xoá các thứ thuế vô lý, được chia công điền và nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị khác. Chưa cải cách ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản quốc chia cho nông dân nghèo, giảm tô, giảm tức cũng đủ lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia cách mạng.

Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, là yếu tố xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cách mạng nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung.

2.1.2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và tạo ra sức mạnh hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc

Tính triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc bắt nguồn từ mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc kết hợp với từng bước giải phóng giai cấp, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó vừa động viên được tầng lớp trên, vừa động viên được các tầng lớp nhân dân lao động trong cả nước tham gia cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc.

Trước khi Đảng Cộng sản ra đời, các cuộc khởi nghĩa, phong trào cách mạng, đảng phái chính trị ở Việt Nam chưa xác định rõ hoặc xác định không phù hợp mục tiêu của độc lập dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ mục tiêu của độc lập dân tộc là chủ nghĩa xã hội. Hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được đặt trong quỹ đạo cách mạng vô sản, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phương pháp cách mạng bạo lực và quyết định đến việc sắp xếp lực lượng cách mạng: xây dựng và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở liên minh công - nông - trí, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự đúng đắn của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, với sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh và của Đảng, đóng vai trò quan trọng quyết định bảo đảm thành công của cách mạng giải phóng dân tộc. 

2.2. Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1945-1975)

2.2.1. Thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc (1945-1954)

Sau khi giành được chính quyền cách mạng trong cả nước, trong hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài, mâu thuẫn dân tộc vẫn còn tồn tại gay gắt, Đảng xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là bảo vệ độc lập dân tộc, với tinh thần “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”. Đối với nhiệm vụ giải phóng giai cấp, cải cách ruộng đất, Đảng chủ trương tiếp tục tiến hành từng bước, sát với tiến trình thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và phục vụ nhiệm vụ chống đế quốc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, chống “giặc đói”, “giặc dốt”, không ngừng nâng cao nội lực cách mạng, là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền độc lập non trẻ, chuẩn bị kháng chiến.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng đề ra chủ trương vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ dân chủ mới - chế độ nhân dân làm chủ. Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) nêu rõ: “Về mục đích trước mắt, Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn; tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”[45]. Nhiệm vụ xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến chỉ được đặt ra với yêu cầu thu hẹp bóc lột của giai cấp địa chủ, từng bước thực hành chính sách ruộng đất. Cuộc vận động địa chủ hiến điền, giải tán phe giáp, chia lại công điền công thổ, xóa thuế đinh, giảm thuế điền, đã mang lại một số ruộng đất và quyền lợi cho nông dân. Khi cuộc kháng chiến sắp kết thúc, do nhu cầu bồi dưỡng sức dân, đặc biệt là nông dân, Đảng tiến hành cải cách ruộng đất. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng là làm sao cải cách ruộng đất vừa củng cố khối liên minh công nông vừa giữ vững, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất. Sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, 71,7% ruộng đất đã được chia cho nông dân.

Ngay trong tiến trình kháng chiến, nhiều tiền đề của chủ nghĩa xã hội được tạo dựng: Công cuộc xây dựng chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những yếu tố cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được xác lập. Mọi công dân được tự do phát triển sản xuất kinh doanh theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh là người giàu thì giàu thêm, người khá trở nên giàu, người nghèo trở nên khá. Đảng xây dựng một số xí nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh. Tuy còn nhỏ, song thành phần kinh tế này đã góp phần bình ổn vật giá. Lĩnh vực văn hóa đạt nhiều thành tựu nổi bật. Xoá nạn mù chữ trở thành phong trào quần chúng rộng lớn và có ý nghĩa lâu dài. Trong kháng chiến, nhân dân chịu đựng mọi gian khổ nhưng vẫn sống lạc quan, tin tưởng ở Đảng, ở kháng chiến nhất định thắng lợi, đời sống tinh thần phát triển tốt đẹp. Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính đã thực sự đi vào cuộc sống và trở thành nguyên nhân của mọi thắng lợi. Khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ngày càng rộng lớn và vững chắc, vừa dựa trên nền tảng phát huy lòng yêu nước của toàn dân, vừa dựa trên những thành tựu ban đầu của chế độ mới. Chế độ mới không chỉ là lực lượng tinh thần mà còn là lực lượng vật chất to lớn, bảo đảm kháng chiến lâu dài, càng đánh càng thắng, cuối cùng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Chế độ dân chủ mới là thành quả quan trọng của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là một động lực đưa cuộc kháng chiến đến thành công, đồng thời là tiền đề trực tiếp cho chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ tiếp theo.

2.2.2. Kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng (1954-1975)

Ở thời kỳ này, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội thể hiện ở đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

Khi miền Bắc được giải phóng nhưng miền Nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Đảng khẳng định đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ cách mạng: tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tình huống đó chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.

Ở miền Bắc, chủ nghĩa xã hội không còn là định hướng mà đã trở thành mục tiêu trực tiếp. Do nhu cầu cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã chỉ đạo tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất và giảm tô. Cải cách ruộng đất tuy đạt được những thành tựu cơ bản, quan trọng nhưng đã phạm phải không ít những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng. Từ năm 1956, việc sửa sai đã được tiến hành nhằm phát huy thắng lợi đã đạt được, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước.

Vì nhân dân cả nước đều có nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, nên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là chủ nghĩa xã hội thời chiến mang những nét đặc trưng riêng biệt. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng không chỉ vận dụng quy luật của bản thân chủ nghĩa xã hội mà còn cả quy luật của chiến tranh cách mạng. Động lực phát triển kinh tế không chỉ là sự kết hợp các lợi ích, coi lợi ích Tổ quốc là tối cao, với lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, mà còn từ khát vọng xây dựng một xã hội bình đẳng, không có áp bức, bóc lột. Những thành tựu kinh tế của miền Bắc góp phần  đảm bảo trước hết yêu cầu chi viện cao nhất cho tiền tuyến, đồng thời bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã tổ chức quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch với chế độ tập trung cao độ và bao cấp ở mức độ thích hợp, để có thể trên cơ sở sức người, sức của có hạn, đáp ứng yêu cầu của chiến đấu, sản xuất, đời sống và làm nghĩa vụ quốc tế. Tinh thần "Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược", "Xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này cũng là để đánh thắng Mỹ" đã khơi dậy lòng yêu nước động viên toàn dân vừa sản xuất vừa chiến đấu.

Hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu lớn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Từ xuất phát điểm rất thấp, phải san sẻ cả nguồn lực và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, song miền Bắc đã thể hiện rất rõ tính ưu việt  của chế độ mới. Đồng thời, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại rất ác liệt bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Chủ nghĩa xã hội đang được xây dựng ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh tinh thần cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước và sức mạnh vật chất to lớn phục vụ các yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng. Nhờ thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã thể hiện được vai trò quyết định nhất giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những thành tựu của miền Bắc còn tạo dựng tiền đề quan trọng cho thời kỳ cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau này.

Sức mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình phát huy cao độ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh của chế độ mới được khơi dậy trên nền tảng của tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Nhân dân hai miền Nam – Bắc cùng chung sức, phối hợp đánh thắng đế quốc Mỹ trên cả hai miền đất nước. Miền Nam đã thể hiện đầy đủ nhất, xuất sắc nhất vai trò quyết định trực tiếp đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, đánh đổ chế độ thân Mỹ đồng thời góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Dựa vào sức mạnh của chế độ mới được thiết lập ở vùng giải phóng miền Nam và chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đi đến thắng lợi cuối cùng – hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

2.3. Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975-2016)

2.3.1. Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc là điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội; tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội để củng cố độc lập dân tộc

Sau nhiều thập kỷ đấu tranh gian khổ, dân tộc Việt Nam đã giành lại trọn vẹn nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc – thời kỳ cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những giá trị của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh mới, những tiềm năng, lợi thế của cả hai miền đất nước được huy động, tập trung cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng nền độc lập dân tộc chưa được củng cố, vẫn tồn tại nhiều nguy cơ xâm phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đất nước còn lạc hậu về kinh tế. Nhân dân còn nghèo. Các thế lực thù địch thường xuyên chống phá bằng âm mưu "diễn biến hoà bình", kết hợp với răn đe quân sự và bạo loạn chính trị. Bởi vậy, trong mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ở vị trí ưu tiên. Phấn đấu để xây dựng Tổ quốc từ một nước còn nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”; không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa quyết định để củng cố nền độc lập dân tộc. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là điều kiện cực kỳ quan trọng, tạo môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Độc lập dân tộc, tinh thần dân tộc luôn là động lực to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới, nhằm vượt qua đói nghèo, lạc hậu, tình trạng đất nước chưa phát triển, xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu đó phù hợp với lợi ích chung của cả đất nước, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội và mỗi cá nhân. Đảng tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường; không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy thế mạnh của đất nước trong điều kiện đã giành được độc lập, thống nhất để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xác định đúng mô hình đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo tư duy đổi mới, Đảng đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới, các giá trị của dân tộc Việt Nam đã được phát huy cao độ, đồng thời vị thế quốc gia và sức mạnh tổng hợp quốc gia được nâng lên một bước quan trọng, là điều kiện quan trọng để mở rộng quan hệ quốc tế, củng cố độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

2.3.2. Đổi mới - con đường và điều kiện bảo đảm kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Lựa chọn và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời đòi hỏi phải đưa ra được các giải pháp, bước đi, cách làm thực sự khoa học nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó. Trước năm 1986, do chủ quan, duy ý chí, Đảng đã phạm những khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nền kinh tế - xã hội chẳng những không đạt được các mục tiêu đã dự kiến, mà ngày càng rơi vào khó khăn, khủng hoảng. Những yếu kém về kinh tế - xã hội, những hạn chế về lý luận, khuyết điểm về lãnh đạo, tổ chức thực hiện... còn làm ảnh hưởng đến các nguồn lực củng cố quốc phòng, an ninh và vị thế đất nước trên trường quốc tế. Do đó, đổi mới trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, xuất phát từ đòi hỏi của cả Đảng và quần chúng, nhằm tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp đặc điểm nước ta.

Đối với Việt Nam, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà nhằm làm cho mục tiêu đó đạt được bằng những bước đi, phương thức và biện pháp phù hợp hơn. Với ý nghĩa đó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nêu: “Chủ nghĩa xã hội chúng ta lựa chọn cũng không phải là chủ nghĩa xã hội bị hiểu sai và làm sai như trước đây, mà là chủ nghĩa xã hội đích thực, chủ nghĩa xã hội đúng đắn”[46].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Những đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa đồng thời hàm chứa những giá trị của độc lập dân tộc.

Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn 3 thập kỷ qua, nhờ sự nỗ lực, thống nhất cao độ của toàn Đảng, toàn dân đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó chẳng những hiện thực hóa từng bước giá trị của chủ nghĩa xã hội mà còn nâng cao vị thế đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, củng cố nền độc lập dân tộc.

2.3.3. Xác định đúng các chặng đường của thời kỳ quá độ, hoạch định chính xác nhiệm vụ, mục tiêu cho mỗi chặng đường mới bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả nước bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh gặp vô vàn khó khăn vì điểm xuất phát thấp, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài, đời sống nhân dân còn rất khó khăn. Trong chặng đường đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng phải xác định đúng hình thức, bước đi, giải pháp, chiến lược xây dựng đất nước nhằm một trong những mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976), trong kế hoạch 5 năm 1976-1980, đã vạch mục tiêu: Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, tạo tích luỹ cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Xét về mặt chủ quan, vì tư duy lý luận, tư duy kinh tế chưa được đổi mới, chưa nhận thức đúng về bước đi ban đầu – chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên sau 5 năm phấn đấu gian khổ, hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội IV đề ra đã không đạt được. Đời sống kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, yếu kém. Nguồn nội lực đầu tư cho quốc phòng, an ninh hạn chế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định: Nhiệm vụ bức thiết trước mắt là ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Đất nước bắt đầu đổi mới từng phần, nhưng về cơ bản cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp vẫn tồn tại, nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng.

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng – Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước xác định: Mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, với đường lối đổi mới toàn diện, chúng ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng về đổi mới tư duy lý luận; tạo lên những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, trong sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; về cải thiện đời sống nhân dân; về giữ vững quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế... Đây là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Lịch sử chỉ rõ, chỉ xác định đúng các chặng đường trong thời kỳ quá độ, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi chặng đường, Đảng mới kết hợp thành công độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

III. KẾT HỢP ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

3.1. Thuận lợi và thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng về kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay

3.1.1. Thuận lợi

Trên thế giới, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ngày càng rộng mở, tồn tại các chế độ xã hội khác nhau trong đa dạng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Những giá trị của độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội định hình ngày càng rõ nét, phổ biến và mang tính toàn cầu; các dân tộc luôn nhận được sự chia sẻ nhanh chóng, có sức mạnh của dư luận thế giới về các vấn đề liên quan đến độc lập, chủ quyền của mình. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia - dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển, tăng cường sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc, thể hiện vai trò của mình trong một thế giới “mở”, giải quyết nhiều vấn đề nội tại và phát triển theo xu thế chung của văn minh thế giới.

Khu vực Đông Nam Á phát triển năng động với vai trò quan trọng của ASEAN, mà ở đó vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Đây là tổ chức chấp nhận các nước có chế độ xã hội khác nhau là thành viên. Sự hợp tác ASEAN ngày càng rộng mở, đi vào chiều sâu, nâng cao vị thế của cả cộng đồng và tạo thêm cơ hội phát triển của từng quốc gia. Đồng thời, cộng đồng ASEAN cũng tăng thêm sức mạnh cho các quốc gia trong giải quyết các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.

Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã nắm vững ngọn cờ cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, là đảng duy nhất cầm quyền từ khi thành lập nước đến nay với rất nhiều chiến thắng, thành quả to lớn, được nhân dân, được lịch sử và quốc tế ghi nhận. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền ở Việt Nam, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững chắc, chính trị - xã hội ổn định là một thuận lợi to lớn cho sự thống nhất ý chí, đoàn kết về lực lượng cho sự nghiệp củng cố, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những thành tựu, kinh nghiệm của 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Những thành tựu đạt được là minh chứng thuyết phục cho sự đúng đắn của con đường cách mạng do Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn; đồng thời là cơ sở vững chắc để kiên định và quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.1.2. Thách thức

Trên thế giới, tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn biến phức tạp. Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt, trong đó khu vực biển Đông là điểm nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia. Một số nước lớn vẫn gây áp lực với các nước khác bằng các biện pháp kinh tế tài chính, thương mại, công nghệ và cả đe dọa sử dụng vũ lực; lợi ích và độc lập, chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn luôn đứng trước nguy cơ bị xâm phạm. Bên cạnh đó, những vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống như an ninh tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố... diễn biến phức tạp, đòi hỏi các quốc gia phải chia sẻ nguồn lực và trách nhiệm cùng cộng đồng thế giới.

Đất nước vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và suy giảm tăng trưởng; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham nhũng và lợi ích nhóm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng vi phạm dân chủ trong xã hội; một số đảng viên và nhân dân mất niềm tin vào Đảng, những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn biến phức tạp. Những hiện tượng đó nếu không được ngăn chặn kịp thời và kiên quyết, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ, đến lợi ích quốc gia và tiền đồ của dân tộc.

Trong khi chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào và tình hình trong nước có nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ quyền đất nước vẫn luôn có nguy cơ bị xâm phạm.   

3.2. Xu hướng phát triển của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời đại hiện nay

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, chủ nghĩa xã hội chịu những tổn thất nặng nề, nhưng giá trị, sức sống và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa xã hội vẫn được khẳng định. "Trải qua những biến động lớn của lịch sử, chủ nghĩa xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị đích thực như một học thuyết khoa học và là giải pháp duy nhất cho tương lai của nhân loại"1.

Một chế độ xã hội ra đời khi chính xã hội trước nó tạo ra những tiền đề và điều kiện đầy đủ nhất. Chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa trong quá trình phát triển đang tạo ra những tiền đề vững chắc hơn cả về vật chất – kỹ thuật, về xã hội, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội, đồng thời những mâu thuẫn cố hữu, nan giải của nó vẫn đang phát triển mà không thể tự giải quyết. Sự phát triển của nhân loại đang tiến ngày càng gần hơn đến những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội.

Dưới tác động và ảnh hưởng của toàn cầu hóa, chủ nghĩa xã hội hiện thực, chủ nghĩa xã hội cải cách và đổi mới hiện nay lại có cơ hội để trưởng thành, để đạt tới một chất lượng mới, thực sự khoa học - cách mạng và nhân văn, thực sự là phương án lựa chọn đáng tin cậy của các dân tộc trong hành trình tới độc lập, tự do và làm chủ vận mệnh, cuộc sống của mình.

3.3. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có quan hệ mật thiết, tác động và quyết định lẫn nhau trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Độc lập dân tộc là khát vọng, cũng là tiền đề để đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành thuận lợi; Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cao cả, là đích phải đi tới và cũng là điều kiện để bảo đảm, củng cố độc lập dân tộc chân chính. Vì vậy, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Từ khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, một số người dao động, hoài nghi giá trị chủ nghĩa xã hội, muốn đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đảng đã kiên quyết bác bỏ quan điểm sai lầm đó. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3-1989, Đảng đã khẳng định một lần nữa: đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân Việt Nam, là sự lựa chọn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng CSVN. Nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự đồng tình ủng hộ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bằng việc nỗ lực phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trong tiến trình đổi mới, Đảng nhận diện ngày càng rõ hơn vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tiến trình đổi mới là sự tiếp tục vận động của những quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, được hình thành dựa trên những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát triển những nhận thức đúng đắn mà Đảng đã nhận thức được trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam[47]. Nhận thức của Đảng, của nhân dân Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.

Từ thực tiễn 25 năm đổi mới toàn diện đất nước (1986-2011), tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn. Trong đó, bài học quan trọng hàng đầu được khái quát là “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau[48].

Nhằm tạo động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng nêu rõ mục tiêu: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc dộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”[49].

Những thành tựu bước đầu có ý nghĩa lịch sử của hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới chính là thành quả của quá trình Đảng luôn kiên định, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển chung của thế giới.

*

*        *

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử Việt Nam, có thể rút ra một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu; là nội dung nổi bật, xuyên suốt và chủ đạo trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nội dung độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam được xác định và củng cố trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, được khẳng định và ngày càng sáng tỏ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhận thức của Đảng về mối quan hệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nhận thức khoa học, nhất quán suốt từ khi Đảng ra đời đến nay, thể hiện rõ lập trường cách mạng triệt để, kiên định của Đảng CSVN, của nhân dân Việt Nam. Đảng đã không ngừng tổng kết nội dung độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội qua các chặng đường đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới để làm rõ nội dung độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh lịch sử mới.

Thứ hai: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có quan hệ mật thiết, tác động và quyết định lẫn nhau trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Độc lập dân tộc là khát vọng, cũng là tiền đề để đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cao cả, là lý tưởng của dân tộc, là đích phải đi tới và cũng là điều kiện để bảo đảm vững chắc độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam.

Thứ ba: Những năm cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào và gặp nhiều thách thức mới. Sự đổ vỡ thể chế xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản mất vai trò cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô, kết cục là đổ vỡ cả hệ thống, chỉ còn một số ít các nước xã hội chủ nghĩa riêng lẻ. Song, “những thành tựu có quy mô và tầm vóc lịch sử thế giới của chủ nghĩa xã hội là không thể phủ nhận, nó đã từng là giá trị thể hiện bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, mãi mãi còn in dấu trong lương tâm, ký ức nhân loại”[50]; những giá trị của chủ nghĩa xã hội vẫn đang hiện diện và ngày càng khẳng định rõ hơn trong thế giới đương đại; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục khẳng định giá trị bền vững, sức sống mạnh mẽ, là xu thế phát triển của nhân loại.

Thứ tư: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang trong quá khứ và mãi là ánh sáng chỉ đường cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong thế kỷ XXI của Đảng và nhân dân Việt Nam. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải quán triệt nguyên tắc đó. Mọi cán bộ, đảng viên, công chức phải nắm vững nguyên tắc đó và thể hiện trong hành động, hoạt động thực tiễn, trong tư duy, tình cảm và đạo đức. Xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là đi chệch hướng phát triển của đất nước.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

- Những nguy cơ, thách thức hiện nay đối với sự lãnh đạo của Đảng trong kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo bắt buộc

- PGS,TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên): Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. CTQG, HN, 2001, tr. 9 - 22.

- GS Song Thành: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. LLCT, HN, 2005, tr 129 – 141.

- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb. CTQG, HN, 2008, tr 195 - 206.

- TS Đinh Thế Huynh, GS,TS Phùng Hữu Phú...: 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb. CTQG, HN, 2015.

Tài liệu tham khảo tự chọn:

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN, 2011, tr 63 - 90.

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, HN, 2016.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng: Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương trình Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. LLCT, HN, 2005, tr 446 - 450.

- Nguyễn Trọng Phúc: Một số kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong những năm đổi mới. Trong “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước”, Nxb. LLCT, HN, 2008, tr. 404 - 414.

 

 

 

 

 


BÀI 6

PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KÊT TOÀN DÂN TỘC
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

 Người biên soạn: PGS,TS Nguyễn Danh Tiên

                              PGS, TS Trần Trọng Thơ

Số tiết giảng:     5 tiết

 A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

* Về kiến thức: Cung cấp cho học viên những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quá trình Đảng chỉ đạo phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Về kỹ năng: Giúp học viên nhận thức đúng đắn thực tiễn quá trình quá trình Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong các thời kỳ lịch sử; qua đó, góp phần nâng cao năng lực tư duy, nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu hiện nay.

* Về tư tưởng: Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm khẳng định: phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố niềm tin vào quan điểm chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Đại đoàn kết là nguồn sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn, thử thách để dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí  Minh, trở thành động lực và sức mạnh chủ yếu của dân tộc, là một trong những nhân tố có tính quyết định đưa đến những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trên các chặng đường lịch sử: đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), tiến hành cônng cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế (từ năm 1986 đến nay).

Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế càng đi vào chiều sâu càng cần phải mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy và vận dụng bài học về phát huy sức mạnh của cả dân tộc  được kết tinh từ thực tiễn đấu tranh và giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay.

I. ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC – MỘT VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC XUYÊN SUỐT CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1.1. Cơ sở hoạch định chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng

-  Những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giai cấp vô sản không thể đơn độc trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình mà cần phải liên minh được với các giai cấp khác mới có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, cải biến xã hội. Những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: “những người cộng sản phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hiệp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước”[51].

V.I.Lênin cho rằng: Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân: "Chỉ những ai tắm mình trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ được chính quyền"...(...) "Quần chúng lao động ủng hộ chúng ta. Sức mạnh của chúng ta là ở đó. Nguồn gốc khiến cho chủ nghĩa cộng sản thế giới trở thành vô địch cũng là ở đó"[52].

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn dân tộc.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng.

Theo Người, cách mạng là công việc chung của dân chúng chứ không phải công việc của một vài người. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người viết “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, muốn cách mạng thành công thì phải “đồng tâm hiệp lực mà làm”[53]. Trong khối hiệp lực đồng tâm đó thì công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ là bầu bạn của cách mạng của công nông.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Người viết: “Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[54]; “Nhờ đoàn kết mà trong bao nhiêu thế kỷ, nhân dân Việt Nam đã bảo vệ được độc lập, tự do của mình. Nhờ Đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và đã kháng chiến thắng lợi”[55].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, phải được tạo dựng bao gồm lực lượng toàn của dân tộc, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nam nữ, giàu, nghèo… trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản. Muốn xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải giải quyết thành công mối quan hệ dân tộc và giai cấp, trong đó, độc lập dân tộc mang tính chi phối. Người viết: “Dân tộc không độc lập thì giai cấp vạn năm không được giải phóng và nhân dân ta mãi mãi phải chịu kiếp ngựa trâu”[56]. Trên cơ sở lấy lợi ích dân tộc làm điểm hợp tụ, Người chỉ rõ: ''Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân''[57].

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán một tư tưởng: đại đoàn kết toàn dân mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng, không phải là nhất thời. Người viết: ''Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài... Không phải là một thủ đoạn chính trị... Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết''[58].

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Để tập hợp lực lượng cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì vấn đề rất cơ bản là phải xây dựng và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất, thu hút rộng rãi mọi lực lượng, mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam yêu nước. Mặt trận đó muốn có sức mạnh, thực sự là cơ sở chính trị của cách mạng thì phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người chỉ rõ: “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”, “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng nước ta”[59].

- Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu và là bài học lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đối diện thường xuyên với thiên tai, địch họa, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã hình thành tinh thần cố kết cộng đồng, cùng chung lưng, đấu cật xây dựng, bảo vệ non sông gấm vóc và tạo nên biết bao kỳ tích. Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mông Nguyên, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã chỉ ra nguyên nhân thành công, cũng là đúc kết chân lý tạo sức mạnh của quốc gia phong kiến Việt Nam: “Vua tôi đồng lòng- Anh em hòa thuận – Cả nước dốc sức”

Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị biến nước ta thành thuộc địa. Đối đầu với họa xâm lăng, với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các thế hệ người Việt Nam đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống xâm lược nhưng đều không giành được thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thất bại là do chưa xây dựng và huy động được khối đại đoàn kết toàn dân tộc phù hợp với đặc điểm dân tộc và tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời thời đại mới.

Truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc đứng trước yêu cầu phải bổ sung những nhân tố mới, mà điều cốt yếu là phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. 

1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy động lực cách mạng từ quảng đại quần chúng và xác định nhiệm vụ tổ chức, tập hợp, đoàn kết, coi đây là chiến lược xuyên suốt, nhất quán, là cội nguồn của sức mạnh trong mọi thời kỳ cách mạng:

Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Cương lĩnh đã hàm chứa những luận điểm về xây dựng khối đại đoàn kết bao gồm lực lượng của nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Sách lược vắn tắt của Đảng ghi rõ: Đảng là phải thu phục đại bộ phận và làm cho giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo dân chúng, phải thu phục đại bộ phận giai cấp nông dân, đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để lôi kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”[60]

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10-1930) chủ trương coi công nhân, nông dân (trung nông và bần nông) là động lực chính của cách mạng, thành lập các đoàn thể quần chúng, gắn kết chặt chẽ vận mệnh dân tộc Việt Nam, phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng Lào, Campuchia, đặt phong trào đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hội nghị ra nghị quyết về công tác Mặt trận (Án nghị quyết về vấn đề phản đế) nhận định: Ở Đông Dương có nhiều lực lượng phản đế cần phải liên hiệp lại làm một phong trào cách mạng thống nhất để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, mưu giải phóng cho xứ Đông Dương. Nghị quyết chỉ rõ: “Việc tổ chức phản đế là một trách nhiệm cần kíp của Đảng”[61]. Hội Đồng minh phản đế Đông Dương là hình thức tập hợp các đoàn thể cách mạng phản đế, bao gồm các hội công nông, học sinh, binh lính, thanh niên, phụ nữ, các đảng phái cách mạng khác (như Quốc dân Đảng) và các cá nhân. Hội Đồng minh phản đế có tính chất quần chúng, chú ý về sự hoạt động công khai trong quần chúng; có nhiệm vụ tham gia vào cuộc đấu tranh hàng ngày của công nông. Mục đích của Hội Đồng minh phản đế là: đoàn kết lực lượng cách mạng phản đế lại để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, giành hoàn toàn độc lập cho xứ Đông Dương và bênh vực phong trào giải phóng ở các thuộc địa và bán thuộc địa.

Sau khi “Án nghị quyết về vấn đề phản đế” ra đời, ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Về vấn đề thành lập Hội “Phản đế Đồng minh”. Bản Chỉ thị xác định: Hội phải bảo đảm tính chất công nông đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thật sự là của toàn dân: công nông “là hai động lực chính căn bản cho sự sắp xếp hàng ngũ lực lượng cách mạng”[62], và “giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công”[63].

Những quan điểm của Đảng về Hội Đồng minh phản đế chính là những quan điểm về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong một Mặt trận thống nhất.

Sau bài học của Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 và từ thực tế khôi phục phong trào cách mạng những năm 1931-1935, đến Đại hội đại biểu lần thứ Nhất  (3-1935), Đảng khẳng định nguồn gốc sức mạnh của Đảng chính là mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng. Nếu Đảng không được quần chúng ủng hộ thì “những nghị quyết cách mạng của Đảng chỉ là những lời nói không”, do vậy, công tác tranh thủ rộng rãi quần chúng là nhiệm vụ “quan trọng và cấp bách nhất” và đã ra nghị quyết thành lập tổ chức Phản đế liên minh và thông qua Điều lệ của tổ chức này. Điều lệ của Phản đế liên minh đã mở rộng và linh hoạt hơn: hễ người nào, vô luận đàn ông, đàn bà, già trẻ, tôn giáo, xu hướng chính trị hoặc đoàn thể chỉ cần thừa nhận Nghị quyết, Điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên. Qua Điều lệ của Phản đế liên minh có thể thấy, quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc có bước phát triển theo hướng mở rộng hơn về lực lượng.

Trong những năm 1936-1939, trước nguy cơ chiến tranh lớn đe dọa toàn nhân loại, trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, phương hướng và mục tiêu chủ yếu và trước mắt của cách mạng Việt Nam và Đông Dương lúc này là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh; đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương: đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong một Mặt trận rộng rãi, hoạt động công khai trên báo chí, đấu tranh nghị trường, đòi dân sinh, dân chủ, cải thiện đời sống cho người lao động.

Trong cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1939-1945, những quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với kiến lập một hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi có những phát triển đột biến.

 Trước tình hình Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, nhân dân Việt Nam và Đông Dương đứng trước nguy cơ tồn vong dưới sự cai trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, Đảng chủ trương tập trung giải quyết một nhiệm vụ cần kíp là giải phóng dân tộc: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng, độc lập”[64], “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không thực hiện được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[65]. Trên cơ sở đó, Đảng chủ trương gia tăng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi “thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp"1. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải lấy việc thống nhất lợi ích quốc gia và quyền lợi mỗi người dân làm động lực; phải xây dựng trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân mỗi nước, đồng thời giữ vững và tăng cường  đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương; phải mở rộng thu hút đông đảo các thành phần, các tổ chức, đảng phái, các nhân có mưu cầu độc lập cho xứ sở; phải tổ chức mô hình Mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp; khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Từ quan điểm chỉ đạo trên, Đảng đã lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận phản đế, tiếp theo là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), huy động sức mạnh toàn dân tộc, phát huy tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, chớp thời cơ tiến hành Cách mạng tháng Tám – 1945 thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2-9-1945).

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, dân tộc Việt Nam phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), với tư tưởng chỉ đạo “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”, Đảng chủ trương bảo đảm, tăng cường và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “kháng chiến và kiến quốc”. Trong các văn kiện quan trọng của Đảng, từ Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về Kháng chiến kiến quốc (11-1945), Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (12-1946), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12- 1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh (1947) đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện đều thể hiện nhất quán quan điểm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất, là yếu tố quan trọng đưa kháng chiến đến thắng lợi. Đảng chủ trương phải mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước trong nhân dân. Để làm việc đó, một mặt, Đảng chủ trương mở rộng hơn nữa thành phần tham gia Mặt trận Việt Minh, “bao gồm mọi tầng lớp nhân dân (chú trọng: kéo địa chủ, phong kiến và đồng bào Công giáo, vv).”[66]; mặt khác, tổ chức một hình thức mặt trận mới nhằm “đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam: Độc lập - Thống nhất - Dân chủ - Phú cường”[67]. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, trong đó khẳng định: “củng cố và phát triển khối đại đoàn kết và động viên toàn dân đánh đuổi đế quốc xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc”[68]. Đại hội nhất trí rằng: khối đại đoàn kết toàn dân tộc “không những cần thiết cho kháng chiến thắng lợi mà còn cần thiết cho kiến thiết dân chủ mới thành công”[69]. “Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc cả nước một lòng đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc, có Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi lấy liên  minh công – nông là nòng cốt”[70] là một nhân tố cơ bản đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), đối đầu với  một kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh bậc nhất thế giới, Đảng đã hoạch định đường lối cách mạng: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm một mục tiêu chung là đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Để thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị họp tháng 9-1954 chủ trương: “mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất (…) Tất cả những người trước đây tuy đã từng giúp Pháp và ngụy chống ta, những nay công khai tỏ lòng ủng hộ Hiệp định Giơnevơ, tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì ta đều cần tranh thủ làm cho họ đứng sang phía tá”[71]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960) chủ trương: “củng cố hơn nữa sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân ta (…) tăng cường công tác mặt trận”[72]. Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt (3- 1964) nêu rõ:  để thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta “đã đoàn kết cần đoàn kết hơn nữa (…) Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. Mọi người chúng ta, bất kỳ ai, làm việc gì, ở cương vị nào, đều phải là những chiến sĩ dũng cảm của sự nghiệp vẻ vang ấy”[73].

Căn cứ vào đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chiến lược được xác định, Đảng chủ trương xây dựng các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất thích hợp ở mỗi miền: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” ở miền Bắc; “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” và “Liên minh các lực lượng dân chủ, hoà bình miền Nam Việt Nam” ở miền Nam. Tuyên ngôn, chương trình, nghị quyết của các hình thức Mặt trận này đều quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, kêu gọi các tầng lớp nhân dân Việt Nam siết chặt hàng ngũ trong Mặt trận, đoàn kết thực hiện mục tiêu đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.

Các quan điểm, chủ trương đúng đắn về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, với các hình thức phù hợp của Đảng đã đi vào thực tiễn, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

 Trải qua 30 năm tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cách mạng Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ to lớn và có hiệu quả của nhân dân thế giới. Cùng với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, nhân dân Việt Nam đã hình thành khối đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung; đã tăng cường và củng cố tình hữu nghị và tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn về vật chất, tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô và Trung Quốc, sự đoàn kết, ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, hoà bình là hoàn toàn chính nghĩa đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân các nước yêu chuộng hoà bình và tiến bộ và dân chủ, trong đó có cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Sức mạnh dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam đã được kết hợp chặt chẽ với sức mạnh của thời đại trở thành một nhân tố làm nên thắng lợi.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng đề ra đường lối, chủ trương đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trên chặng đường mới, Đảng chủ trương thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền Bắc - Nam thành một Mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm cơ sở để tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.

Ngày 18-4-1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 17 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới”. Bản Chỉ thị đề ra những nội dung hoạt động theo chức năng của Mặt trận,  bao gồm: Tuyên truyền vận động nhân dân tăng cường đoàn kết theo đường lối của Đảng nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, giữa Mặt trận với chính quyền nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động;  phản ánh nguyện vọng, ý kiến của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, góp phần xây dựng luật pháp và chính sách có liên quan đến các tầng lớp nhân dân, cùng các đoàn thể tổ chức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.

Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Chương trình hành động của Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (31-1 đến 3-2-1977) và Đại hội toàn quốc lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (5-1983) đều kêu gọi tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò trong tổ chức và vận động thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đại hội  chỉ rõ bốn bài học kinh nghiệm lớn, trong đó bài học đầu tiên là: ''Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân dàm gốc''[74], xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết 8b, ngày 27-3-1990 Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Nghị quyết nhấn mạnh: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Nghị quyết khẳng định quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân là truyền thống vô cùng quý báu của cách mạng Việt Nam; đánh giá nghiêm túc tình hình, thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân hiện nay. Từ thực tiễn, Nghị quyết xác định bốn quan điểm chỉ đạo nhằm đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân: Một là, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Hai là, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân. Ba là, các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng. Bốn là, công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6- 1991), lần đầu tiên trong Cương lĩnh xây dưng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng nêu khái niệm mới về khối liên minh công - nông - trí thức và khẳng định: khối liên minh công - nông - trí làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cương lĩnh rút ra 5 bài học lớn. Trong đó, có bài học: “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử” và “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế”[75]. Đại hội chỉ rõ: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quan hệ giữa Đảng và nhân dân bao giờ cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng. Nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi của chúng ta chính là ở chỗ Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân”[76]; dân chủ “vừa là một mục tiêu vừa là động lực của của công cuộc đổi mới xã hội ta”[77].

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của chiến lược đại đoàn kết dân tộc và công tác xây dựng Mặt trận, ngày 17 - 11 - 1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ/TW Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất. Nghị quyết nhấn mạnh: Đất nước ta đang đứng trước thời cơ mới và những thách thức mới. Để tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, làm thất bại âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, chúng ta phải ra sức củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Đoàn kết dân tộc trở thành một nội dung quan trọng trong phát triển đất nước, phát triển xã hội. Vì vậy, phải tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Phát huy sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam, thực hiện đoàn kết, xây dựng Mặt trận ở tầm cao mới, chiều sâu mới, tạo ra nguồn lực mới phát triển xã hội, phát triển đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng cường đại đoàn kết, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng đề ra 4 chủ trương lớn:

Một là, đoàn kết mọi người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong nước và người định cư ở nước ngoài trên cơ sở lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng, lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xoá bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai, vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Hai là, đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản của Đảng, Nhà nước ta và được thể hiện trong mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... nhằm đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, gắn quyền lợi với trách nhiệm, lợi ích riêng của mỗi người với nghĩa vụ công dân, lấy lợi ích dân tộc làm trọng.

Ba là, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khắc phục cho được tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, làm phiền hà dân; nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chính quyền, nhất là trên lĩnh vực chống tham nhũng, buôn lậu, văn hoá, giáo dục, y tế, đạo đức xã hội.

Bốn là, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc bằng các hình thức tập hợp đa dạng. Trong thời kỳ mới, Mặt trận các cấp cần bổ sung thêm nhiều thành viên mới, hình thức tập hợp đa dạng và phong trào hành động cách mạng ở cơ sở. Quan tâm hơn đến công tác vận động các nhân sỹ, trí thức, các chức sắc trong tôn giáo, người tiêu biểu trong các cộng đồng dân tộc, công thương gia, người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1-1994) chủ trương tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy mọi năng lực sáng tạo của công nhân, nông dân và trí thức, các tầng lớp, các giai cấp, các tôn giáo, kể cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6 – 1996) tiếp tục khẳng định tinh thần của Đại hội VII của Đảng và nhấn mạnh phương châm: Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lấy minh công - nông - trí làm nền tảng, đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay đang định cư ở nước ngoài; có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”[78].  

Bước sang thế kỷ thứ XXI, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4 –2001) cụ thể hơn nữa về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài”; “lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng”; “trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”[79]. Đại hội nhấn mạnh: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”[80].

Nhằm cụ thể hoá tinh thần Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, khoá IX Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, coi đại đoàn kết dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, tư duy đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng được phát triển lên một bước mới. Cụm từ “Đại đoàn kết toàn dân”được bổ sung, hoàn chỉnh thành “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết không chỉ đối với nhân dân trong nước mà còn với cả cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tổng kết 20 năm đổi mới, vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc là một trong những quan điểm tư tưởng lớn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X  của Đảng (4 -2006), là một trong bốn thành tố tạo thành chủ đề Đại hội: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn điện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận về vị trí, vai trò của nhân dân và vấn đề dân tộc trong thời kỳ mới, Đại hội X của Đảng trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn 20 năm đổi mới đã đi đến khẳng định: “đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[81].

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong xã hội xuất hiện nhiều giai tầng với những lợi ích khác nhau; đồng thời, do nhận thức rõ đặc thù của Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, Đảng đã tìm ra ''mẫu số chung” cho những điểm khác nhau Đó là điểm tương đồng;

Về chính trị, điểm đồng thuận là hướng đến mục tiêu chung: giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về kinh tế, là sự phát triển hài hoà các lợi ích (cá nhân, tập thể, cộng đồng, xã hội...) vì sự phát triển chung của đất nước.Về tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước chân chính của mọi tầng lớp nhân dân. Về văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh là sự hướng thiện, tôn trọng những giá trị văn hoá, đạo đức mang tính nhân bản; là sự giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và cộng đồng; là sự tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.

Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), trong tiêu đề Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng tiếp tục khẳng định:  phát huy sức mạnh toàn dân tộc  nhằm đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 Đại hội tiếp tục nhấn mạnh:Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[82]. Đại hội chỉ rõ, trong thời kỳ hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung…để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”[83].

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011), bổ sung đặc trưng về tính dân tộc so với Cương lĩnh 1991trên cơ sở mở rộng khái niệm và nội hàm khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khi khẳng định: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đoàn kết tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), một lần nữa Đảng khẳng định: "Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo"[84].

II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG VIỆC PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ XÂY DỰNG MẶT TRẬN CỦA ĐẢNG

2.1. Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ

2.1.1. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)

 - Thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (1930)

Ngày 18 – 11- 1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội Phản đế đồng minh. Hội Phản đế đồng minh đã tập hợp đông đảo quần chúng trước hết là công nông, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cao trào cách mạng 1930 - 1931. Hội Phản đế đồng minh ra đời đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá trình xây dựng và tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tổ chức “Phản đế liên minh”, bước phát triển mới về Mặt trận Dân tộc Thống nhất (1935)

Đại hội lần thứ Nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935) đã ra nghị quyết thành lập tổ chức Phản đế liên minh và thông qua điều lệ của tổ chức này. Điều lệ của Phản đế liên minh đã mở rộng và linh hoạt hơn: hễ người nào, vô luận đàn ông, đàn bà, già trẻ, tôn giáo xu hướng chính trị hoặc đoàn thể chỉ cần thừa nhận Nghị quyết, Điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên.

- Vận động thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1940)

Trong thời gian 3 năm (1936 - 1939), nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu và trước mắt của cách mạng Việt Nam lúc này là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh; đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương lập Mặt trận rộng rãi. Tuy mang nhiều tên gọi khác nhau, như: Mặt trận nhân dân, Mặt trận Dân chúng thống nhất phản đế, Mặt trận Dân tộc phản đế, Mặt trận Nhân dân phản đế, Mặt trận Thống nhất Đông Dương... nhưng tính chất, nội dung vẫn là Mặt trận Dân chủ. Đây cũng là thời kỳ Đảng cạnh tranh và liên minh với các đảng phái thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp theo những xu hướng chính trị, xã hội khác nhau. Do vậy, đây là hình thức mặt trận rộng rãi, khắc phục được bệnh cô độc, hẹp hòi, ảnh hưởng của Mặt trận Dân chủ lan tỏa rộng rãi trong dân chúng cả nước.

- Thành lập Mặt trận Việt Minh - Ngọn cờ tập hợp toàn dân đấu tranh giành chính quyền (1941)

Thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa I ), tháng 10 - 1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ. Đây là lần đầu tiên, một Mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, cách thức tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu quốc. Phong trào Việt Minh lan tỏa nhanh chóng, làm cho chính quyền ở nhiều địa phương bị tê liệt và chính sách của Việt Minh được thực hiện từng bước, nhiều Ủy ban Việt Minh xã được thành lập không chỉ lãnh đạo giải quyết những vấn đề chính trị mà còn làm nhiệm vụ quản lý đời sống xã hội về các mặt kinh tế, văn hoá, trật tự, trị an… Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Mặt trận Việt Minh hoàn thành sứ mệnh là ngọn cờ tập hợp toàn dân dấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước dân chủ đầu tiên của nhân dân trong lịch sử Việt Nam. 

2.1.2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng chủ trương xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới hai hình thức Việt Minh, Liên Việt để đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

- Củng cố và mở rộng Mặt trận Việt Minh (1945)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh được củng cố và mở rộng thành phần, bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, những thành phần yêu nước trong xã hội, phát huy vai trò nòng cốt trong tăng cường khối đại đoàn kết tòan dân. Thành phần tham gia Mặt trận Việt Minh cơ bản là công nhân và nông dân chiếm đại đa số trong nhân dân.

- Thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân (1946)

Tháng 5 - 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên  Việt ra đời. Hội Liên Việt dần dần được xây dựng ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở và ngày càng nêu cao vai trò của mình trong việc vận động nhân dân đoàn kết kháng chiến, nhất là trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phá tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp thi hành chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, lập mặt trận phản dân tộc, phản kháng chiến, dựng nên những cái gọi là “xứ Nùng tự trị”, “xứ Thái tự trị”, “xứ Mường tự trị”…

- Thống nhất Việt Minh - Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (1951)

Do yêu cầu của việc tăng cường đoàn kết và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, từ năm 1948, Đảng đã có chủ trương thống nhất hai tổ chức Mặt trận. Đến tháng 8-1950, các tỉnh và khu đã tổ chức hợp nhất xong Việt Minh với Liên Việt. Tháng 3- 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất lấy tên là Mặt trận Liên Việt. Qua 9 năm kháng chiến, Mặt trận Liên Việt đã trở thành “... một trong những trụ cột của nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến, kiến quốc; là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thành một áo giáp vững bền của Đảng để đánh thắng bọn xâm lược và tay sai của chúng”[85].

- Thành lập Mặt trận Việt - Miên – Lào (1951).

Năm 1951, thành lập Mặt trận Việt - Miên - Lào, nhằm đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp xâm lược.

2.1.3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân xây dựng miền Bắc vững mạnh (1955)

Sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, nhân dân phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiệm vụ chung cả nước và của mỗi miền đã thay đổi. Mặt trận Liên Việt đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, vì vậy, cần phải có Mặt trận mới thích hợp đối với hai miền Bắc - Nam

Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đã họp từ ngày 5 đến ngày 10-9-1955 tại Hà Nội, quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuyên ngôn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Đại hội thành lập Mặt trận (9-1955 ), Nghị quyết Đại hội Mặt trận lần thứ II (4-1961), Nghị quyết Đại hội Mặt trận lần thứ III (12-1971) đều quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, kêu gọi các tầng lớp nhân dân, kêu gọi mọi người Việt Nam siết chặt hàng ngũ trong Mặt trận. Với hơn 30 đảng phái chính trị, đoàn thể và tổ chức, cá nhân tham gia, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành tổ chức rộng lớn nhất và có vị trí rất quan trọng trong xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng.

- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam (1960)

Ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trở thành người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, là ngọn cờ đoàn kết toàn dân, tổ chức và lãnh đạo các lực lượng yêu nước miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong suốt hai thập kỷ.

- Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình miền Nam Việt Nam ra đời tăng cường khối đại đoàn kết chống Mỹ, cứu nước (1968).

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam công bố bản Cương lĩnh với chủ trương hoà bình, trung lập đã thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức, tư sản tham gia chống Mỹ - Thiệu. Ngày 20-4-1968, nhóm trí thức Sài Gòn ra vùng giải phóng cùng một số nhân sĩ yêu nước mở Đại hội thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình miền Nam Việt Nam, một tổ chức mặt trận mới gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà công thương,… nổi tiếng ở miền Nam.

Ngày 6-6-1969, Liên minh cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý để tập hợp lực lượng cách mạng ở trong và ngoài nước.

- Hình thành Mặt trận thống nhất chống Mỹ của nhân dân Đông Dương (1970)

Tháng 4.1970, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương tuyên bố quyết tâm bảo vệ và phát triển tình hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nước trong khi ủng hộ lẫn nhau chống kẻ thù chung. Ngay sau Hội nghị, lực lượng cách mạng ba nước hình thành một liên minh chiến đấu đặc biệt và phối hợp hoạt động ngày càng có hiệu quả.

* Nhận xét về việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ.

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là một yêu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam của Đảng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn khách quan.

- Từ thực tế đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành hệ thống quan điểm, chủ trương và mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận không chỉ tập hợp các tầng lớp cơ bản, mà còn tập hợp cả các tầng lớp khác có tinh thần dân tộc và yêu nước tiến bộ, kết hợp hài hoà mối  quan hệ dân tộc và giai cấp. Mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng mở rộng và phát triển với nhiều hình thức Mặt trận, mang các tên gọi khác nhau phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

- Trong qúa thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng luôn bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Đảng vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo Mặt trận. Đảng thực hiện sự lãnh đạo Mặt trận bằng cách phát huy vai trò thành viên tích cực, hòa mình vào mọi hoạt động của Mặt trận.

- Liên minh công – nông – trí thức là nền tảng để xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, đồng thời mở rộng liên minh với các giai tầng xã hội khác tạo nên khối đoàn kết rộng rãi và vững chắc của Mặt trận.

- Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong vận động, đoàn kết toàn dân tộc, tạo cơ sở để đoàn kết quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng lào, Campuchia, cách mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam

 2.2. Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

2.2.1. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975)

  Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng, Đảng chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất thích hợp, nhằm mở rộng và tăng cường khối đoàn kết, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

 Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 9-1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp mọi người dân, củng cố khối thống nhất nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, chi viện sức người, sức của để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực sự phát huy được sức mạnh mới của nhân dân, cả dân tộc - sức mạnh của những con người được giải phóng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, phát huy vai trò quyết định của miền Bắc đối với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong những năm vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy tụ và phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Một người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và với quyết tâm “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội” ,“Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tuyền tuyến lớn”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” ... tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, một số sai lầm, thiếu sót của Đảng trong cải cách ruộng đất, trong chỉnh đốn Đảng đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng Mặt trận, phát huy vai trò, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. 

2.2.2. Thời kỳ đầu cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 – 1986)

Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đứng trước nhiệm vụ lịch sử mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, sứ mệnh quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Năm 1977, Hội nghị thống nhất các tổ chức Mặt trận họp, quyết định hợp nhất ba tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sau khi thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, việc thống nhất các tổ chức đoàn thể và Mặt trận được hoàn thành nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động toàn dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 1983-1988 (1983) đề ra Chương trình hành động là: Hướng mọi hoạt động của Mặt trận đi vào thiết thực, hướng về cơ sở, tới địa bàn dân cư. Thời kỳ này, Mặt trận dân tộc thống nhất mang tính chất yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội với mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội, phát huy nhiệt tình cách mạng, động viên toàn dân thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, đây là thời kỳ Mặt trận hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện bằng mệnh lệnh, hành chính, …, do đó, dẫn đến vấn đề đoàn kết dân tộc, công tác xây dựng Mặt trận chưa có chiều sâu, các giải pháp không đồng bộ, chưa phát huy được thế mạnh của dân tộc, chưa phát huy hết tài năng, trí tuệ của nhân dân trong xây dựng đất nước. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

2.2.3. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ 1986 đến nay)

Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế, Đảng luôn xác định công tác đoàn kết dân tộc, xây dựng mặt trận phải có nội dung mới, phương pháp mới để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới.Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận, Đảng tập trung đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo. Chú trọng các chính sách đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, thanh niên, phụ  nữ, cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi, các nhà doanh nghiệp, đồng bào định cư ở nước ngoài...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể tăng cường động viên, tập hợp các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, góp phần tích cực vào thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đã thực sự giữ vai trò trung tâm trong “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai. Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”1. Đồng thời, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể còn là một kênh thông tin quan trọng phản ánh tình hình xã hội, tâm tư, nguyên vọng của nhân dân và kiến nghị với Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp thiết thực, giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến nhân dân và đoàn viên, hội viên trong các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.

Quán triệt sâu sắc phương châm “đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới”2, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đã căn cứ vào điều lệ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với nền kinh thế thị trường định hướng XHCN; quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Qua đó, tạo nên những chuyển biến tích cực về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh; góp phần xây dựng tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch. Thực tế cho thấy, các phong trào, các cuộc vận động lớn do MTTQ Việt Nam và các đoàn thể phát động, tổ chức thực hiện ngày càng phong phú, hợp “ý Đảng, lòng dân”, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước.

Nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân như: “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” của MTTQ Việt Nam đã cụ thể hoá được các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân; hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của quần chúng. Trong công nhân, viên chức, lao động có phong trào “Thi đua lao động giỏi”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”… Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã đi vào cuộc sống, phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát huy vai trò của các cấp Hội, vận động hội viên đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Xây dựng quỹ vì phụ nữ nghèo”,  “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Hội Cựu chiến binh Việt Nam  đẩy mạnh phong trào “Phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, “Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”, “Phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng”. Hội Người cao tuổi Việt Nam tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã vận động đội ngũ trí thức tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phối hợp với các hội ngành tổ chức cho các nhà khoa học phát huy trí tuệ, sức sáng tạo tham gia đóng góp ý kiến, tư vấn, phản biện đối với các đề án phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, quốc phòng-an ninh, đối ngoại,… Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã thu hút đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức của cả nước sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị trên các lĩnh vực, tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trên các địa bàn dân cư, góp phần ổn định chính trị –xã hội  và sinh hoạt cộng đồng. Các tôn giáo vận động đồng bào theo đạo “gắn bó đạo với đời”, sống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn việc thi đua yêu nước với đức tin tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống cho đồng bào. Ban Việt kiều tăng cường thông tin, tuyên truyền vận động người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và có những chính sách thu hút “Việt kiều” hướng về quê hương, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

Các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã tập hợp, thu hút được đông đảo hội viên; qua đó, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo; góp phần xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế, quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân thông qua các đoàn thể chưa được phát huy mạnh mẽ. Trong Đảng, một số tổ chức Đảng và cấp ủy Đảng chưa nhận thức đúng tầm quan trọng chiến lược của công tác Mặt trận. Tệ quan liêu, xa dân còn nặng. Việc thể chế hóa, hoàn thiện các chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức nhằm tạo động lực và khơi dậy phong trào cách mạng trong quần chúng còn chậm.

Mặt trận Tổ quốc với tư cách là liên minh chính trị còn lúng túng trong việc hiệp thương thống nhất hành động và phát huy vai trò các tổ chức thành viên để tổ chức các phong trào cách mạng rộng lớn trên các lĩnh vực; tập hợp ý chí, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, tham gia kiểm tra công việc Nhà nước.

Các đoàn thể chính trị - xã hội chưa phát huy tốt vai trò là “cầu nối” giữa nhân dân với Đảng và chính quyền; tiếng nói của các đoàn thể trong tham gia quản lý nhà nước còn yếu và chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Các đoàn thể còn nhiều lúng túng trong việc nâng cao chất lượng và phát triển đoàn viên, hội viên, nhất là ở vùng tôn giáo, vùng dân tộc ít người. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên còn thấp. Một số tổ chức xã hội còn mang tính hình thức hoặc hoạt động không đúng chức năng.

III. PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Hiện nay, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn, đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đối với đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân nói riêng. Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, gây thù hằn tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta; khoét sâu các mâu thuẫn, gây xung đột xã hội, kích động biểu tình, bạo loạn, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Đặc biệt, chúng đang tìm cách chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; đối lập nhân dân với lực lượng vũ trang; chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, phá hoại liên minh công - nông - trí; kích động chống đối, làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Trên bình diện quốc tế, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại. Tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn, chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; hoạt động ly khai, can thiệp lật đổ, khủng bố diễn ra quyết liệt ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khu vực, bên cạnh sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc là sự điều chỉnh, chuyển trọng tâm chiến lược của các nước lớn sang châu Á - Thái Bình Dương và sự tăng cường sức mạnh quân sự của nhiều nước trong khu vực. Những động thái trên không những làm cho tình hình Biển Đông vốn đã phức tạp sẽ tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, mà còn phần nào tác động đến tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp dân cư, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào khu vực và quốc tế. Hội nhập, toàn cầu hóa là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không chỉ tạo ra những thời cơ mà còn ẩn chứa cả những nguy cơ, thách thức lớn đối với sự nghiệp an ninh, quốc phòng của mỗi nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Âm mưu “diễn biến hòa bình” và các nguy cơ đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, nhất là giữ vững chủ quyền biển, đảo và an ninh quốc gia đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải đồng lòng, chung sức, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồngthời, phải “tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...”(4). Kinh nghiệm của cha ông cũng như quy luật của lịch sử đã minh chứng, chỉ khi nào kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước với sức mạnh ngoài nước; biến được sức mạnh ngoại sinh thành sức mạnh nội sinh, thành ý chí của toàn dân tộc chúng ta mới có thể giữ gìn vẹn toàn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ và bảo vệ thành công sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.

Trong bối cảnh mới, bên cạnh việc đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, phải lấy “tinh thần yêu nước” để quy tụ lòng dân, tập hợp, đoàn kết “mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước” nhằm “tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Để xây dựng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì đoàn kết trong Đảng và tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân giữ vai trò hết sức quan trọng. Đoàn kết trong Đảng phải trở thành hạt nhân, chỗ dựa vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân.

Nhằm phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, trong thời gian tới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề chính sau:

Một là, phải tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội nhằm khuyến khích, động viên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, phải có những chính sách cụ thể, quan tâm mọi mặt đối với các tầng lớp, giai cấp trong xã hội như công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các chính sách xã hội, nhất là các chính sách đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với cách mạng, tạo điều kiện để họ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Tuyệt đối tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy vai trò, tạo điều kiện, cơ hội để nhân dân tham gia thảo luận, góp ý những vấn đề quan trọng của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Phổ biến và thực hiện tốt hơn nữa “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, từng bước giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra. Theo đó, các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân và tôn trọng dân; đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo nhân dân thực sự làm chủ, được bày tỏ nguyện vọng của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Hai là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội. Tổ chức và động viên, quy tụ nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, các vùng chiến lược, vùng tôn giáo. Bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, chăm lo xây dựng các công trình phúc lợi cho nhân dân. Chú trọng xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, mở rộng và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế, giáo dục, thông tin... Tôn vinh đội ngũ trí thức, có cơ chế chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài. Tôn vinh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Xây dựng ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Tạo cơ chế, chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng; hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Đối với đồng bào định cư ở nước ngoài, cần hỗ trợ bà con giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, góp phần bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng của họ.

Ba là, tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”, trong đó “Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân”. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, góp phần làm cho mối liên hệ đó ngày càng khăng khít, đảm bảo ý Đảng luôn phù hợp với lòng dân. Bằng nhiều hoạt động thiết thực cụ thể, với nhiều hình thức vận động phong phú, đa dạng thông qua các tổ chức thành viên, Mặt trận Tổ quốc phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, về nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng; phát huy vai trò của nhân dân trong việc xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, từ đó tạo sự đồng thuận xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, đưa đất nước phát triển.

Bốn là, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần làm tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị. Tăng cường giám sát để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, ổn định xã hội phát triển toàn diện và bền vững đất nước. Mặt trận Tổ quốc phải là chủ thể tích cực phát huy vai trò của nhân dân trong tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho các chủ trương, chính sách của Đảng và của cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là những vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần làm tốt vai trò chủ trì hiệp thương, phân công, phối hợp các tổ chức thành viên trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội; cần huy động tối đa các nhà khoa học, những chuyên gia đầu ngành liên quan đến từng lĩnh vực để lấy ý kiến phản biện, đóng góp ý kiến, bổ sung, sửa đổi các văn bản, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Năm là, tăng cường công tác phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tham gia tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch đang lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội, chính sách đối với văn nghệ sĩ, trí thức... nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Từng bước tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh giác, sự nhạy bén trong nhận diện và tích cực tham gia đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch.

*         *         *

Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận thống nhất là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đây là một trong những công tác cơ bản được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình vận động cách mạng. Nó gắn liền với sự trưởng thành của Đảng, gắn bó với nhân dân, trở thành một truyền thống tốt đẹp của Đảng và dân tộc. Chiến lược đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng phù hợp trong từng thời kỳ lịch sử đã huy động được sức mạnh của tất cả các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vào cuộc đấu tranh giành, giữ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới. Đó là sức mạnh to lớn giúp dân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đang vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình cách mạng Việt Nam.

2. Phân tích quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ.

3. Phân tích tích quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, H. 1981, tập I (1920-1954).

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H. 2005, tập 1 2, 6, 7, 12, 15, 21, 25; H, 2002, 2000, 2003.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, Nxb. Sự thật, H, 1987, 1991.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996, 2001, 2006, 2011, 2016.

5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, 6, 7, 8, 9, 10, Nxb CTQG, H, 2002, 1996.

BÀI 7

KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VÀ SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

Người biên soạn: PGS, TS Hồ Tố Lương

TS Lương Viết Sang

Số tiết: 5

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

* Về kiến thức: Giúp người học nắm vững những nội dung cơ bản của bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Về tư tưởng: Giúp học viên nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế để đạt mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

* Về kỹ năng: Nâng cao năng lực tổng kết lịch sử của học viên, đồng thời, giúp học viên tăng cường khả năng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thực tiễn công tác.      

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết và khẳng định những bài học chủ yếu, có giá trị lý luận và thực tiễn, trong đó có bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

I. ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ - BỘ PHẬN HỢP THÀNH CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG

Đoàn kết các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới là xu hướng khách quan của thời đại, mở ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho cách mạng mỗi nước kết hợp được sức mạnh của dân tộc mình với sức mạnh của thời đại để giành thắng lợi.

Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ra đời, hai lực lượng có tính chất quốc tế. Giai cấp vô sản muốn chiến thắng giai cấp tư sản thì phải bằng sức mạnh đoàn kết giai cấp vô sản toàn thế giới. Tư tưởng chiến lược có ý nghĩa thời đại đó đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề ra ngay từ khi viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848 với khẩu hiệu:“Vô sản tất cả các nước, liên hiệp lại!”. Sau đó, khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, hệ thống thuộc địa thế giới đã hình thành, phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin phát triển, bổ sung thành khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Người đưa cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Ngay từ đầu, Người đã nhận thức được giá trị sâu sắc của tư tưởng đoàn kết quốc tế và đặt vấn đề phải “làm cho các đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thực sự sau này, chỉ có sự hợp tác này mới đảm bảo cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng”[86]. Sau đó, Người khẳng định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”[87]. Người không chỉ vạch hướng, chỉ đường mà bằng những hoạt động phong phú, sinh động đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Vì vậy, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức và thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện các mục tiêu cách mạng.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930, Luận cương chánh trị tháng 10-1930 và các văn kiện khác thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945) đã chỉ rõ: nhân dân Việt Nam đoàn kết với giai cấp công nhân Pháp, đoàn kết với phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, phải đoàn kết, bênh vực Liên bang Xô Viết là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Đảng chủ trương thực hiện đoàn kết quốc tế với tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới để có điều kiện “xây dựng nền thái bình muôn thủa”.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tháng 9-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ đường lối đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”[88]. Thêm bạn, bớt thù, hòa hiếu thực lòng, không gây thù oán với ai, đó là đường lối đối ngoại xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội II (1951) thông qua nêu rõ chính sách ngoại giao của Việt Nam là: “Đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác và tích cực ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa. Mở rộng ngoại giao nhân dân; giao thiệp thân thiện với chính phủ nước nào tôn trọng chủ quyền Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với các nước đó theo nguyên tắc tự do, bình đẳng và có lợi cho cả hai bên”[89].

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khi trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế xuất hiện bất đồng, mâu thuẫn giữa các đảng, Đảng chủ trương: “Nhiệm vụ quốc tế quan trọng của Đảng ta vẫn là ra sức góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và hành động phá hoại sự đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân”[90].

Đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV đề ra chính sách đối ngoại: “Ra sức củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giữa nước ta với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em, làm hết sức mình để góp phần cùng các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khôi phục và củng cố đoàn kết, tăng cường ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình, làm cho lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng thắng lợi rực rỡ”[91]; “Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi… góp phần tích cực vào sự nghiệp gìn giữ và củng cố hòa bình thế giới”[92].

Trong những năm đổi mới, tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời, phải rất sáng tạo, năng động linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng mà Việt Nam có quan hệ. Đại hội VI của Đảng (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới chính sách đối ngoại. Nghị quyết Đại hội khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau”[93] nhằm phấn đấu tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để thực hiện công cuộc đổi mới. Nhiệm vụ đối ngoại là: “Ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”[94].

Trong bối cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ, Liên Xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng, Đại hội VII của Đảng (6-1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Về đối ngoại, Đại hội đã phát triển chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”[95]. Chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bước vào Thiên niên kỷ mới, Đại hội IX của Đảng (2001) khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”[96], nhấn mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. “Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”[97]. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng chủ trương mở rộng quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực, bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Đại hội X (2006) tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình và hợp tác phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dang hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”[98]. Trong khi thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá, hội nhập, chú trọng quan hệ với các nước lớn, với nước láng giềng, Đảng cũng hết sức quan tâm giữ gìn phát triển các mối quan hệ truyền thống và phong trào không liên kết. Phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự của mỗi dân tộc là điều kiện cho sự đoàn kết, hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.    

Bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội XI của Đảng (2011) phát triển đường lối đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình và hợp tác phát triển; đa phương hóa, đa dang hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh… nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[99]. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, “có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”[100], kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thành một nhiệm vụ chiến lược. 

Tổng kết 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội XII của Đảng (2016) đề ra phương hướng, nhiệm vụ của công tác đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dang hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sông nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[101].

 Như vậy, mục tiêu và con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã đưa cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hoà nhập trào lưu giải phóng của nhân loại, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Việt Nam là một bộ phận của cộng đồng các nước và các dân tộc trên thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với cuộc đấu tranh chung của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đó là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo chứng minh đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhân tố hết sức cần thiết góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng.

II. NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VÀ SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

Sức mạnh dân tộc là tập hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí kiên cường, anh dũng đấu tranh vì độc lập tự do, ý thức tự lực, tự cường dân tộc.

Sức mạnh thời đại là khái niệm chỉ các thành tựu, thắng lợi do con người sáng tạo ra, đạt được theo quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, theo đó, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan của mỗi thời kỳ lịch sử đều hội tụ các yếu tố của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Với vai trò là lãnh đạo duy nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhạy bén, sáng tạo, tài tình kết hợp các yếu tố của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại làm nên những thắng lợi.

 Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), các yếu tố sức mạnh dân tộc là: Đảng lãnh đạo nhân dân trải qua ba cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945; đường lối cách mạng giải phóng dân tộc được hoàn chỉnh một cách sâu sắc ở Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5-1941); tinh thần cách mạng dâng cao trong cả nước thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn 9-1940, khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11-1940, cuộc nổi dậy ở binh lính Bắc Trung Kỳ tháng 1-1941. Sức mạnh thời đại đó là: chiến thắng của Liên Xô và quân Đồng minh đối với chủ nghĩa phát xít Đức ngày 9-5-1945 và quân phiệt Nhật ngày 14-8-1945. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), các yếu tố sức mạnh dân tộc là: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ nền độc lâp của dân tộc. Đảng được tôi luyện và trưởng thành trong lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lâu dài và tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Mục đích cuộc kháng chiến là đánh thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, vì dân chủ, tự do, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Quân đội và nhân dân sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lâp của dân tộc. Sức mạnh thời đại: Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, Liên Xô là trụ cột của các lực lượng hòa bình và dân chủ. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, có lợi cho hòa bình và cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản Pháp, nhân dân Pháp, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954 có sự đóng góp to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Pháp, nhân dân Pháp và các lực lượng hòa bình, dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một trong những nguyên nhân to… là nhân dân Trung Quốc và nhân dân Liên Xô đã ủng hộ chúng tôi như anh em”[102].

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), các yếu tố sức mạnh dân tộc:  Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam. Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh tích lũy được nhiều kinh nghiệm, độc lập, tự chủ và sáng tạo trong hoạch định đường lối cách mạng. Nhân dân và quân đội trải qua chiến tranh được rèn luyện và trưởng thành, sẵn sàng chiến đấu giành độc lập tự do hoàn toàn và thống nhất đất nước. Thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh, vững chắc hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Sức mạnh thời đại trong giai đoạn này là: Thế tiến công mạnh mẽ của cách mạng trên thế giới;   Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục sự ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất, đào tạo cán bộ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và xây dựng đất nước; cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam giành được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đó là thắng lợi của sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Nghị quyết Đại hội IV của Đảng  khẳng định: “Thắng lợi của chúng ta cũng chính là thắng lợi của lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc , dân chủ và hòa bình trên toàn thế giới”.

Đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa rơi vào trì trệ và khủng hoảng kinh tế- xã hội. Sau đó, các nước đã tiến hành cải cách, cải tổ. Cải cách, cải tổ đã trở thành xu thế của thời đại đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh quốc tế đó và tình hình đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội từ năm 1979; năm 1986, Đảng đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước, thật sự có ý nghĩa bước ngoặt, tiêu biểu cho tư duy độc lập, sáng tạo của Đảng. Đề ra và thực hiện đổi mới, Đảng nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm cải tổ, cải cách của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác, nhưng Đảng không rập khuôn, máy móc. Kết quả đã đạt được “Thắng lợi bước đầu trong sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ”.  

Như vậy, trong thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đã đạt được ba thắng lợi vĩ đại. Đó là: Thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi bước đầu trong sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đạt được những thắng lợi vĩ đại đó là trong quá trình lãnh đạo kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Đảng đã thực hiện thành công các nội dung, nguyên tắc cơ bản sau:

2.1. Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế 

Từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn kết hợp và thường xuyên chăm lo giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế hệ người Việt Nam đã tiếp tục đi theo con đường mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính tiến lên giác ngộ giai cấp và đoàn kết quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tinh thần yêu nước chân chính khác với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”[103]. Đảng nhận thức rằng, không có tinh thần yêu nước chân chính thì không thể có lập trường quốc tế đúng đắn. Trái lại, không có lập trường quốc tế đúng đắn thì không thể có được đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn. Đó là hai mặt thống nhất của đường lối cách mạng. Đảng luôn tìm thấy sự thống nhất đó, do đó, cách mạng nước ta có một sức mạnh to lớn, vượt qua mọi trở lực, chiến thắng kẻ thù.

Mục tiêu của đoàn kết quốc tế là tập hợp lực lượng bên ngoài và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế cao nhất đối với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất, đẩy lùi và làm thất bại những âm mưu và hành động của các thế lực chống lại cách mạng nước ta. Đó là vì lợi ích chân chính của dân tộc Việt Nam. Song đoàn kết quốc tế còn có mục tiêu ủng hộ lợi ích chân chính của các dân tộc khác, đoàn kết với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đất nước và nhân dân ta. Mục tiêu đoàn kết quốc tế đòi hỏi  phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn luôn nhắc nhở. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc trong hoạt động đối ngoại.

Thực hiện chủ trương đoàn kết toàn dân làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng tiền phong, Đảng đã tăng cường không ngừng mặt trận dân tộc thống nhất, bảo đảm được những lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. Đồng thời, Đảng và Nhà nước Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của các dân tộc khác, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước khác. Nếu như sự thống nhất lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc là cơ sở của mặt trận dân tộc thống nhất thì sự thống nhất lợi ích chân chính của dân tộc Việt Nam với lợi ích chân chính của các dân tộc và nhân dân toàn thế giới là cơ sở của mặt trận đoàn kết quốc tế. Lợi ích chung và chân chính của các dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”[104].

Trong quan hệ đối ngoại, Đảng kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa vị kỷ; không vì lợi ích của dân tộc mình mà làm hại đến lợi ích riêng của các dân tộc khác. Chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc lớn, kỳ thị dân tộc là điều kiện quan trọng để quán triệt chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề giai cấp và dân tộc, vấn đề dân tộc và quốc tế. Đó cũng là điều kiện quan trọng để giữ vững, tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa các nước trên thế giới, các nước trong khu vực cũng như ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia.

Kết hợp nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng chủ trương đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc, các quốc gia và lực lượng hoà bình tiến bộ khác, vì những mục tiêu chung: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công có ý nghĩa thời đại và lịch sử sâu sắc. Thành công đó do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó có sự kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập. Đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc Việt Nam đã “gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay”; thực hiện chủ nghĩa quốc tế, dân tộc Việt Nam đã “gan góc đứng về phe Đông Minh chống phát xít mấy năm nay”. Do vậy, “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được dộc lập!” và “Dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã thành một nước tự do và độc lập”[105]

Mục đích của cuộc kháng chiến là đánh thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, vì dân chủ, tự do, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đồng thời, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Trong những năm đầu kháng chiến, nước ta còn ở trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa có điều kiện để tranh thủ sự giúp đỡ của thế giới, khi đó, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chủ yếu với sức mạnh của dân tộc, với ý chí “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Ngày 14-1-1950, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Tuyên bố cùng các nước trên thế giới: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới”[106]. Ngay sau đó, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, đưa Việt Nam nối liền với hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc và phong trào hoà bình thế giới. Từ đó, nhân dân Việt Nam có điều kiện tiếp nhận sự ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, đào tạo cán bộ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, nhất là nhân dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, nhiều phong trào đấu  tranh của nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp. Việt Nam phải chống kẻ thù là một đế quốc mạnh vào bậc nhất trên thế giới, có tiềm lực kinh tế và quân sự, có bộ máy ngoại giao to lớn và nhiều thủ đoạn, âm mưu hiểm độc. Cuộc khủng khoảng về đường lối của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng diễn ra, phong trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc đang bị động, suy yếu trước sự tiến công của chủ nghĩa thực dân mới. Đế quốc Mỹ lợi dụng tình hình đó để gây chia rẽ giữa nhân dân các nước, các bầu bạn của Việt Nam, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc với nhân dân Việt Nam. Nhân dân các nước lo ngại cho vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

Trong tình hình đó, Đảng đã bình tĩnh, khách quan, khoa học phân tích tình hình, khẳng định quyết tâm đánh Mỹ xâm lược là nhiệm vụ dân tộc thiêng liêng, đồng thời, là nghĩa vụ quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam. Với đường lối đối ngoại độc lập, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã xử lí đúng đắn nhiều mối quan hệ. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc động viên sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đảng đã kiên quyết hạn chế phạm vi cuộc chiến tranh, đề ra chủ trương, sách lược mềm dẻo. Việt Nam không nhận quân tình nguyện quốc tế, không để chiến tranh ở miền Nam Việt Nam biến thành cuộc xung đột quốc tế. Điều đó thể hiện rất rõ ý thức trách nhiệm cao cả về giữ gìn hoà bình thế giới, kiềm chế không để chiến tranh lan rộng - nỗi lo ngại của nhân dân thế giới.

Kết quả của đường lối quốc tế đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ là sự hình thành trên thực tế mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước, cùng với mặt trận đoàn kết Việt - Lào - Campuchia và mặt trận đoàn kết trong nước kết thành ba tầng mặt trận. Nhìn lại lịch sử thế giới, chưa có một cuộc chiến tranh của một dân tộc nào được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của nhân dân thế giới như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Đảng nhận rõ sứ mệnh đối với dân tộc, đất nước, đồng thời, còn ý thức đầy đủ trách nhiệm góp phần vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới. Đảng ta không bao giờ đặt lợi ích của dân tộc mình lên trên lợi ích của các dân tộc khác. Đảng coi thắng lợi của bạn như thắng lợi của chính mình, giúp bạn là tự giúp mình. Thuỷ chung với bạn bè quốc tế, nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh xương máu của mình vì sự nghiệp giải phóng của bạn. Cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, thực hiện hồi sinh dân tộc, đó là sự nghiệp quốc tế cao cả, sáng ngời chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX. Quan hệ đặc biệt Việt - Lào ngày càng được củng cố bền vững phát triển lên một tầm cao và chiều sâu mới là một mẫu mực về chủ nghĩa quốc tế cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Luôn luôn trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trên cả nhận thức lẫn hành động, Đảng và nhân dân Việt Nam không chỉ tranh thủ sự ủng hộ to lớn của quốc tế, mà còn có những đóng góp xứng đáng vào các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới và xây dựng đoàn kết hợp tác giữa các nước.

2.2. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường

Độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng ở mỗi nước. Cuộc đấu tranh của nhân dân mỗi nước vì lợi ích dân tộc mình phải do nhân dân nước đó tự thực hiện. Đảng cộng sản, Đảng cách mạng ở mỗi nước, trước hết, phải chịu trách nhiệm đối với vận mệnh của nhân dân nước mình, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thành công, qua đó, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó, phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, vận dụng và phát triển một cách đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào những điều kiện cụ thể của đất nước mình để định ra đường lối, chính sách đúng và phát huy tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh của dân tộc để giành thắng lợi.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Việt Nam thường phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh, có khi cùng một lúc với nhiều kẻ thù với tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật mạnh hơn gấp nhiều lần.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội vốn là thuộc địa, phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏ, đất nước lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề.

Thực tiễn đất nước và mục tiêu cách mạng đòi hỏi phải phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, đồng thời, tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để chiến thắng kẻ thù, giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc trên cơ sở nguyên tắc tự lực, tự cường, phát huy nội lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”[107]. Sự giúp đỡ cho ta của các nước bạn cũng chỉ có hạn, căn bản là ta phải tự lực cánh sinh, cố gắng sản xuất. “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”[108]. Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, nâng cao tinh thần tự lực, tự cường là tư tưởng lớn xuyên suốt quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sự giúp đỡ quốc tế là rất to lớn, quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Song độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và tăng cường đoàn kết quốc tế, hợp tác quốc tế là hai mặt thống nhất trong đường lối chiến lược nhất quán của Đảng. Thực tế khẳng định bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng là khi nào chúng ta độc lập suy nghĩ, xuất phát từ thực tiễn của đất nước và tôn trọng quy luật khách quan trong việc xác định các chủ trương hành động thì lúc đó cách mạng giành được thắng lợi, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của thế giới; ngược lại, lúc nào chủ quan, duy ý chí hoặc giáo điều, máy móc, sao chép cách làm của nước ngoài thì lúc đó cách mạng gặp khó khăn, sai lầm, tổn thất.

Nắm vững tinh thần cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn đất nước và tình hình thế giới, Đảng đề ra đường lối, phương pháp cách mạng thích hợp, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tiến lên. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng nêu cao tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là “trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh”, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ, thế giới không ít người chỉ thấy sức mạnh của Mỹ, sợ Mỹ, có người khuyên Việt Nam phải trường kỳ mai phục ở miền Nam. Đảng nhận rõ đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất trong phe đế quốc nhưng sức mạnh của Mỹ không phải là vô hạn, Mỹ đang đứng trước nhiều mâu thuẫn, tiến hành chiến tranh phi nghĩa. Dám đánh và đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ, trong khi chưa có một dân tộc nào trên thế giới đụng đầu về quân sự với Mỹ, điều đó chứng tỏ trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh của Đảng ta và nhân dân Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ, tự lực tự cường.

Đảng đã kiên trì nguyên tắc và linh hoạt về sách lược để giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối và hoạt động đối ngoại trong bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp và đấu tranh ngoại giao với Mỹ, một kẻ thù rất xảo quyệt. Đảng chủ trương mở rộng mặt trận đấu tranh ngoại giao và cục diện “vừa đánh, vừa đàm” từ năm 1968, khi điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch cho phép. Đảng thực hiện một cách nhất quán chủ trương đàm phán trực tiếp với Mỹ, giữ vững nguyên tắc và linh hoạt về sách lược, không dao động, không chịu sức ép của Mỹ trên chiến trường, trên bàn hội nghị và sức ép từ bất cứ phía nào. Hiệp định Pari được ký kết, quân Mỹ và chư hầu rút khỏi miền Nam Việt Nam đã minh chứng bản lĩnh chính trị, tinh thần độc lập tự chủ của Đảng và nhân dân ta.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt nguồn từ đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra thật sự có ý nghĩa bước ngoặt, tiêu biểu cho tư duy độc lập, sáng tạo của Đảng. Đề ra và thực hiện đổi mới, Đảng nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm cải tổ, cải cách của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác, nhưng Đảng không dập khuôn máy móc. Trước những biểu hiện lệch lạc của một số nước, sự hoang mang dao động của một số cán bộ, đảng viên, Đảng đã kịp thời đề ra những nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình đổi mới: Đổi mới có nguyên tắc, đổi mới nhưng không đổi hướng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa; thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “phải giữ vững tư duy độc lập và sáng tạo trong việc đề ra đường lối, chính sách đổi mới phù hợp với đặc điểm tình hình của nước ta, đáp ứng đúng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân ta”[109]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII khẳng định: “chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tự cường phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”[110]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một biểu tượng mới của sự hội tụ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng và nhân dân.     

2.3. Nắm bắt xu thế quốc tế, tận dụng thời cơ

Để xác định đúng đắn và thực hiện có hiệu quả đường lối, chiến lược và sách lược cách mạng nói chung, đường lối và chủ trương đối ngoại nói riêng, cùng với việc phân tích, đánh giá tình hình trong nước và các yếu tố chủ quan, Đảng rất coi trọng việc đánh giá và dự báo thời cuộc quốc tế. Việc theo dõi, đánh giá diễn biến và dự báo chiều hướng phát triển tình hình thế giới và khu vực, những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, những thay đổi trong chính sách của các nước, nhất là nước lớn đối với nước ta có ý nghĩa rất quan trọng. Mục đích là thấy rõ thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức để có chính sách chung và thái độ đúng với từng nước và từng loại nước, giành thắng lợi quyết định trong từng giai đoạn cách mạng. Ngược lại, khi không dự báo đúng thời cuộc, không thấy rõ và tận dụng thời cơ thì hoặc là bất ngờ hoặc là bỏ lỡ thời cơ.

Kinh nghiệm của Đảng cho thấy các điều kiện chủ yếu để dự báo, nắm bắt thời cơ là: có tư duy độc lập và quan điểm khách quan, khoa học; nắm được quy luật chung, những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế; tiếp cận kịp thời, chính xác và khai thác các nguồn thông tin từ nhiều phía, phân tích, dự báo và sửa đổi dự báo khi tình hình thay đổi; quán triệt đường lối đối nội, đối ngoại trong từng giai đoạn; biết tập hợp lực lượng rộng rãi.

Trong chỉ đạo xây dựng đoàn kết, hợp tác quốc tế, Đảng đã tìm thấy sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Trên cơ sở đường lối chiến lược đúng, nắm vững mục tiêu chiến lược lâu dài, Đảng đề ra mục tiêu cụ thể trước mắt phù hợp với mục tiêu cách mạng thời đại. Đảng nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhận rõ mâu thuẫn cơ bản của thời đại, nhận rõ kẻ thù và bạn đồng minh cùng xu thế phát triển của thời đại. Nắm bắt xu thế và quy luật vận động của thế giới, kết hợp với tư duy thực tiễn và biện chứng để xác định đúng mục tiêu trong từng giai đoạn lịch sử. Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng biết gắn mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam với mục tiêu đấu tranh của nhân dân thế giới, tranh thủ được điều kiện thuận lợi và sự giúp đỡ quốc tế để đẩy nhanh cách mạng trong nước.

Trong cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945), Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi sát sao diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là những bước tiến của Hồng quân Liên Xô, từng bước bổ sung, cụ thể hoá đường lối với những quyết định sát đúng, kịp thời và tích cực chuẩn bị lực lượng về mọi mặt. Khi Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của phát xít Nhật, buộc chúng phải đầu hàng vô điều kiện, tranh thủ thời cơ ngàn năm có một đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng phát huy được những điều kiện khách quan thuận lợi, đã kịp thời phát động toàn dân nổi dậy, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, giành  giành độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật và tay sai của Nhật trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương. Đây là một quyết định chính xác, kịp thời thể hiện sự nhạy bén đặc biệt về chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng.       

Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác dự báo chiến lược, tạo ra và nắm thời cơ để giành thắng lợi từng bước ở chiến trường cũng như trên trường quốc tế tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là một quá trình theo dõi và phân tích một cách khoa học những biến động của tình hình thế giới, của nước Mỹ, của thực tế chiến trường cũng như những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, Đảng có được những quyết sách chính xác, táo bạo “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”.

Đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa rơi vào trì trệ và khủng hoảng kinh tế- xã hội. Sau đó, các nước đã tiến hành cải cách, cải tổ. Cải cách, cải tổ đã trở thành xu thế của thời đại đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã thực hiện đổi mới – yêu cầu cấp bách, sự sống còn của sự nghiệp cách mạng.

III. KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VÀ SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY

Sức mạnh của dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay là khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, là chế độ chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt, nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo. Việt Nam đã tạo ra được một số cơ sở vật chất ban đầu, tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối phong phú, đa dạng. Đất nước ở vào khu vực phát triển kinh tế năng động, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng. Vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Sức mạnh của thời đại trong giai đoạn cách mạng hiện nay là sức mạnh của qui luật tiến hoá lịch sử, của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu từ Cách mạng tháng Mười Nga 1917, là xu thế quốc tế hoá, là các lực lượng đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Lịch sử phát triển quanh co nhưng nhất định loài người sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Một trong những đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới đang diễn ra mạnh mẽ, tạo bước phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất và xu thế toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là một quá trình tăng lên mạnh mẽ sự tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, là quá trình tạo ra sự giao lưu phổ biến trên phạm vi toàn cầu, tạo ra mối liên hệ phổ biến giữa các quốc gia, các khu vực và trên toàn thế giới. Toàn cầu hoá mà cốt lõi của nó là toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế lớn của lịch sử tác động nhiều mặt đến sự phát triển của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. V.I.Lênin đã từng dự báo về một sức mạnh: “sức mạnh đó là những quan hệ kinh tế chung của toàn thế giới, chúng bắt buộc họ phải tiếp xúc với chúng ta”[111]. Các nước vừa độc lập, vừa phụ thuộc vào nhau. Các dân tộc đều có quyền độc lập, song không thể sống biệt lập với cộng đồng quốc tế, không thể không có sự hợp tác quốc tế mà giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của dân tộc mình. Trong thế giới hiện đại, nhiều vấn đề đặt ra có liên quan đến vận mệnh của dân tộc. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo. Con đường giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề trên là phối hợp sức lực và tài năng với ý thức trách nhiệm cao của tất cả các dân tộc trên thế giới. Không một nước nào, dù đó là nước lớn có thể tự giải quyết được những vấn đề trên.

Trong giai đoạn hiện nay, sứ mệnh lịch sử của Đảng là lãnh đạo nhân dân kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, xây dựng được một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phát huy những thành công đã đạt được trong tiến trình cách mạng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong quan hệ đối ngoại bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Lợi ích của dân tộc ta hiện nay là phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố ổn định chính trị, giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lợi ích đó của dân tộc Việt Nam không mâu thuẫn mà gắn liền với lợi ích hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trên thế giới. Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ được độc lập, thống nhất thì chính đó là sự đóng góp lớn nhất và tốt nhất của nhân dân Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Đồng thời, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn thực hiện nhất quán chủ trương đoàn kết, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với phong trào không liên kết, các lực lượng hoà bình, tiến bộ khác, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì thắng lợi chung.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự giúp đỡ quốc tế là to lớn, quý báu và không thể thiếu nhưng điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là sự phát triển bên trong của nền kinh tế nước ta. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong giai đoạn hiện nay không phải là đóng cửa, khép kín, biệt lập với bên ngoài, là từ chối sự giúp đỡ nhau của các nước theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, mà phải “mở cửa”, mở rộng quan hệ với các nước. Ngày nay, không nước nào có thể tách biệt khỏi các quan hệ quốc tế mà có thể phát triển bình thường và không một nền kinh tế nước nào có thể tự túc, tự cấp được hoàn toàn như trong xã hội chậm phát triển trước đây. Gắn liền xây dựng kinh tế trong nước với thiết lập và ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài là một hiện tượng tất yếu, khách quan. Mỗi dân tộc phải tự mình vươn lên, phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với tinh thần tự lực, tự cường. Ra sức khai thác tiềm năng trong nước đi đôi với hợp tác trao đổi kinh tế với các nước thì mới phát triển được. Đưa nền kinh tế nước ta tham gia vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới để đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế đất nước làm cho nước ta khỏi tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển nhanh chóng với cả hai mặt tích cực và tiêu cực, chúng ta chủ động hội nhập, nhưng giữ vững độc lập, tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa, quyết vượt qua thách thức giành lấy thời cơ, tranh thủ ở mức độ cao nhất ngoại lực, bổ sung nội lực, tạo điều kiện đưa đất nước phát triển theo kịp đà phát triển chung của các nước ở khu vực và trên thế giới. Đại hội IX của Đảng chỉ rõ “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”[112].

Suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn nêu cao tinh thần sáng tạo trong việc vận dụng những quy luật phổ biến vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Ngày nay, trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, thế giới trở nên hết sức đa dạng thì đường lối độc lập tự chủ lại càng cần thiết, càng yêu cầu tư duy sáng tạo và đồng thời tôn trọng, tiếp thu những thành tựu về lý luận của các Đảng và các nước khác. Cuộc sống ngày càng chứng tỏ việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng những năm qua cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng chủ trương “Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận (trong nước và thế giới), tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”[113]. Từ thực tế của đất nước, chúng ta vừa làm, vừa tìm tòi suy nghĩ mới có thể hoạch định đường lối, lựa chọn hình thức, bước đi phù hợp với quy luật tiến lên của chủ nghĩa xã hội, để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đưa sự nghiệp đổi mới tới đích.

Cùng với việc nắm bắt các xu thế quốc tế chủ yếu, Đảng và Nhà nước  bám sát diễn biến thời cuộc, đánh giá các cơ hội và nguy cơ, thách thức để có chính sách và chủ trương đúng đắn, xử lý các mối quan hệ giữa hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữa hội nhập và bảo đảm an ninh, ổn định phát triển, giữa hội nhập theo chiều rộng và chiều sâu, giữa phục vụ lợi ích riêng của Việt Nam và đóng góp cho nhân loại.  

*

*         *

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những nguyên tắc cơ bản của đường lối cách mạng, bảo đảm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Làm nên những thắng lợi vĩ đại, Đảng và Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân thế giới trong suốt chiều dài lịch sử.

Hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”[114]. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dang hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyêt tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Phân tích những yếu tố sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại và sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại của Đảng qua các thời kỳ lịch sử?

2. Vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thời kỳ hiện nay đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế?

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam-Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, Hà Nội, 2016.

3. Vũ Quang Hiển: Chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.

4. Đinh Xuân Lý: Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945-2012), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2013.

              

 

 

BÀI 8

PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Người biên soạn: PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà

TS Đặng Kim Oanh

Số tiết: 5 tiết

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

* Về kiến thức: Giúp người học nhận thức thêm những nội dung cơ bản về phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; thành công, hạn chế, kinh nghiệm của Đảng trong xác lập và sử dụng các phương pháp cách mạng.

* Về tư tưởng: Góp phần củng cố thêm niềm tin cho người học về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nâng cao lập trường tư tưởng của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Về kỹ năng: Góp phần nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn lịch sử; nâng cao năng lực vận dụng những kiến thức về phương pháp cách mạng trong lịch sử vào thực tiễn công tác, trong công tác xây dựng Đảng, trong đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch hiện nay.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Phương pháp cách mạng là những cách thức, biện pháp, quan điểm, nguyên tắc nhất định mà chủ thể lựa chọn sử dụng để xác định và giải quyết một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hoặc đáp ứng một đòi hỏi nhất định của thực tiễn. Phương pháp cách mạng chỉ chung tất cả những hình thức hoạt động, cách thức tiến hành mà một chính đảng cách mạng sử dụng để vận động quần chúng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, nhằm đưa cách mạng đến thành công. Phương pháp cách mạng là một bộ phận của đường lối cách mạng, bao gồm phương pháp hoạch định cương lĩnh, đường lối; phương pháp xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng; phương pháp để “đấu tranh”, tổ chức thực hiện;…

Phương pháp cách mạng vừa là khoa học lãnh đạo, vừa là nghệ thuật lãnh đạo, thể hiện trước hết ở sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật trong việc tổ chức, xây dựng các lực lượng và sử dụng các hình thức đấu tranh. Mọi sự chủ quan, tuỳ tiện, bất chấp quy luật, cũng như rập khuôn máy móc, thiếu uyển chuyển, linh hoạt trong phương pháp đấu tranh, đều không thể đưa lại thành công. Một hình thức, phương pháp thích hợp với nơi này, lúc này nhưng sang nơi khác, lúc khác thì có thể không còn thích hợp. Vì vậy, đòi hỏi chính đảng cách mạng phải luôn tìm tòi, đổi mới, tránh rập khuôn sao chép, hay tuyệt đối hoá một hình thức, phương pháp nhất định nào đó. Đảng khẳng định: "Không bao giờ có một công thức duy nhất về cách tiến hành cách mạng"...  "cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì cách mạng không thể thắng lợi".

Phương pháp cách mạng là một yếu tố quyết định thành bại của cách mạng. Có mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược đúng đắn là điều quyết định nhất, nhưng chưa đủ, mà còn phải có phương pháp tiến hành sát hợp mới đảm bảo đưa cách mạng đến thành công, hạn chế khó khăn, tổn thất. Trong từng thời kỳ cách mạng, khi mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định thì đều có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi là ở sự vận dụng đúng đắn các phương pháp vận động, tổ chức lực lượng và chỉ đạo đấu tranh sáng tạo, sát hợp với những điều kiện cụ thể ở từng nơi, từng lúc. Nhiều khi phong trào cách mạng dậm chân tại chỗ hoặc thất bại tạm thời, không phải vì thiếu đường lối cách mạng đúng đắn, mà chủ yếu là thiếu phương pháp thích hợp.

Tính nguyên tắc đối với việc vận dụng các phương pháp cách mạng là trong thực tiễn đấu tranh, dù dưới bất cứ hình thức nào và trong điều kiện nào cũng phải hướng đến mục đích cuối cùng là thắng địch một cách có lợi nhất, đưa cách mạng đến đích nhanh nhất, thực hiện đường lối cách mạng đã vạch ra.

I. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG THỜI KỲ DÂN TỘC DÂN CH

1.1. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng đấu tranh với bạo lực phản cách mạng

Theo Ph. Ăngghen, bạo lực là công cụ của xã hội đang vận động, dùng để đập tan những thế lực chính trị đã lạc hậu, phản động. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, bạo lực cách mạng gồm những hình thức đấu tranh được sử dụng làm công cụ để đập tan bộ máy chính quyền phong kiến thực dân đế quốc, thiết lập và bảo vệ chính quyền cách mạng, vì độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Tính chất, đặc điểm chính trị, xã hội của nước ta là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kẻ thù luôn dùng bạo lực đàn áp quần chúng. Đặc điểm trên quy định phương pháp cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là bằng con đường cách mạng bạo lực. Thực tế lịch sử những thập niên đầu thế kỷ XX cho thấy xu hướng cứu nước mang tính cải lương, thoả hiệp cũng như các biện pháp bạo động thông thường đều không thành công. Chỉ bằng sức mạnh bạo lực cách mạng của quần chúng mới đánh đổ được bộ máy bạo lực phản cách mạng của đế quốc.

Bạo lực cách mạng nhất thiết phải là bạo lực của đông đảo quần chúng, bởi  "Cách mạng là việc chung của cả dân chúng". "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi".

Quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thể hiện trong thực tiễn bằng việc thường xuyên coi trọng giáo dục, tổ chức quần chúng thành những lực lượng cách mạng tự giác, hăng hái tham gia các phong trào cách mạng với những hình thức, phương pháp sát hợp. Quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng có muôn vàn cách khác nhau để biểu thị sức mạnh và ý chí của mình. Phương pháp cách mạng nhất là phương pháp có khả năng sáng tạo và tổ chức nên các hình thức bạo lực thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể, cho phép huy động đến mức cao nhất sức mạnh của quần chúng, đem lại thắng lợi cho cách mạng trong những điều kiện có lợi nhất.

Bạo lực cách mạng của quần chúng dựa vào hai lực lượng chủ yếu: lực lượng quân sự và lực lượng chính trị. Bạo lực không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang và không chỉ có hình thức duy nhất là đấu tranh quân sự, mà nhất thiết cần có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị. Không chuẩn bị sẵn sàng lực lượng vũ trang thì không thể chống lại sự tiến công ác liệt của quân thù. Không có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng thì đấu tranh quân sự và lực lượng vũ trang không thể giành thắng lợi.

Ngay khi ra đời, Đảng đã vận động tổ chức cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, một cao trào cách mạng triệt để, diễn ra trên quy mô rộng lớn, huy động đông đảo quần chúng tham gia, hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Lực lượng chính trị được tạo ra từ đó. Trong những điều kiện hoạt động bí mật nghiêm ngặt nhất, Đảng sáng tạo ra các hình thức tổ chức rộng rãi, linh hoạt tập hợp quần chúng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, thông qua đó phát triển đội ngũ cách mạng. Trong hoàn cảnh nhất định, Đảng đấu tranh giành những điều kiện hợp pháp để mở rộng việc giáo dục và tập hợp quần chúng; rèn luyện quần chúng qua thực tiễn đấu tranh để đòi các quyền dân sinh, dân chủ, xây dựng nên một đạo quân chính trị hùng hậu hàng triệu người. Hội nghị lần thứ Tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh với các đoàn thể quần chúng mang tên cứu quốc, đoàn kết mọi người Việt Nam yêu nước, hướng vào việc đấu tranh giành độc lập, tạo nên lực lượng chính trị rộng lớn của quần chúng yêu nước. Đây chính là những kinh nghiệm, phương pháp phong phú của Đảng trong xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng.

Trên cơ sở lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng từng bước được xây dựng, bao gồm lực lượng vũ trang tập trung: Cứu quốc quân,Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, sau được thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân (5-1945) và lực lượng bán vũ trang gồm các đội du kích, đội tự vệ hoạt động rộng khắp.

Gắn liền với hai lực lượng chủ yếu là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang là hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy. Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản, có ý nghĩa quyết định trong mọi thời kỳ cách mạng. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã cho rằng cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương “phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng". Phong trào đấu tranh chính trị của đông đảo quần chúng có sức tiến công và tạo ra thế uy hiếp địch rất lớn về mặt chính trị tư tưởng tinh thần. Các đoàn thể quần chúng cách mạng thật sự là những đội quân đấu tranh chính trị chống địch ở khắp nông thôn và thành thị. Khi thời cơ xuất hiện, kẻ địch hoang mang cực độ, lực lượng chính trị đông đảo của các tổ chức của quần chúng, giữ vai trò quan trọng giành thắng lợi cách mạng. Trong tình thế chiến tranh quyết liệt, lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang tiến công uy hiếp quân địch, góp phần giành thắng lợi.

Đấu tranh chính trị tất yếu phải kết hợp với đấu tranh vũ trang mới đánh bại hoàn toàn quân địch. Đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng trực tiếp tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch. Trong tình thế chiến tranh quyết liệt thì việc phát triển lực lượng vũ trang và hình thức đấu tranh vũ trang nổi lên hàng đầu. Nhưng nếu chỉ có lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang thì cũng không phát huy được hết bản lĩnh và sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng, mà có khi lại rơi vào thế phòng ngự, bị động, thậm chí có thể thất bại, vì mất đi mối liên hệ với quần chúng - nguồn sức mạnh vô tận của quân đội cách mạng. Vì thế, đấu tranh vũ trang tất yếu phải kết hợp với đấu tranh chính trị mới tạo được sức mạnh tổng hợp đánh bại hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cao nhất.

Trải qua đấu tranh lâu dài, Đảng không những đã nhận thức rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh cơ bản trên, mà còn giải quyết thành công trong thực tiễn mối quan hệ ấy một cách linh hoạt, sáng tạo. Hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự được kết hợp chặt chẽ, nhưng không nhất loạt đặt ở vị trí ngang nhau, ở mọi nơi và mọi lúc. Tuỳ theo tương quan lực lượng giữa ta và địch, nhiệm vụ chính trị cụ thể ở từng địa bàn chiến lược khác nhau mà thực hiện sự kết hợp ấy đạt hiệu quả cao.

Thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam cho thấy những hình thức đấu tranh vô cùng phong phú trên cơ sở sử dụng sức mạnh bạo lực của quần chúng với hai lực lượng chủ yếu là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Khi cần đấu tranh quân sự mà không dám làm, hoặc ngược lại khi không có điều kiện mà cứ tiến hành đấu tranh quân sự, đều là sai lầm nghiêm trọng. Không có giới hạn giữa hoạt động của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang ra đời từ lực lượng chính trị, chú trọng hoạt động chính trị, hỗ trợ và trong nhiều trường hợp là nòng cốt cho quần chúng trong đấu tranh chính trị. Quần chúng cách mạng có thể tham gia hiệu quả trong đấu tranh vũ trang với nhiều hình thức, với nhiều loại vũ khí có trong tay.Thắng lợi trong hoạt động của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang còn là cơ sở quyết định cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cũng làm nòng cốt cho đấu tranh với địch trên mặt trận kinh tế, văn hoá,…

Bạo lực cách mạng của quần chúng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, rất linh hoạt, sát với những đối tượng và hoàn cảnh cụ thể:

Trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), Đảng tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Trong tác phẩm Con đường giải phóng, Hồ Chí Minh cho rằng: Khởi nghĩa vũ trang là nhân dân vùng dậy dùng vũ khí đuổi quân cướp nước. Đảng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài về lực lượng chính trị và sau đó là lực lượng vũ trang, tiến hành rèn luyện đấu tranh với các hình thức phong phú, để chuẩn bị cho một cuộc tổng khởi nghĩa. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám - 1945, lực lượng chính trị quần chúng có vũ trang thô sơ là lực lượng đông đảo nhất và giữ vị trí quyết định. Lực lượng vũ trang, tuy số lượng không nhiều, thiếu thốn về trang bị, non yếu về trình độ tác chiến, nhưng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động công kích quân sự ở một số nơi, gây thanh thế cho cách mạng, đồng thời là lực lượng nòng cốt, xung kích, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa. Bằng sự kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, Cách mạng Tháng Tám có sức mạnh áp đảo, đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), khi chính quyền cách mạng đã được thiết lập và củng cố, Đảng lãnh đạo một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc, vừa mang tính chất giải phóng dân tộc.

Trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những vấn đề cơ bản của phương pháp tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và từ khởi nghĩa từng phần chuyển sang tiến hành chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng cả 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận; kết hợp 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ; làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ.

Hình thức cụ thể của khởi nghĩa hay kháng chiến trong cách mạng dân tộc dân chủ rất linh hoạt, sáng tạo. Những mức độ khác nhau của khởi nghĩa như nổi dậy, đồng khởi, tổng khởi nghĩa. Những mức độ khác nhau trong kháng chiến và chiến tranh cách mạng như tiến công, tổng công kích, tổng tiến công. Sự kết hợp giữa khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự diễn ra vô cùng phong phú. Mỗi thời điểm khác nhau, trên những địa bàn khác nhau, sử dụng các hình thức đấu tranh phù hợp và phối hợp giữa các hình thức khác nhau thể hiện rất rõ sự sáng tạo, linh hoạt về phương pháp cách mạng của Đảng.

1.2. Phương pháp cách mạng tiến công với những hình thức và bước đi vững chắc, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng

Cách mạng nước ta có đặc điểm là luôn phải đương đầu với đế quốc lớn mạnh; lại thường cấu kết và thay thế nhau chống phá cách mạng hết sức dai dẳng hàng mấy thập kỷ. Tương quan lực lượng giữa địch và ta lúc đầu thường chênh lệch nhiều, chưa có lợi về phía ta. Tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng là quyết tâm chiến đấu lâu dài, đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận kẻ địch, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn;  từng bước khắc phục được sự bất lợi ban đầu, vừa giữ vững vị trí và thành quả cách mạng đã giành được, vừa tạo thêm thế và lực để tiến lên vững chắc theo từng giai đoạn cách mạng.

Thực hiện phương pháp thắng từng bước, ở mỗi thời kỳ nhất định, Đảng đề ra mục tiêu cụ thể sát hợp nhất, dựa theo quy luật khách quan để lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu đó với mức thắng lợi tối đa, tạo đà và tiếp tục mở đường cho cách mạng tiến lên những bước mới cao hơn và tạo ra triển vọng chắc chắn nhất cho thắng lợi cuối cùng.

Lịch sử cách mạng nước ta đã chứng minh, không thể có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nếu trước đó không có phong trào 1930-1931, phong trào 1936-1939 và cao trào cứu nước 1940-1945.

Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám (1945) là hình thức điển hình của phương pháp thắng từng bước. Ngay từ Hội nghị Trung ương Tám (5-1941), Đảng chủ trương trong những hoàn cảnh nhất định thì “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945) chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, thực chất là thời kỳ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn. Cao trào làm cho trận địa cách mạng được mở rộng, lực lượng cách mạng được tăng cường, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan của cách mạng; đồng thời là một cuộc tập dượt vĩ đại, làm cho toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa. Cao trào cách mạng trong thời kỳ này chính là một quá trình đẩy nhanh sự tích lũy về lượng để dẫn tới bước nhảy vọt về chất khi thời cơ đến. Đó là một nét độc đáo của Cách mạng tháng Tám, một điển hình thành công phương pháp cách mạng của Đảng.

Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, khi tình thế cách mạng đưa đến khả năng đàm phán với Pháp, Đảng và Chính phủ chủ động nhân nhượng với Pháp để chuẩn bị thêm những điều kiện cần thiết bảo đảm thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp sau này.

Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đường lối kháng chiến lâu dài, Đảng mở đầu cuộc kháng chiến bằng các trận đánh tại đô thị, kìm chân giặc tại các đô thị, tiến hành tổng di chuyển, chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến. Từ trạng thái phải chủ động tránh những trận đánh lớn của địch, quân ta tiến lên chủ động phản công, chủ động tiến công, giành thắng lợi quân sự cao nhất tại Điện Biên Phủ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở đầu bằng Đồng khởi; thực hiện chiến tranh cách mạng, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ; thực hiện từng bước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy rộng khắp, giành thắng lợi cuối cùng bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Giành thắng lợi từng bước thể hiện sự thống nhất giữa tính kiên định mục đích cuối cùng với trí sáng suốt trong cách nhìn nhận sự vận động thực tế cụ thể; là sự kết hợp một cách biện chứng tính nguyên tắc với tính linh hoạt; là nghệ thuật vận dụng quy luật phát triển từ tuần tự đến những bước nhảy vọt vào quá trình lãnh đạo cách mạng. Phải dự đoán được kết quả của từng phong trào, từng chiến dịch và các khả năng phát triển của tình thế khách quan mới tạo nên những thành công. Căn cứ và nhân tố mới và những khả năng mới, Đảng nhanh chóng đề ra các phương sách mới bảo đảm cho sự chỉ đạo chiến lược và sách lược luôn thích ứng với tình hình đang không ngừng thay đổi. Nhờ vậy, tiến trình cách mạng luôn tiến lên một cách vững chắc, thông qua những quá trình tuần tự xen kẽ những bước nhảy vọt từ nhỏ đến lớn trong phong trào và trong so sánh lực lượng, tiến tới bước nhảy vọt căn bản giành thắng lợi cuối cùng.

Biết thắng từng bước hoàn toàn khác với trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ, phòng ngự thụ động, cũng khác với phiêu lưu, nóng vội. Nắm vững phương châm chiến lược thắng từng bước, cách mạng nước ta luôn giành được thế chủ động tiến công bằng những hình thức và quy mô thích hợp, ngay từ khi lực lượng còn nhỏ hơn địch. Khi đã giành được những thắng lợi có tính chất quyết định, tương quan lực lượng thay đổi có lợi thì kiên quyết tiến lên làm chủ tình thế, khoét sâu và lợi dụng những mâu thuẫn, những sai lầm, sơ hở của địch, tạo ra thời cơ thuận lợi lớn để giành thắng lợi hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo, có nơi, có lúc nảy sinh những tư tưởng và hành động chủ quan, nóng vội, muốn đánh lớn, sớm kết thúc chiến tranh, khi tương quan lực lượng giữa ta và địch chưa thật có lợi, nên ít nhiều đã gây thêm khó khăn, thiệt hại, làm chậm sự phát triển của cuộc chiến. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, từ đầu những năm 1950, ta sớm nêu khẩu hiệu "tích cực cầm cự và chuyển mạnh

sang tổng phản công" mà không có sự quán triệt, nhận thức đúng đắn nên đã phát sinh tư tưởng chủ quan khinh địch, nặng về tác chiến tập trung, xem nhẹ chiến tranh du kích và xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân. Những cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1968 và Xuân Hè 1972 ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ít nhiều đã mắc lại những khuyết điểm và thiệt hại tương tự.

1.3. Dự báo đúng thời cơ, chuẩn bị cho thời cơ, tranh thủ thời cơ

Để tiến hành đấu tranh thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ. Kinh nghiệm của tất cả các cuộc cách mạng đã chỉ rõ, ngoài việc chuẩn bị lực lượng, một vấn đề rất quan trọng là phải dự báo đúng thời cơ, nắm đúng thời cơ, dồn sức tranh thủ tối đa thời cơ. Cùng với việc chuẩn bị lực lượng chu đáo, Đảng và Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề thời cơ cách mạng. Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa lại, song theo quan điểm của Đảng thì nhân tố chủ quan là quyết định và phải chuẩn bị sẵn sàng cho thời cơ. Nếu không có sẵn thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra được thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời phát huy thời cơ. Cho nên, điều chủ yếu là phải nỗ lực lâu dài làm thay đổi tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch, hình thành nên sức mạnh quyết định của cách mạng cả về thế và lực, góp phần tạo ra thời cơ và tranh thủ tối đa những thuận lợi mà thời cơ đưa đến.

Vận dụng luận điểm của Lênin về tình thế cách mạng, trong tác phẩm Con đường giải phóng, Hồ Chí Minh nêu ba điều kiện của thời cơ khởi nghĩa: Một là, chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay bối rối đến cao độ, chúng đã cảm thấy không thể ngồi yên nắm giữ địa vị của chúng như trước. Hai là, quần chúng đói khổ đã căm thù thực dân đế quốc đến cực điểm, đã thấy cần phải đồng tâm hiệp lực, nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân, vì mọi người hiểu rằng nếu ngồi yên cũng chết. Ba là, đã có một chính đảng cách mạng đủ sức tổ chức, lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một kế hoạch phù hợp, đảm bảo giành thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa.

Đồng chí Lê Duẩn cho rằng: “Muốn cho cách mạng có thể nổ ra và thắng lợi phải có tình thế cách mạng. Tình thế cách mạng là sản phẩm của sự kết hợp hàng loạt những nhân tố tất yếu về mặt khách quan và chủ quan. Phải ngăn ngừa tư tưởng chờ đợi cách mạng một cách thụ động cũng như tư tưởng nôn nóng “đốt cháy giai đoạn”.

Hội nghị Trung ương Tám (5-1941) khẳng định cuộc khởi nghĩa võ trang phải nhằm vào các điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi như “…quân Tàu đại thắng quân Nhật, Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh – Mỹ tràn vào Đông Dương”.

Trong Lời kêu gọi đồng bào, Hồ Chí Minh phân tích nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa trước đây: một là, vì cơ hội chưa chín; hai là, vì dân ta chưa đồng tâm hiệp lực. Bởi thế, chúng ta phải “luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù”.

Hội nghị tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng dự đoán chiều hướng phát triển của phong trào cách mạng và cho rằng "phong trào cách mạng Đông Dương có thể bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao". Hội nghị quyết định phải khẩn trương hơn nữa trong việc chuẩn bị khởi nghĩa, phải "đặt mình vào tình thế khẩn cấp".

Đánh giá chính xác xu thế phát triển của thời cuộc, mùa Thu năm 1944, Hồ Chí Minh chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa ở Cao - Bắc - Lạng vì cả nước chưa có điều kiện hưởng ứng, kẻ thù có thể tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa ở một địa phương. Đồng thời, Người nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”.

Trong chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945), Ban Thường vụ Trung ương Đảng dự kiến những hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa: khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật đã bám chắc, tiến sâu trên đất ta và quân Nhật đã kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Chỉ thị còn nêu rõ rằng dù sao ta vẫn không được ỷ lại vào người và tự bó tay mình trong khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính.

Khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, quân Nhật tan rã, mất tinh thần, Việt gian thân Nhật hoảng sợ.  Đảng khẳng định: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi”. “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”.

Tuy nhiên, thời cơ không tồn tại vĩnh viễn. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (14 và 15-8-1945) quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Hội nghị chỉ rõ: “kịp thời hành động không bỏ lỡ cơ hội”

Ngày 16-8-1945, Hồ Chí Minh kêu gọi: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ". Với tinh thần đó, cách mạng Việt Nam tiến đến bước nhảy vọt vĩ đại: nhanh chóng chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

Nhờ chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng thời cơ, Cách mạng Tháng Tám đã giành được thắng lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu”. Đó là một điển hình thành công về nghệ thuật tạo thời cơ, dự đoán thời cơ, nhận định chính xác thời cơ, đồng thời kiên quyết chớp thời cơ phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ để giành thắng lợi cuối cùng. Đây là một trong những cách đánh và cách thắng sát đúng với đặc điểm và thực tiễn cách mạng nước ta. Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng thể hiện rõ nhất trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Khi tình thế cách mạng trên chiến trường miền Nam chuyển biến có lợi, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18-12-1974 đến ngày 08-01-1975) nhận định: thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976; trong đó, năm 1975 tạo tiền đề để năm 1976 tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa.Táo bạo mở chiến dịch Phước Long thắng lợi, đẩy chính quyền Sài Gòn tiến gần đến “ngày tận thế”. Đó là thời cơ chiến lược thúc đẩy Đảng nhanh chóng đi tới quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với mục tiêu cuối cùng là đánh thẳng vào Sài Gòn – trung tâm đầu não của địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đảng nhận thức sâu sắc: thời gian là lực lượng, kịp thời chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc cho trận quyết chiến cuối cùng. Sau Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng (3-1975), Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược, nhằm hoàn thành kế hoạch hai năm (1975, 1976) trước mùa mưa năm 1975. Đây là một quyết định chiến lược dũng cảm và chính xác. Nhờ đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành toàn thắng. 

1.4. Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp

Phát huy sức mạnh tổng hợp bằng sự phối hợp nhiều lực lượng, nhiều cách đánh khác nhau, nhiều hình thức đấu tranh khác nhau trên nhiều địa bàn khác nhau một cách thích hợp là nét đặc sắc về phương pháp tiến hành cách mạng, là quy luật phát triển thắng lợi của cách mạng nước ta.

- Đối tượng phát huy động của mạnh tổng hợp. Cùng với lực lượng nòng cốt là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, Đảng còn quan tâm tập hợp trí thức, học sinh, sinh viên; các dân tộc, tôn giáo, Việt kiều. Trong những trường hợp cụ thể, có nguyên tắc, Đảng còn tranh thủ cả tầng lớp trên, những người trong bộ máy chính quyền cũ. Quy tụ tất cả các giai tầng yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng tổ chức thành hai lực lượng chủ yếu là lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang. Trong lực lượng chính trị, có những bộ phận đấu tranh trực diện, quyết liệt với địch, có những bộ phận đấu tranh trên từng mặt trận lĩnh vực, như kinh tế, văn hoá, binh vận, ngoại giao… Lực lượng vũ trang được tổ chức thành ba thứ quân phù hợp với điều kiện, trang bị và yêu cầu tác chiến.

- Về phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp, Đảng kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị và đấu trang vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao; tiến hành kháng chiến toàn dân toàn diện và chiến tranh nhân dân với các hình thức phong phú, mức độ từ thấp lên cao.

Chuẩn bị và tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng sử dụng hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, từng bước tiến lên vũ trang tuyên truyền xung phong, khởi nghĩa cục bộ, từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa với vai trò quan trọng quyết định của lực lượng chính trị và vai trò nòng cốt, thị uy của lực lượng vũ trang, bán vũ trang.

Chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự có vai trò quan trọng quyết định.

Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng sử dụng đấu tranh chính trị để giữ gìn lực lượng, chuyển lên đồng khởi toàn miền của quần chúng; tiến hành ba mũi giáp công; kết hợp tiến công, tổng tiến công và nổi dậy; kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

- Về địa bàn phát huy sức mạnh tổng hợp. Tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ các phong trào tiến công địch trên các địa bàn chiến lược, cả ở rừng núi, nông thôn và đô thị trong tất cả các thời kỳ là một kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam.

Rừng núi địa hình hiểm trở thường được chọn làm căn cứ cách mạng, nơi đóng quân và huấn luyện bộ đội chủ lực; cũng là nơi dễ phát huy sở trường tác chiến của lực lượng vũ trang. Thế và lực của địch ở đây thường yếu và bất lợi hơn ta. Ta có điều kiện lấy đấu tranh quân sự tiêu diệt lực lượng địch là chủ yếu, đồng thời coi trọng xây dựng lực lượng chính trị và kết hợp đấu tranh chính trị một cách thích hợp.

Nông thôn đồng bằng là nơi đông dân, nhiều của, địch thường ra sức giành giật sức người, sức của với ta. Đảng coi trọng xây dựng cả lực lượng chính trị và lực lượng quân sự tại chỗ, tiến hành song song cả đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch với bảo vệ cơ sở, bảo vệ lực lượng và tính mệnh, tài sản của nhân dân.

Thành thị là địa bàn xung yếu, địch thường tập trung những lực lượng mạnh và tinh nhuệ nhất. Hoạt động và đấu tranh của các lực lượng cách mạng trong thành thị có nhiều khó khăn, phức tạp hơn so với các địa bàn chiến lược khác. Tại đây, Đảng xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng và đấu tranh chính trị chống địch là chủ yếu, kết hợp với lực lượng quân sự và đấu tranh quân sự ở mức độ thích hợp và hình thức phù hợp. Khi tình thế có thể tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, Đảng lãnh đạo tiến hành tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ bằng cả hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự ở các trung tâm đô thị lớn.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 gắn liền với nghệ thuật kết hợp khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị. Ngay khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ (9-1939), Đảng chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, dựa vào nông thôn để phát triển lực lượng. Từ nông thôn, Đảng từng bước xây dựng lực lượng ở thành thị nhằm chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi có thể nổ ra ở những trung tâm đầu não của quân thù, làm cho chúng bị tê liệt, bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa lan rộng trong cả nước.

Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp được bắt đầu từ cuộc chiến tại các đô thị; tiếp đến là hình thái kết hợp chiến tranh du kích ở vùng đồng bằng với đấu tranh chính trị tại các đô thị, phản công và tiến công địch tại địa bàn trung du, miền núi.

Triển khai xây dựng lực lượng và tổ chức đấu tranh đều khắp trên cả 3 vùng chiến lược với quy mô và phương thức thích hợp đã tạo ra thế chiến lược vững chắc của cách mạng. Cách mạng nước ta luôn đứng vững ở cả nông thôn và thành thị; không nơi nào, lúc nào không có cơ sở và không có lực lượng được tổ chức một cách phù hợp. Do đó, khi có tình thế và thời cơ thuận lợi đã kịp thời phát động được những phong trào cách mạng có tính chất quần chúng sâu rộng, đều khắp ở cả nông thôn và thành thị, tạo thế phát triển liên hoàn và hỗ trợ nhau một cách tích cực.

- Kết hợp sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến.Việc xây dựng thành công hậu phương là một nhân tố ảnh hưởng to lớn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến, chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), cùng với việc xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, những hậu phương lớn ở vùng giải phóng, Đảng còn chủ trương xây dựng hậu phương tại chỗ, hậu phương trực tiếp ở từng địa phương, từng chiến trường…đảm bảo kịp thời nhu cầu tác chiến và phục vụ tác chiến tại địa phương hoặc chiến trường. Hệ thống hậu phương tại chỗ đã khai thác, động viên, phát huy cao độ mọi tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường, đảm bảo cho lực lượng tại chỗ thực hiện bám trụ, đánh địch liên tục, rộng khắp và lâu dài; khắc phục khó khăn về giao thông vận tải trong điều kiện địa thế đất nước dài và hẹp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Đảng đã xây dựng được các căn cứ địa, vùng giải phóng, các căn cứ lõm, cơ sở ở sâu trong lòng địch, trong đó cơ bản nhất là “căn cứ trong lòng dân”. Đặc biệt, Đảng đã xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò quan trọng quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã sớm xác định: Muốn thống nhất đất nước, điều cốt yếu là ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở miền Nam. Đảng xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào miền Bắc cũng phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và trên thực tế “Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa chác mạng của cả nước”. Sức mạnh ở miền Nam vừa là tại chỗ, vừa bắt nguồn từ ngay miền Bắc - hậu phương lớn và là căn cứ địa cách mạng của cả nước. Không thể có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

- Kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn cách mạng nước ta với phong trào cách mạng các nước, kết hợp chặt chẽ việc thúc đẩy phong trào cách mạng ở trong nước với sự vận động của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, cùng phối hợp hành động chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

Bằng việc sử dụng nhiều lực lượng, nhiều hình thức đấu tranh, kết hợp các hình thức, các lực lượng một cách hài hoà, Đảng đã tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta, đủ sức đánh bại những thế lực đế quốc và phản động to lớn.

II. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG THỜI KỲ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.1. Phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng thành công trên cơ sở phát huy cao độ vai trò, tiềm năng, sức mạnh, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân. Tập hợp, phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân là yêu cầu cấp thiết mang tính tất yếu, hợp quy luật trên bước đường đi lên của cách mạng trong giai đoạn mới.

Trước đổi mới, Đảng quan tâm tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân thông qua các phong trào cách mạng rộng lớn, các cuộc vận động, các phong trào thi đua sôi nổi. Đảng chủ trương phát huy cao độ tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân; làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, cơ sở; kết hợp quyền làm chủ tập thể với quyền tự do chân chính của từng cá nhân. Từ chủ trương đó, Đảng đã nhiều nỗ lực đoàn kết, huy động nhân lực, vật lực từ các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khi ấy, Đảng chưa quan tâm phát huy vai trò của các thành phần kinh tế; cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp duy trì quá lâu đã hạn chế sức sáng tạo của quần chúng, cơ sở; chưa chú ý giải quyết hài hoà các vấn đề về lợi ích trực tiếp, lợi ích vật chất, chính đáng của nhân dân; biện pháp mệnh lệnh hành chính, mô hình tổ chức còn cứng nhắc. Những sáng kiến, cách làm mới của quần chúng, của cơ sở chưa được chú trọng tổng kết.

Nghị quyết Trung ương 6, khoá IV (9-1979) đã đưa ra những chủ trương, biện pháp khơi dậy sức mạnh, tiềm năng của nhân dân với một số nội dung mang tính đột phá cho “sản xuất bung ra”. Đại hội V của Đảng (3-1982) tiếp tục tìm động lực của phong trào quần chúng từ việc đổi mới một bước cơ chế quản lý kinh tế, khơi nguồn sáng tạo của nhân dân trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ngay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với mô hình, cơ chế cũ, quần chúng nhân dân đã tích cực tìm tòi những cách thức làm ăn mới, có những sáng kiến, tạo ra nhiều điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay và nhân tố mới, từ đó Đảng có cơ sở để tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận, từng bước hoạch địch đường lối đổi mới. Sau này, Đảng đã tổng kết: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng.”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) - Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đã tổng kết 4 bài học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, mà bài học đầu tiên là “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc”.

Quá trình đổi mới đã thể hiện nhất quán và ngày càng sâu sắc tư tưởng lấy dân làm gốc. Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) tổng kết bài học: “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới”.

Nhìn lại 30 năm Đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (1-2016) đã rút ra một số bài học, trong đó có bài học: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là tiêu chí lợi ích cơ bản nhất, của chung mọi tầng lớp nhân dân, Đảng luôn quan tâm đoàn kết, vận động, phát huy vai trò của quần chúng trong công cuộc đổi mới toàn diện các mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Về kinh tế, Đảng chủ trương “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh”, khuyến kích mọi người làm giàu theo luật pháp. Phát huy được mọi tiềm năng vốn có trong các thành phần kinh tế như: vốn, sức lao động, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, v.v, góp phần tạo ra một năng lực sản xuất to lớn của nền kinh tế quốc dân. Phát huy sức mạnh, sáng kiến của nhân dân, sử dụng được một cách có lợi nhất những nhân tố tích cực trong sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của các hoạt động kinh tế - xã hội.

Về chính trị, Đảng phát huy sức mạnh, sáng kiến của nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Thực chất của đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho mọi thành viên, mọi công dân thực sự là người chủ công cuộc xây dựng xã hội mới. Hệ thống chính trị càng phát triển, đổi mới và hoàn thiện không ngừng, từ nội dung hoạt động, hình thức tổ chức và cơ chế chính sách; tổ chức, điều hành theo một cơ chế hoạt động thống nhất, có sự liên kết, phối hợp hành động chặt chẽ nhằm phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong đời sống kinh tế - xã hội.

Về xã hội, việc khai thác, phát huy sức mạnh của nhân dân gắn liền với bồi dưỡng sức dân, chăm lo lợi ích các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Quan điểm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, không ngừng chăm lo, bồi đắp sức dân. Đảng luôn quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao. Xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có trách nhiệm xã hội cao. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ. Quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện cho người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho xã hội. Đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, phát huy vai trò của đồng bào định cư ở nước ngoài.

Về văn hoá, vai trò của quần chúng nhân dân được phát huy thông qua việc thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực hoạt động văn hóa - xã hội. Nhân dân là chủ thể trong xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Về quốc phòng, an ninh, phát huy vai trò của quần chúng trong thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân. Coi “Thế trận lòng dân” là nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

Về đối ngoại, với chủ trương, phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sang tạo và hiệu quả”, vai trò, lợi thế của nhân dân ngày càng được phát huy trong các hoạt động ngoại giao nhân dân.

Vấn đề cốt lõi trong phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân chính là nhân tố con người. Từ Hội nghị Trung ương 4, khoá VII (1-1993) Đảng khẳng định: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.

Để phát huy vai trò, sức mạnh và tiềm năng to lớn của nhân dân thì trước hết phải giữ gìn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là để thực hiện tốt điều này. Đảng không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, xây dựng Đảng vững mạnh từ trung ương đến cơ sở. Phương thức lãnh đạo của Đảng được đổi mới, phát huy vai trò, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Nhà nước đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng phát huy nhiều hơn vai trò làm chủ của các thành phần, lực lượng trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước.

Khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời với việc thể chế hoá thành luật pháp và cơ chế dân chủ hoá trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Hình thức và phương pháp đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò của quần chúng phải được đổi mới để bảo đảm tính thực chất và hiệu quả. Các hình thức tập hợp quần chúng phải đa dạng, lấy các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt. Các phương thức và khẩu hiệu hành động phải phù hợp với từng đối tượng.

Đoàn kết, huy động sức dân không chỉ trong tổ chức thực hiện đường lối, mà còn thể hiện ngay từ khâu hoạch định đường lối, làm cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phản ánh được ý chí, nguyên vọng của nhân dân, kết tinh được trí tuệ, sáng kiến của nhân dân; xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Nhân dân còn kiểm tra, giám sát quá trình vận hành của đường lối, bảo đảm đi đúng mục tiêu của cách mạng, đáp ứng yêu cầu, lợi ích của nhân dân. Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. “Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến lợi ích, đời sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”.

2.2. Tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi và hình thức thích hợp

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới, bao quát mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Việc xác định mô hình, cách thức, tốc độ, bước đi lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề trọng đại và vô cùng khó khăn. Mác và Ăngghen, trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã lưu ý rằng: Trong những nước khác nhau, nhưng biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ khác nhau rất nhiều. Lênin cũng nhấn mạnh: “Tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của chủ nghĩa xã hội”. Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo phải đạt được mục tiêu chủ nghĩa xã hội bằng những phương thức và biện pháp phù hợp.

Thực tiễn những năm đầu quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội cho thấy: không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức được thật rõ và xác định thật đúng đắn tất cả các vấn đề cơ bản. Bởi nhiều lý do, việc xác định mô hình, bước đi, phương thức và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội có biểu hiện chủ quan, nóng vội, duy ý chí, là một nguyên nhân đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã thẳng thắn nêu ra bài học: Đảng phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Qua ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, với tinh thần “tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn”, Đảng đã làm sáng rõ nhiều vấn đề có tính quy luật, đồng thời cũng là vấn đề lớn đặt ra từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý là những vấn đề: sự tồn tại khách quan và vai trò của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế thị trường, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở cửa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,… Đây là cơ sở quan trọng để hoạch định chủ trương, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cải biến to lớn, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Khởi xướng công cuộc đổi mới, Đại hội VI của Đảng đã xác định mục tiêu đổi mới toàn diện. Quá trình đổi mới đã cho thấy rõ những nội dung đổi mới toàn diện và kết quả toàn diện của nó, đúng như Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu: “Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị”. Những nội dung đối mới ấy tạo lên sự động bộ của công cuộc đổi mới; giữa các nội dung có sự tác động, quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.

Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Lúc đầu mới là sự định hướng chiến lược cơ bản, đúng đắn và phác thảo những đường nét, những nội dung, nhiệm vụ mở đầu bước vào giai đoạn cách mạng mới. Trải qua mấy chục năm tiếp cận với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, cùng với những thành tựu bước đầu và những sai lầm, khuyết điểm về một số đường lối, chủ trương và cơ chế, chính sách cụ thể v.v.., Đảng đã từng bước nhận thức rõ hơn về nội dung, hình thức và bước đi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

ới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã tiến từ đổi mới cục bộ, từng phần lên đổi mới toàn diện; từ đổi mới tư duy tới đổi mới chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện; từ ban đầu lấy từ đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới toàn diện cả về chính trị- xã hội và các lĩnh vực khác; từ chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từ mở cửa nền kinh tế đến hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế;… Quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực cũng có những bước đi cụ thể, vững chắc, có tính kế thừa.

Kiên trì thực hiện các mục tiêu chiến lược lâu dài, các nhiệm vụ cơ bản với tình hình phù hợp, đồng thời, Đảng và Nhà nước tập trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, giải quyết dứt điểm những yếu kém, ách tắc, tạo đột phá để giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và toàn bộ công cuộc đổi mới nói chung. Liên tiếp trong các đại hội của Đảng gần đây, đã nêu rõ chủ trương phát triển nhanh và bền vững; thực hiện các khâu đột phá; có các giải pháp trọng tâm trọng điểm.

Đại hội X (2006) của Đảng xác định “Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô”, coi đó vừa là bài học kinh nghiệm, đồng thời là tư tưởng chỉ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội XI (2011) của Đảng xác định 3 khâu đột phá: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2) Phát triển nguồn nhân lực. 3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ quan điểm phát triển nhanh, bền vững; đổi mới đồng bộ về kinh tế và chính trị. Đến Đại hội XII (2016), Đảng đưa ra chủ trương: Phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tiến hành đổi mới một cách đồng bộ, Đảng nhận thức rõ và quan tâm xử lý tốt các mối quan hệ lớn, như Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra: “Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân thủ các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ…”.

2.3. Tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, thách thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn đòi hỏi phải biết tranh thủ thời cơ để huy động tối đa các nguồn lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy nhanh tốc độ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên các mặt; đồng thời, ra sức ngăn chặn đẩy lùi các nguy cơ, thách thức đấu tranh từ bên ngoài và nảy sinh từ bên trong quá trình phát triển. Từ năm 1954, với tinh thần cách mạng không ngừng, Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tranh thủ thời cơ khi chiến tranh chưa lan ra miền Bắc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt nhiều thành tựu to lớn, tạo cơ sở quan trọng quyết định để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và tăng cường chi viện cho cách mạng miền Nam. Trong thời gian này, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới ngày càng vững mạnh, nhiệt tình ủng hộ cách mạng Việt Nam, Đảng đã tranh thủ thời cơ từ sự giúp đỡ của các nước anh em nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp việc sử dụng các nguồn lực từ sự giúp đỡ của các nước anh em có lúc có nơi còn lãng phí, kém hiệu quả.

Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là điểm xuất phát thấp, có khoảng thời gian dài chiến tranh liên miên, để lại hậu quả nặng nề; tiếp đó là sự bao vây cấm vận, chống phá của các thế lực thù địch. Đã vậy, trong chừng mực nhất định,Việt Nam chịu sự chi phối của các nước anh em về quan niệm  mô hình, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dù sớm nhận biết thách thức đó và ra sức khắc phục, song bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, những thách thức vẫn không bị đẩy lùi.

20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, bên cạnh những nỗ lực tìm tòi sáng tạo đưa đến nhiều thành tựu to lớn, Đảng cũng đã phạm những sai lầm, khuyết điểm. Do trình độ hạn chế, chưa vượt qua được những giáo điều trong tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, sao chép rập khuôn mô hình kinh tế và cơ chế kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước, chủ quan duy ý chí đi đôi với bảo thủ trì trệ biểu hiện ở chỗ kéo dài quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, dẫn đến những sai lầm nặng nề ở thời điểm trước đổi mới.

Tuy nhiên, từ trong khó khăn của khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng, Đảng đã chuyển hóa thành thời cơ đổi mới bắt đầu từ Đại hội VI (1986), thoát ra khỏi tư duy giáo điều sơ cứng, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, kiên quyết  mở đường để nhân dân cả nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện.

Cuối những năm 80 đầu năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô, tác động một cách toàn diện, mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Trước thách thức ghê gớm đó, Đảng đã định ra được những nguyên tắc chỉ đạo đổi mới, đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đã chứng tỏ sự nhạy bén chính trị và bản lĩnh chính trị của Đảng. Vượt qua được thách thức nghiêm trọng lại tạo thành thời cơ để Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, mạnh mẽ hơn.

Thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam có nhiều thời cơ, thuận lợi. Đất nước còn nhiều tiềm năng về tài nguyên, lao động. Nhân dân Việt Nam có nhiều phẩm chất quý báu. Tình hình chính trị - xã hội ổn định để phát triển nhanh và bền vững. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra như vũ bão với nhiều thành tựu kỳ diệu. Sự giao lưu thương mại và kinh tế quốc tế, sự hợp tác, liên kết giữa các nước ngày càng phát triển, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường. Đó là cơ hội lớn tạo ra bước phát triển mới, nâng cao vị thế quốc gia, đóng góp cho cộng đồng quốc tế. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) nhận định: “Ngày nay, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường… Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Đó là cơ hội lớn”. Từ cơ hội lớn này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, đạt được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Cùng với những thời cơ, thuận lợi, Việt Nam gặp khó khăn thách thức; đối mặt với nguy cơ. Có những yếu kém do lịch sử để lại hoặc do điều kiện khách quan chưa thể khắc phục một sớm, một chiều. Có những yếu kém chủ quan làm trầm trọng thêm những khó khăn khách quan. Có thể nói khái quát về những khó khăn tồn tại là đất nước còn nghèo, mới ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994) đã nêu lên bốn nguy cơ: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) chỉ rõ: “Các nguy cơ đó có mối liên hệ tác động lẫn nhau và đều nguy hiểm, không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ - tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu, “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của Việt Nam quá thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt.

Nhằm sớm khắc phục tình trạng kém phát triển, sớm tiến kịp các nước đi trước, phương pháp đúng đắn, hữu hiệu được Đảng xác định thời kỳ này là tranh thủ thời cơ, vạch ra đường lối và chiến lược phát triển đúng, thông minh, sáng tạo để vươn lên, đi nhanh. Nhưng Đảng cũng xác định rõ khả năng xấu có thể xảy ra nếu đất nước không thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, tụt hậu ngày càng xa hơn, thậm chí có thể bị gạt ra ngoài lề con đường phát triển của nhân loại. Đảng luôn cảnh báo nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

Bốn nguy cơ Đảng chỉ ra đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch thực hiện, luôn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau. Đại hội XII, Đảng nêu rõ một số giải pháp đẩy lùi nguy cơ, một trong giải pháp quan trọng được Đảng xác định là: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái và về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Ngày 30-10-2016, Đảng ra Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây là một trong những cách thức hữu hiệu để Đảng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đảng khẳng định: Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, Nghị quyết Trung ương 4, đã nêu các nhóm giải pháp với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa " trong nội bộ. Các giải pháp đó là: giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; giải pháp về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. 

2.4. Phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế) nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, nhằm mục tiêu: đến năm 2010, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển; đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; hợp tác ngày càng sâu rộng vào nền knh tế thế giới. Do vậy cần phát huy sức mạnh tổng hợp.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ mới, từng bước ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, trong điều kiện có những thời cơ và vận hội mới song cũng đứng trước nguy cơ không thể xem nhẹ. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến mau lẹ, phức tạp, khó lường. Tương quan so sánh lực lượng giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng đang có lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch: tiếp tục dùng chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa (Việt Nam là trọng điểm). Sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ thế giới. Vì vậy, phải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức đưa cách mạnh tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới. Đại hội X, Đảng khẳng định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”

Phát huy sức mạnh sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi lực lượng kinh tế, xã hội tham gia vào tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một trong những nội dung, cách thức và biện pháp quan trọng của Đảng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát huy sức mạnh nội lực của các giai tầng – tôn giáo dân tộc; các thành phần kinh tế; sức mạnh của trong nước và kiều bào nước ngoài; bằng các phương pháp; trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – đối ngoại...

Kết hợp tốt nội lực và ngoại lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước. Đảng luôn đánh giá nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường mới bảo đảm được độc lập, tự chủ về và thực hiện hội nhập quốc tế thành công. Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Ngoại lực bao gồm cả vốn, tri thức, công nghệ, khả năng quản lý và thị trường… Muốn phát huy tốt ngoại lực, phải có một chiến lược phù hợp và môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, trước hết là một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ, một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Phát huy sức mạnh tổng hợp là một sáng tạo có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc trong phương pháp cách mạng của Đảng. Ngày nay, phát huy sức mạnh tổng hợp của cách mạng là vấn đề qui luật, cũng như mọi qui luật kinh tế- xã hội khác đều phải trải qua một quá trình nhận thức, bổ sung và phát triển phù hợp với thực tiễn mới phát huy hiệu quả.  Tiến hành sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một sự nghiệp mới mẻ, rất khó khăn và phức tạp, đặc biệt trong điều kiện thế giới và trong nước có những biến đổi to lớn. Con đường và biện pháp giành thắng lợi trong giai đoạn mới không thể không phát huy sức mạnh tổng hợp.

***

Gần 90 năm kể từ ngày Đảng ra đời (năm 1930), trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng thực hiện phương pháp cách mạng đúng đắn và sáng tạo. Phương pháp cách mạng trước hết và nền tảng là phải làm cho dân giác ngộ. Phương pháp cách mạng phải thực hiện đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại.

Trong quá trình thực hiện phương pháp cách mạng, Đảng luôn tuân thủ theo nguyên tắc tổ chức, thực hiện quyết liệt với bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình trạng nóng vội, chủ quan sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi mới; đồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Trong quá trình thực hiện phương pháp cách mạng, Đảng luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở để kết hợp sức mạnh thời đại, làm cho sức mạnh toàn dân tộc mạnh hơn, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phương pháp cách mạng là sản phẩm của tư duy lý luận khoa học và hoạt động thực tiễn sáng tạo. Muốn có phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng cần luôn chăm lo nâng cao trình độ lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao năng lực hiểu biết thực tiễn đất nước và tổng kết kinh nghiệm tiến hành cách mạng ở nước ta; đồng thời biết học hỏi một cách có chọn lọc những kinh nghiệm cách mạng của các nước.

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Sự sáng tạo trong thực hiện phương pháp cách mạng qua các giai đoạn lịch sử. Từ những sự kiện lịch sử điển hình của Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ những thành công và hạn chế, khiểm khuyết của Đảng trong thực hiện phương pháp cách mạng.

2. Những nguy cơ, thách thức hiện nay trong thực hiện phương pháp cách mạng của Đảng nhằm giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo bắt buộc

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, H, 2015.

2. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, HN, 1975.

Tài liệu tham khảo tự chọn

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN, 2011.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, HN, 2016.

3.  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng: Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Chương trình Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. LLCT, HN, 2005.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI 9

SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG - NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

Người biên soạn: PGS Trần Thị Thu Hương

TS Nguyễn Thị Mai Chi

Số tiết: 05 tiết

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

* Kiến thức: Trang bị kiến thức cơ bản, khái quát vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay, từ đó nhận thức rõ thành công, hạn chế, khiếm khuyết  của Đảng và  đúc rút những điều kiện cơ bản đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện lịch sử mới.

* Tư tưởng: Từ thực tiễn khách quan về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách mạng, củng cố thêm niềm tin cho người học về Đảng Cộng sản Việt Nam, về con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam, về sự hiện thực hóa công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

* Về kỹ năng: Cung cấp cho người học phương pháp luận sử học trong cách phân tích một sự kiện lịch sử hay một quá trình lịch sử Đảng, từ đó có cách nhìn nhận đánh giá vai trò của Đảng khách quan, biện chứng. Trên cơ sở đó, góp phần đổi mới tư duy lý luận, năng lực tổng kết thực tiễn và nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, bài học, quy luật và lý luận về cách mạng; rèn luyện phương pháp nghiên cứu, giảng dạy, nâng cao năng lực tư duy khoa học.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. NHỮNG BƯỚC NGOẶT VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG

1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước

Với khát vọng giải phóng dân tộc, sau quá trình trăn trở khảo nghiệm con đường cứu nước, được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin soi rọi,  Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý "không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản". Từ đây, Người chỉ rõ để làm cách mạng vô sản "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi"[115].

Những năm 20 của thế kỷ XX -  những năm tháng đầy cam go, hiểm nguy, thử thách, với khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc  với những hoạt động khẩn trương, tích cực và đầy sáng tạo chuẩn bị những tiền đề về tư tưởng, chính trị, tổ chức để dẫn tới ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam - đẩy bánh xe lịch sử của cách mạng Việt Nam đi tới, phù hợp với xu thế tiến bộ của lịch sử. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (mùa xuân năm 1930) là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó cũng là kết quả của sự phát triển cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Với sự tiếp thu lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt  Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng đào luyện nên những chiến sĩ cộng sản, ra đời những tổ chức cộng sản để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng"[116].

Theo Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930 của Nguyễn Ái Quốc, khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam có 310 đảng viên hoạt động trên cả nước và một bộ phận ở nước ngoài, có 3.588 hội viên các tổ chức quần chúng (Công hội và Nông hội) : "Mặc dù non trẻ và nhỏ bé, Đảng Cộng sản được tổ chức tốt nhất và hoạt động mạnh nhất trong tất cả các lực lượng"[117]. Để thực hiện được là "tổ chức tốt nhất" và "hoạt động mạnh nhất" trong tất cả các lực lượng chính trị của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là : "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng", với chủ trương: "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để lôi kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp..."[118].

Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ năm 1858 đến năm 1930, sau hơn 70 năm nhân dân Việt Nam kế thừa truyền thống bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các thế hệ người Việt Nam yêu nước, dù ở giai cấp, tầng lớp nào cũng đã sẵn sàng xả thân vì nền độc lập dân tộc. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân  là yêu cầu bức thiết, là khát vọng của nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng trước khi có Đảng: “các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”[119]. Phong trào yêu nước Việt Nam theo các khuynh hướng khác nhau đều lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.

Ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, làm nên những kỳ tích, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt từ sau khi trở thành Đảng cầm quyền, càng thể hiện rõ Đảng luôn luôn vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của các tầng lớp nhân dân.    lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của toàn thể dân tộc là mục tiêu lý tưởng phấn đấu của Đảng và cũng chính là cội nguồn sức mạnh của Đảng qua các chặng đường lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, các cương lĩnh, đường lối của Đảng đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng và những lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đã không ngừng đưa cách mạng Việt Nam theo mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó của cách mạng Việt Nam đã gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân bằng cả chiều dài lịch sử, không có lực lượng chính trị nào thay thế được.

1.2. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – mở ra kỷ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Chỉ 15 năm sau đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi vĩ đại ấy đã khẳng định trên thực tế đường lối đúng đắn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là một mốc son chói lọi trên con đường cách mạng do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã hoạch định từ đầu năm 1930, và là nền tảng vững chắc cho dân tộc Việt Nam tiếp nối trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"[120].  Thắng lợi ấy đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giành độc lập cho đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.

1.3. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đất nước bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên hòa bình, thống nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trước sự tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đứng lên thực hiện lời thề trong Tuyên ngôn Độc lập (2- 9- 1945): Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam  bước sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng ở miền Nam. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới"[121].

Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, với mưu đồ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành "con đê" ngăn chặn "làn sóng đỏ"- CNXH sang Đông Nam Á, đế quốc Mỹ từng bước can thiệp và tiến hành xâm lược miền Nam, chia cắt đất nước, phá hoại cách mạng XHCN miền Bắc bằng không quân và hải quân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước đã đồng tâm hiệp lực, hướng về mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỉ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước, hoàn thành về cơ bản cuộc CMDTDCND trên cả nước, non sông thu về một mối.  Chiến công ấy là“một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"[122]. Thắng lợi đó đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định mở đường cho dân tộc Việt Nam tiến vào một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.4. Công cuộc đổi mới    đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từng bước xác lập vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế

Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH từ những buổi đầu mới mẻ, đối diện với những thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong bước thăng trầm ấy, với bản lĩnh kiên cường của một chính Đảng cách mạng dám nhìn thẳng vào sự thật để cùng cả dân tộc khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đặc biệt vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp và tình hình đất nước có muôn vàn khó khăn, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, Đảng kiên định mục tiêu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ vững vai trò lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, tiếp tục tiến lên, tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đảng đã kiên trì lãnh đạo và từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới, bước đầu hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tế của đất nước. Đây là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi, tổng kết, đổi mới tư duy lí luận nhận thức đúng đắn hơn về thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã vượt qua thử thách hiểm nghèo, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để đất nước ngày càng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trưởng thành và có thêm kinh nghiệm lãnh đạơ nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong hoàn cảnh mới. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của hơn 30 năm đổi mới  của đất nước đã minh chứng trong thực tế: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[123].

Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã đưa đến những bước ngoặt căn bản, có tính cách mạng làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc, thay đổi thân phận của người dân và vị thế của đất nước Việt Nam. Những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của mình. Những thắng lợi vĩ đại đó đều gắn liền với việc xác định cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược đúng đắn và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, hiện thực hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhận định: “Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”[124].

Tuy nhiên, trong  gần 90 năm qua, trên thực tế, quá trình lãnh đạo cả trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa,Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng đã nghiêm túc và  kịp thời  tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để củng cố niềm tin đối với nhân dân, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng phát triển đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ nhất định.

Từ quá trình hoạt động lãnh đạo vô cùng phong phú, sôi động, hào hùng của Đảng  Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay, đã để lại  những bài học có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Từ những thành công và cả hạn chế, khiếm khuyết của quá trình lãnh đạo của Đảng, có thể đúc kết các điều kiện cơ bản bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong tiến trình lịch sử và soi chiếu cho hiện tại và tương lai.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG LÀ NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

2.1. Xác định đúng nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, chú trọng công tác lý luận, thường xuyên nâng cao trình độ lý luận của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng

2.1.1. Xác định đúng đắn và không ngừng bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng

Nhận thức sâu sắc những luận điểm cơ bản của  Lê nin về  xây dựng Đảng kiểu mớicủa giai cấp vô sản, đặc biệt vai trò của lý luận cách mạng:"Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách  mạng... "[125]. "Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong" [126], Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh  chỉ rõ:  "Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam". Người đã xác định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin"[127].

Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là hệ tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân, phong trào công nhân mà còn là vũ khí giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng dân tộc, giải phóng toàn xã hội. Trên nền tảng tư tưởng lý luận mang bản chất cách mạng và khoa học, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo vào đặc điểm thực tiễn Việt Nam, tập hợp đông đảo các giai tầng yêu nước Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sự đồng thuận cả nước để làm nên những chiến công oanh liệt trong 15 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, trong 30 năm kháng chiến trường kỳ để có được một Việt Nam hòa bình, thống nhất, cùng quá độ đi lên CNXH sau năm 1975.

Bước vào những năm cuốithập kỷ 80 của  thế kỷ XX, CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng, xu hướng đa nguyên, đa đảng xuất hiện. Ở một số nước xuất hiện vấn đề xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin... Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công  vào nền tảng tư tưởng lý luận của các đảng cộng sản. Trước tình hình đó, Đại hội VI của Đảng đã chỉ rõ: Muốn đổi mới tư duy, Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm mới phong phú của các đảng chính trị, những kiến thức khoa học của thời đại; đồng thời, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận.Trên tinh thần đó, Đại hội VII (1991) của Đảng đã khẳng định tư tưởng  Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đây là một dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử tư tưởng lý luận của Đảng và trong công tác xây dựng Đảng CSVN.Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc. Việc xác lập tư tưởng Hồ Chí Minh đã thúc đẩy mạnh mẽ tư duy sáng tạo trong quá trình xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện, đặc điểm Việt Nam.

1.1.2. Chú trọng công tác lý luận, thường xuyên nâng cao trình độ lý luận của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng

Ngay trong quá trình chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho việc thành lập chính đảng ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đặc biệt coi trọng việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào yêu nước Việt Nam, trang bị lý luận cách mạng cho các lớp thanh niên yêu nước, nhất là lớp người cách mạng tiền bối. Các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở những năm 1925-1927 đã giáo dục lý luận cho rất nhiều cán bộ. Những cán bộ được huấn luyện đã trở về nước truyền bá sâu rộng lý luận vào phong trào cách mạng của quần chúng. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với thực tiễn của đất nước là cơ sở để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng Cương lĩnh đầu tiên ngay từ Hội nghị thành lập Đảng. Như vậy, trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, việc trang bị lý luận được đặc biệt coi trọng. Coi trọng nhân tố lý luận - xây dựng Đảng về lý luận đã được đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng.

Khi mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận, vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Đảng chú trọng tổng kết thực tiễn để làm rõ những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam: lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng cũng chú trọng nâng cao trình độ trí tuệ, nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, nâng cao trình độ học vấn của cán bộ, đảng viên, nâng cao hiểu biết về khoa học lãnh đạo, quản lý, tiếp cận những giá trị văn hoá của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại. Không có trình độ cao về lý luận và trí tuệ không thể thực hiện vai trò lãnh đạo của đội tiền phong.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập, hiểu biết lý luận cách mạng, lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

Thực tiễn của phong trào cách mạng đã được Đảng tổng kết kịp thời để tiếp tục chỉ đạo phong trào và góp phần làm sáng tỏ lý luận cách mạng, nhất là cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Ngay trong cao trào cách mạng 1930-1931 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú ý tổng kết thực tiễn đấu tranh ở trong nước  thể hiện trong Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản. Những năm 30 của thế kỷ XX vai trò của lý luận và công tác lý luận được đề cao, kể cả các chiến sĩ cộng sản bị địch bắt cũng ra sức học tập lý luận trong nhà tù đế quốc. Năm 1936-1939 lợi dụng phong trào đấu tranh công khai, trên mặt trận báo chí, Đảng ra sức truyền bá lý luận Mác - Lênin và đã có tác động lớn  đến các phong trào đấu tranh của nhân dân thời kỳ này. Năm 1939 đồng chí Nguyễn Văn Cừ -Tổng Bí thư của Đảng viết tác phẩm Tự chỉ trích. Đó là tác phẩm có giá trị lý luận và tổng kết thực tiễn sâu sắc, đề cập nhiều vấn đề lý luận trong chiến lược, sách lược lãnh đạo của Đảng, uốn nắn những lệch lạc, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng được phát triển sáng tạo và hoàn chỉnh tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939), (11-1940), đặc biệt là Hội nghị lần thứ Tám BCH Trung ương Đảng ( 5-1941) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Đường lối đó là kết quả của sự phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Đảng trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam. Thời kỳ mới của cách mạng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc đòi hỏi phải nâng cao trình độ lý luận và năng lực tổng kết thực tiễn của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những biểu hiện yếu kém về lý luận, coi thường lý luận hoặc lý luận suông không gắn với thực tiễn: "Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông... Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính"[128].

Đại hội đại biểu lần thứ II  của  Đảng  (2-1951) đã tổng kết thực tiễn 21 năm lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tổng kết các cao trào cách mạng trong những năm 1930-1945, tổng kết những kinh nghiệm và bài học của Cách mạng Tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tổng kết quan trọng đó vừa phong phú về thực tiễn vừa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về chiến tranh nhân dân, về những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. Đó là cơ sở để làm rõ nhiều nội dung trong  Chính cương Đảng Lao động Việt Nam khẳng định mục tiêu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954) và ký kết Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng giải phóng dân tộc hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đây cũng là thời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế đã diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH. Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân tháng 11-1957 và 11-1960 phản ánh xu hướng đó. Ở Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh công tác lý luận, chú trọng nắm vững đặc điểm, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều, phê phán chủ nghĩa xét lại. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam để đề ra đường lối thích hợp, hoàn thành cách mạng giải phóng miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ rõ: "Đảng ta còn có nhiều nhược điểm mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém"; "Vì trình độ lý luận thấp kém cho nên đứng trước nhiệm vụ cách mạng ngày càng lớn và phức tạp, trong việc lãnh đạo không khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm khuyết điểm, ví dụ như chúng ta đã phạm sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, hoặc những khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế"[129].

Khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đã bộc lộ nhiều khuyết tật, hạn chế trong thực hiện mục tiêu và trong cơ chế, giải pháp. Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, hành chính, bao cấp bên cạnh những yếu tố tích cực đã ngày càng bộc lộ những tiêu cực, cản trở sự phát triển. Cơ chế đó cùng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác đã dẫn đến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước đã trải qua những bước tìm tòi, khảo nghiệm và từ thực tiễn để đi đến bước đột phá đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự yếu kém, chậm trễ về lý luận.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) quyết định đường lối đổi mới cũng đã tự phê bình và nhận rõ sự hạn chế về trình độ lý luận và công tác lý luận: "Đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hoá, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan; do đó, không chú ý vận dụng đúng vào việc chế định các chủ trương, chính sách kinh tế"[130]. Vì vậy, đường lối đổi mới bắt đầu từ sự đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và những quy luật, đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH...

Nghiên cứu lý luận là yêu cầu của một trong những  nhiệm vụ xây dựng Đảng đã được các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị cụ thể hoá:  Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28-3-1992 của Bộ Chính trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (3-2002) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (8-2007), đặc biệt là Nghị quyết  Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) xác định:  Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt phát triển mới của đất nước, của thế giới và thời đại để hướng vào giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong xây dựng đất nước và phát triển xã hội, trong xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, ... Trong khi khẳng định giá trị khoa học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời phải đẩy mạnh đấu tranh phê phán chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chống những quan điểm tư tưởng, sai trái của các thế lực thù địch hòng phủ nhận thành quả cách mạng và con đường phát triển đúng đắn của cách mạng và dân tộc Việt Nam.

Trình độ lý luận của Đảng thể hiện trước hết ở sự nhận thức đúng đắn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cho rằng học chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là để “lòe thiên hạ”, mà để ứng dụng vào thực tiễn và khi vận dụng phải sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, tránh rập khuôn, giáo điều: “chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”[131]và “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”[132]. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam kết hợp với tinh hoa văn hoá của nhân loại, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao trình độ lý luận là phải rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy. Đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước là việc cấp bách, đồng thời cũng là việc thường xuyên lâu dài.

Công tác lý luận luôn luôn gắn liền với công tác tư tưởng. Nghiên cứu lý luận làm sáng tỏ những vấn đề của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới góp phần thống nhất nhận thức tư tưởng trong Đảng và toàn xã hội. Sự phát triển của công cuộc đổi mới ngày càng khẳng định vai trò soi đường, định hướng của lý luận, khẳng định tầm quan trọng của công tác lý luận. Đó là cơ sở để định hướng cho công tác tư tưởng, khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng. Những định hướng lớn của công tác tư tưởng là khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí  lý luận sắc bén  của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Trong công tác nghiên cứu lý luận phải thường xuyên và kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa.Quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết và đấu tranh có hiệu quả chống các trào lưu sai trái, thù địch về tư tưởng, lý luận, góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính sự vận dụng sáng tạo, thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn cách mạng đã chứng minh giá trị bền vững, sức sống của học thuyết cách mạng trong điều kiện lịch sử mới. Để tiếp tục trở thành nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, trước hết, Đảng Cộng sản Việt Nam thấm nhuần sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của công tác lý luận theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”[133].

2.2. Trong mọi hoàn cảnh lịch sử,  phải  hoạch định được đường lối chính trị đúng đắn và xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng

2.2.1. Xác định đường lối chính trị đúng đắn, độc lập, sáng tạo, đáp ứng với nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử

  Một trong những nguy cơđầu tiên mà V.I.Lê nin đã từng cảnh báo các đảng cộng sản là nguy cơ sai lầm về đường lối và xa rời dân. Thực tiễn cách mạng thế giới cũng như cách mạng Việt Nam đã minh chứng rằng, khi nào chính đảng lãnh đạo sai lầm về đường lối, cách mạng không những không thành công, mà còn gây nên những tổn thất lớn đối với nhân dân, đối với Đảng, đối với dân tộc. Đường lối chính trị đúng đắn có ý nghĩa quyết định hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã coi trọng xây dựng cương lĩnh, đường lối chiến lược gắn liền với rèn luyện bản lĩnh chính trị. Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã chú trọng  xây dựngnhững quan điểm chính trị cơ bản để hình thành cương lĩnh chính trị của Đảng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thể hiện trong hai văn kiện quan trọng  do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng. Đó là văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng và văn kiện Sách lược vắn tắt của Đảng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, tuy vắn tắt, nhưng đã thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra. Lần đầu tiên, cách mạng Việt Nam có một cương lĩnh chính trị đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.Trong đó,mục tiêu, lý tưởng của Đảng  phù hợp, đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lạo động và của toàn dân tộc.

Cương lĩnh  chính trị đầu tiên của Đảng  đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa nửa phong kiến. Kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc; kết hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân với những kinh nghiệm của cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và kết hợp thực tiễn, yêu cầu của cách mạng Việt Nam với tư tưởng cách mạng của thời đại đó là tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên  của Đảng trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết toàn dân và lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân: "Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta. Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường"[134]. Từ định hướng chiến lược đó, Đảng  đã xác định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.

Trong 15 năm năm đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng đã từng bước hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, phù hợp với thực tiễn đặc điểm là một nước thuộc địa nửa phong kiến, với sự chuyển biến các giai tầng trong xã hội  sau tác động của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng (11-1939), Hội nghị BCH Trung ương Đảng (11-1940), đặc biệt là Hội nghị lần thứ Tám BCH Trung ương Đảng (5-1941) về cơ bản đã bổ sung và hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, chuẩn bị đầy đủ những yếu tố cần thiết để tạo nên cao trào cách mạng, làm nên thắng lợi vĩ đại trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - một cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), phải đối phó với kẻ thù hùng mạnh về mọi mặt, bám sát thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của cách mạng thế giới trong những năm 50 của thế kỷ XX, Đảng đã xác định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh là chính. Trong đó, đặc biệt là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam với 15 chính sách cụ thể, được thông qua tại Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951).  Trong đó,xác định rõ kẻ thù, mục tiêu trước mắt của cách mạng, sắp xếp và tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng, sử dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn của quá trình đấu tranh cách mạng và kháng chiến.

Chặng đường 21 năm (1954-1975) lịch sử dân tộc Việt Nam đứng trước thách thức mới. Đế quốc Mỹ tiến hành can thiệp và từng bước xâm lược miền Nam, leo thang  đánh  phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Đất nước bị chia làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Đảng đã hoạch định đường lối cách mạng miền Nam (Nghị quyết lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng khóa II - 1959), được thông qua Đại hội lần thứ III của Đảng (9-1960). Đại hội III của Đảng  xác định đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng ở hai miền và vai trò, vị trí, mối quan hệ của cách mạng của mỗi miền đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Đây là điểm độc đáo, sáng tạo của một chính đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng một nước bị chia cắt với hai chiến lược khác nhau và đã thành công vào xuân năm 1975. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là minh chứng trong lịch sử sự đúng đắn về đường lối chính trị của Đảng Lao động Việt Nam trong tiến trình chiến tranh cách mạng. Đường lối chính trị đó đã kế tục và phát triển đường lối kháng chiến chống Pháp trong điều kiện lịch sử mới. Quyết định đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng ở hai miền ở Việt Nam trong thời kỳ này đã giải quyết đúng đắn các mối quan hệ cơ bản trong cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chiến tranh và cách mạng; hậu phương và tiền tuyến, lao động sản xuất trong xây dựng đất nước và chiến đấu  bảo vệ Tổ quốc; sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại...

Khi cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, trước yêu cầu cấp bách phải đổi mới đất nước, Đảng đã dũng cảm, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, khiếm khuyết, đúc rút một trong những bài học quan trọng của Đảng  là lấy dân làm gốc, mục tiêu trước hết phải là dân giàu, nước mạnh...Đến năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX trước những biến động chính trị của hệ thống XHCN trên thế giới, với bản lĩnh chính trị kiên cường của một chính đảng vô sản đã được tôi luyện trong chiến tranh, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), lần đầu tiên Đảng đã đưa ra được một mô hình xã hội XHCN phù hợp với đặc điểm thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển chung của nhân loại. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội  khẳng định Việt Nam vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và xác định những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta hướng tới.  Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn. Nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra được nhận thức làm sáng tỏ  và từng bước giải quyết qua các nhiệm kỳ đại hội. Tại Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Qua tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, chúng ta càng thấy rõ ý nghĩa lịch sử và giá trị định hướng, chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh đối với công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần tiếp tục được giải đáp”[135]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã bổ sung và phát triển những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với sự biến đổi của tình hình trong nước, khu vực và thế giới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”[136].

Trong Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011, Đảng tiếp tục nhất quán  tư tưởng Hồ Chí Minh - một Đảng vì dân, thể hiện ở mục tiêu, đường lối cách mạng mà chính đảng cần đạt tới,  ngày càng được sáng rõ hơn về chặng đường, phương hướng, giải pháp mà Đảng cùng toàn dân đang nỗ lực hiện thực hóa thành công mục tiêu đã xác định.

Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đại hội XII của Đảng (2016) xác định mục tiêu: “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ XHCN. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[137].

Như vậy, các đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới (từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội XII) Đảng đã tập trung nỗ lực để hoạch định đường lối chính trị đúng đắn, chỉ đạo đưa đường lối đó vào thực tiễn cuộc sống.

Để có được đường lối chính trị đúng đắn, trước hết phải kiên định, trung thành và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Cương lĩnh của Đảng luôn luôn xác định đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; Cần phải tăng cường nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách căn bản, có hệ thống, sâu sắc; Thường xuyên bám sát thực tiễn, tổng kết lý luận, làm rõ bản chất cách mạng, khoa học và giá trị bền vững của hệ tư tưởng chính trị của Đảng. Không ngừng bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng; đồng thời, phòng ngừa nguy cơ sai lầm về đường lối, vì điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản chất cách mạng của Đảng mà còn tác động xấu đến sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân, có thể dẫn tới những tổn thất, làm chậm sự phát triển của cách mạng và đất nước, hoặc đưa cách mạng đi chệch hướng. Để ngăn ngừa nguy cơ sai lầm về đường lối, khi xây dựng đường lối Đảng cần phải  nâng tầm  trí tuệ để có thể  nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, nắm vững lý luận và vận dụng sáng tạo lý luận, chống giáo điều, rập khuôn, vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài một cách máy móc. Phải xuất phát từ thực tế hoàn cảnh, điều kiện của đất nước, phân tích đặc điểm và hoàn cảnh thực tế một cách tỉ mỉ, sâu sắc để đề ra đường lối, chính sách thích hợp.

Để xây dựng được đường lối chính trị đúng, trước hết chính đảng lãnh đạo phải xuất phát từ nền tảng tư tưởng của Đảng - những nguyên lý cơ bản của học thuyết cách mạng và khoa học - chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo vào đặc điểm thực tiễn của quốc gia, dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời,  đường lối đó phản ánh được nguyện vọng cơ bản, chính đáng của đại đa số các giai tầng trong xã hội và phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới.

2.2.2. Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, không chỉ có đường lối chính trị đúng mà Đảng cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng

Ở những bước ngoặt khó khăn của cách mạng, đứng trước những thách thức Đảng  luôn luôn tỏ rõ và nâng cao bản lĩnh chính trị.

Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện trước hết là sự kiên định con đường cách mạng, bằng nhiệt tình cách mạng và trình độ trí tuệ kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Không bi quan, dao động trước những khó khăn thử thách, giữ vững niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đó là sự kiên định con đường giải phóng dân tộc phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và trước hết, nhiệm vụ chống phong kiến rải ra từng bước, phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc, thực hiện nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của cách mạng. Đó là quyết định vấn đề của từng quốc gia dân tộc phải giải quyết trong phạm vi quốc gia dân tộc mình theo quyền tự quyết của các dân tộc. Đó là quyết định đồng thời tiến hai chiến lược cách mạng ở hai miền trong bối cảnh đất nước tạm thời bị chia cắt...Đặc biệt, trong bối cảnh những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trước sự khủng hoảng trầm trọng của CNXH trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kiên định con đường cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nêu: "Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng"[138].

Bản lĩnh chính trị của Đảng thể hiện ở những thời điểm khó khăn, cam go của cách mạng, Đảng đã có những quyết sách sáng suốt, kịp thời, chủ động  chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thách thức. Đó là quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước những năm 20 của thế kỷ XX. Đó là những quyết sách tạo thời cơ và chớp thời cơ trong quá trình chuấn bị và tiến hành Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.  Đó là quyết định ra "Thông cáo giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương" ngày 11-11-1945, thực chất là rút vào hoạt động bí mật để bảo vệ Đảng, tiếp tục lãnh đạo cách mạng, củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ khi vận mệnh của dân tộc Việt Nam đứng trước "tình thế như ngàn cân treo sợi tóc". Trong Thông cáo đã viết: " những đảng viên cộng sản là những chiến sự tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi  quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh rèn luyện lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc"[139] . Đó là quyết định của Nghị quyết Trung ương 15 (1959) khởi nghĩa từng phần, mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách độc đáo, khéo léo, đáp ứng khát vọng của nhân dân yêu nước và cán bộ miền Nam, được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đặc biệt là với phương châm "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" để đi đến quyết sách đổi mới toàn diện trước sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 của thế kỷ XX.

Bản lĩnh chính trị thể hiện ở sự dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm và kiên quyết sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, thẳng thắn tự phê bình và phê bình. V.I.Lênin cho rằng “tự phê bình là một việc tuyệt đối cần thiết cho hết thảy mọi chính đảng sống và đầy sức sống”[140]. Theo V.I.Lênin, một đảng “công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện pháp để sửa chữa sai lầm ấy, - đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc, đó là đảng làm tròn những nghĩa vụ của mình”[141]. Quán triệt quan điểm của V.I.Lênin,  Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Người cho rằng: “Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết "cũng la lết quả dưa". Và "một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”[142].

Theo Hồ Chí Minh phê bình và tự phê bình, cần cho Đảng như con người cần không khí để sống: "Người ta luôn luôn cần không khí để sống. Người cách mạng và đoàn thể cách mạng cần phê bình và tự phê bình thiết tha như người ta cần không khí. Cách mạng sở dĩ phát triển mãi, tiến bộ mãi, càng gặp nhiều gian khổ, càng mạnh mẽ thêm, là do có phê bình và tự phê bình”[143].Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã có những lúc phạm sai lầm khuyết điểm. Bản lĩnh chính trị của Đảng đã thể hiện trong phê và tự phê một cách nghiêm túc. Ngoài những văn kiện quan trọng về phê bình và tự phê bình trong các kỳ đại hội Đảng, ngay trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng đang phải hoạt động bí mật, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã có tác phấm Tự chỉ trích. Những năm đầu toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người có bài viết Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong các tác phẩm ấy đã phản ánh tinh thần phê và tự phê của Đảng trong mọi hoàn cảnh.

 Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng đã dũng cảm, kịp thời chỉ rõ những hạn chế khiếm khuyết và tích cực sửa chữa khuyết điểm nên đã lấy lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Chẳng hạn, Chỉ thị gửi Xứ ủy Trung Kỳ về vấn đề thanh Đảng ở Trung Kỳ, của BCH Trung ương Đảng, ngày 20-5-1931; Các nghị quyết trong Hội nghị lần thứ 10 khóa II(năm 1956) về sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức; Về Kết luận của Bộ Chính trị về một số khiếm khuyết trong chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ; Về những nhân định, đánh giá trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, trong Cương lĩnh năm 1991. Đặc biệt là trong các văn kiện của các hội nghị BCH Trung ương về công tác xây dựng Đảng trong công cuộc đổi mới, nhất là trong Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư khóa XII.

Bản lĩnh chính trị còn là tinh thần đấu tranh để bảo vệ lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.

Bản lĩnh chính trị chẳng những là cần thiết trong hoạch định đường lối chính sách mà cả trong lãnh đạo và tổ chức thực tiễn. Bản lĩnh chính trị trở thành một nội dung quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị ở các thời kỳ lịch sử trước đây và cũng đặt ra thường xuyên hiện nay.

2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh và đội ngũ cán bộ, đảng viên trung kiên, luôn đổi mới và chỉnh đốn Đảng về mọi mặt

2.3.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh

Quán triệt tinh thần của Lênin về sức mạnh của tổ chức, trải qua các chặng đường cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng về tổ chức.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, dù Đảng phải hoạt động bí mật dưới sự lùng sục, khủng bố gắt gao của chính quyền thực dân phong kiến phản động, nhưng Đảng đã gây dựng được cơ sở cách mạng trong nhân dân, được nhân dân sẵn sàng hy sinh tính mạng để che chở, bảo vệ Đảng. Hai lần địch khủng bố, hệ thống tổ chức Đảng  bị tổn thất nặng nề (sau cao trào cách mạng 1930-1931 và sau khi thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy chiến tranh 1939-1940), Đảng đã từng bước khôi phục lại hệ thống tổ chức Đảng, tiếp tục lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám 1945.

Từ khi trở thành Đảng cầm quyền, công tác xây dựng tổ chức Đảng ngày càng được quan tâm toàn diện trên mọi mặt. Tại Đại hội II năm 1951, thế và lực cách mạng ba nước Đông Dương đã có sự chuyển biến quan trọng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định tách ra ba đảng, để giải quyết nhiệm vụ cách mạng của mỗi nước trong phạm vi quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Đảng Lao động Việt Nam đã căn cứ vào dặc điểm của dân tộc Việt Nam, hoạch định Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, dẫn dắt cách mạng Việt Nam vừa tiến hành kiến quốc vừa chống ngoại xâm giành độc lập, hòa bình, thống nhất cho đất nước. Sau năm 1954, trước bối cảnh đất nước tạm thời bị chia cắt, khi đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam Việt Nam với chiến lược chiến tranh đặc biệt, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam - Trung ương Cục miền Nam ra đời (10-1961). Từ tháng 10-1961, Trung ương Cục miền Nam đã trực tiếp xây dựng hệ thống tổ chức Đảng đến tận cơ sở, với phương châm" dân bám đất, Đảng bám dân, du kích bám giặc", bám đất, bám làng lãnh đạo cuộc kháng chiến, đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, nhiệm vụ lịch sử đã hoàn thành, tháng 9-1975 Trung ương Cục miền Nam tự giải tán. Đến Đại hội Đảng lần thứ IV (12-1976) - đại hội đầu tiên của đất nước thống nhất, Đảng Lao động Việt Nam trở lại tên Đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh đạo cách mạng cả nước, cho đến nay.

Từ ngày thành lập đến nay, qua 12 nhiệm kỳ đại hội, Đảng đều luôn chăm lo xây dựng Đảng về tổ chức, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Nguyên tắc đó bảo đảm cho mọi đảng viên được thảo luận và tham gia quyết định các chủ trương công tác của tổ chức Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng. Để bảo đảm thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, đòi hỏi thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng phải gắn liền với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức không phải chỉ vì sự tồn tại và sức chiến đấu của bản thân tổ chức Đảng mà còn vì sự nghiệp vận động và tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện mục tiêu của cách mạng.

Đặc biệt bước vào thời kỳ đổi mới, các đại hội Đảng luôn nhấn mạnh những nội dung cơ bản trong xây dựng Đảng về tổ chức, bao gồm: Đổi mới tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ và đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý; Nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; Kiện toàn, đổi mới hoạt động và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở; Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

Từ kinh nghiệm của công tác xây dựng Đảng về tổ chức qua 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng ( 2016) đặt nhiệm vụ cụ thể là hướng mạnh vào tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.Sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở sức mạnh của hệ thống tổ chức, tinh thần kỷ luật và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.

2.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trung kiên, luôn đổi mới và chỉnh đốn Đảng là quy luật phát triển của Đảng

Những thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam gần 90 năm qua gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự trưởng thành về mọi mặt của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng đã chú trọng phát triển đội ngũ đảng viên về cả số lượng và chất lượng. Về số lượng, chỉ tính từ thời điểm Đại hội VI (12-1986), toàn Đảng có 1,9 triệu đảng viên; đến Đại hội XII (1-2016), Đảng đã có hơn 4,5 triệu đảng viên.

Về chất lượng đội ngũ đảng viên: “Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo”, “Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài”[144].Để thực hiện được điều đó, kỷ luật nghiêm minh, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên góp phần quan trọng làm nên sức mạnh của Đảng. Nguyên tắc này yêu cầu phải thực hiện nghiêm kỷ luật, Điều lệ Đảng, mọi đảng viên đều bình đẳng trước Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên”[145].

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh toàn diện, để “thu phục” cho được đông đảo quần chúng tin Đảng và theo Đảng. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, năng lực lãnh đạocàng được chú trọng và thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng. Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương  Đảng khóa VIII (1998) ban hành Nghị quyết về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng thể hiện một cách đồng bộ các khâu công tác cán bộ: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ.

Đến Đại hội XII của Đảng  khẳng định “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”[146], với quyết tâm chính trị: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài”[147].

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt cả thời cơ, nguy cơ, vận hội và thách thức đều tồn tại đan xen phức tạp, điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có tầm nhìn xa, trông rộng phải có khả năng tổng kết những bài học lịch sử, đánh giá đúng đắn tình hình hiện tại và dự báo được tương lai để không bị động, bất ngờ.

Đồng thời với việc xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên "đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ", Đảng luôn luôn coi trọng công tác chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, trong điều kiện lịch sử mới phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Từ thực tiễn cách mạng thế giới, V.I.Lênin  đã từng chỉ ra rằng: “khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua[148]. Ngay từ khi có chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin: Xây dựng chế độ mới là “cuộc chiến đấu khổng lồ, chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi[149]. Do vậy, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh rất chú trọng công tác chỉnh đốn Đảng, nhất là khi cách mạng chuyển giai đoạn, hoặc gặp những khó khăn, thách thức. Trong Di chúc (1969), Người căn dặn: sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”[150]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên chú trọng chỉnh đốn Đảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong các thời kỳ lịch sử. Ngay khi bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định 4 nội dung cần đổi mới: ''Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác''[151]. Đến Đại hội lần thứ VII của Đảng, vấn đề đổi mới Đảng gắn liền với chỉnh đốn Đảng  được đặt ra: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo”[152]. Đại hội VIII Đảng chính thức khẳng định: “Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn… đây là quy luật phát triển của Đảng”[153]. Từ Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) đến Đại hội XII (2016), thể hiện quyết tâm cao của Đảng, nhằm tiếp tục: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”[154]. Đây là vấn đề sống còn của Đảng, nếu không làm được điều đó thì “sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”[155].

2.4. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc và truyền thống vẻ vang của Đảng

Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những truyền thống quý báu của dân tộc: "Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…”[156]. Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành những truyền thống vẻ vang: Đó là truyền thống độc lập, tự chủ và sáng tạo trong hoạch định cương lĩnh, đường lối, phương pháp cách mạng. Truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh và điều lệ Đảng. Truyền thống kiên cường, bất khuất hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp cách mạng, vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của các thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng. Truyền thống gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân tộc và nhân dân, trưởng thành và phát triển từ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Truyền thống thủy chung, trong sáng với tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả "giúp bạn là mình tự giúp mình".

Trong bối cảnh toàn  cầu hoá hiện nay, truyền thống yêu nước một mặt phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ  hết, mặt khác, cần phải được bổ sung nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Truyền thống yêu nước của dân tộc đã được các thế hệ đảng viên kế thừa và phát huy trong quá trình tiến hành cách mạng. 15 năm đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng ngàn cán bộ, đảng viên của Đảng đã anh dũng hy sinh, trong đó có 4 Tổng bí thư của Đảng: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, các thế hệ cách mạng đã thể hiện sự sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để đất nước ta "nở hoa độc lập, kết quả tự do". Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến", thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[157]. Phát huy truyền thống yêu nước trong điều kiện lịch sử mới  là thế hệ ngay nay "phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra một chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới"[158].

Truyền thống  đại  đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu cực kỳ quý báu của dân tộc, đã được Đảng nâng lên tầm cao mới: đoàn kết, thống  nhất trong Đảng dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh và điều lệ của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu chung vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa tạo nên sức mạnh tổng hợp của Đảng, của dân tộc, vượt qua mọi gian nguy, thử thách: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"[159].Đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng là nguyên tắc bảo đảm sức mạnh của Đảng và làm cơ sở để thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”[160]. Điều đó được thể hiện rõ trong Di chúc của Người, khi trước hết nói về Đảng, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Trong lịch sử Đảng, lúc thuận lợi cũng như khi cách mạng gặp khó khăn, lúc phát triển cũng như khi có sai lầm, vấp váp, Đảng đều chú trọng giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Nhờ đoàn kết thống nhất mà Đảng  đã tạo được sức mạnh nội sinh, nâng cao năng lực  sức chiến đấu để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo.Từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, Đảng cho rằng "Đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là ở cơ quan lãnh đạo, có ý nghĩa quyết định sự thành công của cách mạng. Cán bộ, đảng viên giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và tình thương yêu đồng chí"[161].

Đảng  Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định, thành tựu của cách mạng có được bắt nguồn từ chỗ Đảng có đường lối chính trị đúng đắn được nhân dân ủng hộ, có đội ngũ cán bộ và đảng viên tiền phong chiến đấu, gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân đã trở thành nguồn sức mạnh và truyền thống vô cùng quý báu của cách mạng Việt Nam. Từ khi Đảng lãnh đạo chính quyền trên phạm vi cả nước, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân bị giảm sút, có lúc có nơi khá nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, chuyên quyền độc đoán, ức hiếp nhân dân, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí. Khắc phục những căn bệnh đó là yêu cầu bức thiết để nâng cao sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân và cũng là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Đại hội XII coi việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực là một nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng.

Những truyền thống đó được hình thành từ quá trình lịch sử đấu tranh kiên cường và lâu dài của Đảng, từ sự quán triệt sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ việc thường xuyên chăm lo xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Những truyền thống của Đảng làm nên sức chiến đấu của Đảng, góp phần củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trước đây cũng như hiện nay.

Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế tạo cho Việt Nam vị thế mới với những cơ hội lớn, nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức gay gắt khi bước vào thời kỳ cách mạng mới. Bối cảnh đó đòi hỏi Đảng – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, tiếp tục phát huy thành quả vẻ vang của Đảng đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), Đảng đã thẳng thắn thừa nhận nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, khiếm khuyết là  công tác xây dựng.Do vậy, Đảng xác định một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay, coi đó là nội dung “trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất”.

 Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam gần 90 năm nay đã khẳng định:  Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cách mạng chân chính nhất, là đảng cầm quyền, là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước. Vai trò, vị trí đó được không ngừng củng cố và phát triển từ thực tiễn lãnh đạo đấu tranh cách mạng của Đảng suốt từ năm 1930 đến nay. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, công tác xây dựng Đảng càng trở nên cấp thiết.

V.I.Lênin đã từng cho rằng, đảng cộng sản là trí tuệ, danh dự và l­ương tâm của thời đại. Hồ Chí Minh khẳng định "Đảng ta là đạo đức, là văn minh"[162] . Đó chính là bản chất cách mạng, khoa học và nhân văn của Đảng và cũng là cội nguồn làm nên sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam gần 90 năm qua. Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, coi đó là điểm xuất phát, là mục tiêu của mọi đư­ờng lối, chính sách của Đảng, đúng như lời chỉ giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác"[163].

C. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1. Từ những sự kiện lịch sử điển hình của Đảng Cộng sản Việt Nam qua quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, làm rõ những thành công và hạn chế, khiểm khuyết của Đảng trong quá trình lãnh đạo.

2. Phân tích những điều kiện cơ bản đảm bảo vai trò lãnh đạo vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam. Liên hệ với công tác xây dựng Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H.1996.

2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học. Nxb CTQG, H.1995.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, H, 2015.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI,VII,VIII,IX,X,XI), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.

6. Hồ Chí Minh:Toàn tập, tập 2, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

7. Hồ Chí Minh:Toàn tập, tập 5, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

13. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

14. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 13, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

15. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 14, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

16. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

17. Lê Hữu Tầng: Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn - những bài học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb CTQG, H,2003

18. Nguyễn Phú Trọng: Đổi mới ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, H,2008.

 

 



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.288.

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.283.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.2, tr.289.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, 2000, tr 192

[5]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, H. 2011, tập 3, trang 13.

[6]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng về sau này, Đảng diễn đạt lại: Làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa cộng sản, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. 

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb ST, H, 1991, Tr 109)

[8]. Riêng cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 của 8.000 nông dân ba tổng Phù Long, Thông Lạng (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) và Nam Kim (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), thực dân Pháp cho máy bay ném bom, giết chết 217 người, hơn 125 người bị thương. 

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,  tập  2, tr.83.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 2, tr.93.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 2, tr 94.

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 2, tr 94

[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 2, tr. 100, 101.

[14] Là nghị quyết, nhưng lúc này gọi là án nghị quyết.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập5,  tr.24.

 

[16] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 6, 625-626.

[17] . Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 7, tr. 470.

[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đảng toàn tập,  Sđd, tập 7,  tr.367.

[19].Trường Chinh, Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 2-1992

[20]. Nhật Hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15-8-1945.

[21] . Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr 554.

[22] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.557.

[23] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.557.

[24] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 200 , t.17,  tr. 92-93.

[25] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb CTQG, H, 2002, t.16, tr. 209.

[26] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb CTQG, H, 2002, t.14, tr. 400.

[27] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.14, Sđd, tr. 404.

[28] Xem: Kết luận số 148-BBK/BCT ngày 25-5-1994 của Bộ Chính trị về một số vấn đề về lịch sử Đảng thời kỳ 1954-1975.

[29] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2001, tập 15, tr. 294.

[30] Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, t. 19, tr. 461-462.

[31] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, t.20, tr. 429.

[32] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, t. 21, tr. 558-559.

[33] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t. 21, Sđd, tr. 835-836.

[34] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, t. 22, tr. 210.

[35] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t. 26, tr. 632.

[36] Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, H, 1977, tr. 14.

[37] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2004, t. 37, tr. 496-497.

[38] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 36, tr.391

[39] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 36, tr.397.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 37, tr. 523.

[40]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 37, tr. 524.

[41] PGS,TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên): Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. CTQG, HN, 2001, tr.13.

[42]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 2011, tập 1, tr.XI-XII.

[43] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 2011, tập 1, tr.40.

[44] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 1998, tập 2, tr.2,3.

[45] Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. CTQG, HN, 2001, tập 12 (năm 1951), tr.37.

[46] PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên): Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. CTQG, HN, 2001, tr.21.

1. Hội nghị Quốc tế: "Chủ nghĩa xã hội hướng tới thế kỷ XXI", Báo Nhân dân, ngày 25-10-1997, tr.8.

[47] PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên): Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. CTQG, HN, 2001, tr.303.

[48] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN, 2011, tr.65.

[49] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, HN, 2016, tr.76.

[50] - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb. CTQG, HN, 2008, tr 204.

[51] C. Mác và F. Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1995, tr 646.

[52] V.I.Lênin: Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.257-258.

[53] Văn kiện Đảng,Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2002, tập.1, tr.18, 23.

[54] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2002, tập 8, tr276.

[55] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2002, tập 9, tr53.

[56] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,H,2002, tập 10, tr350.

[57] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996, tập 5, tr698.

[58] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996, tập 7 tr438.

[59] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2002, tập 9, tr103.

 

[60]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2002, tập 2, tr 4.

[61]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2002, tập 2, tr. 95.

[62]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2002, tập 2, tr.227.

[63] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2002, tập 2, tr.227.

[64] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2000, tập 6, tr.536.

[65]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2000, tập 7, tr.113.

1  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2000, tập 6, tr.544.

[66] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2000, tập 8, tr.26.

[67] Cương lĩnh của Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam công bố ngày 29-5-1946.

[68]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2001, tập 12, tr.119.

[69] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2001, tập 12, tr.214.

[70] Ban Tổng kết Chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp- Thắng lợi và Bài học,  Nxb. CTQG, H. 1996, tr.225.

[71] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2001, tập 15, tr.301,302.

[72] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2002, tập 21, tr.611.

[73] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2003, tập 25, tr.106, 107-108.

[74]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H, 1987, tr.213.

[75] Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb.CTQG, H, 1991, tr 5.

[76] Đảng Cộng sản Việt Nam:  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXBCTQG, H, 1991, tr 124.

[77] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXBCTQG, H, 1991, tr125.

[78] Đảng Cộng sản Việt Nam:  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBCTQG, H 1996, tr 43-44.

[79] Đảng Cộng sản Việt Nam:  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXBCTQG, H 2001, tr 123 -124.

[80] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 86.

[81] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2005, tr.40-41.

[82] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr48.

[83]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, H, 2011, tr239-240.

[84] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.158.

[85]. Văn kiện Đảng về vấn đề Mặt trận Dân tộc Thống nhất, Nxb ST, H, 1971, tr.198.

[86] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 324.

[87]  Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 329.

[88] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 256.

[89] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr. 441.

[90] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 625.

[91] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng  toàn tập, tập 37, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, tr. 617-618.

[92] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng  toàn tập, tập 37, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004, tr. 619.

[93] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987. tr. 105.

[94] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987. tr. 99.

[95] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 147.

[96] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khoá VI, VII,  VIII, IX, X) Nxb CTQG, Hà Nội, 2010, tr. 94.

[97] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 119 -120.

[98] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khoá VI, VII,  VIII, IX, X) Nxb CTQG, Hà Nội, 2010, tr. 375.

[99] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, H. 2011, tr. 46.

[100] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, H. 2011, tr. 70.

[101] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 153.

[102]  Hồ Chí Minh: Toàn tập, T. 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.343.

[103] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2011, tr 39.

[104] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 1.

[105] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 3.

[106] Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Liên Xô: Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980), Nxb Ngoại giao, Việt Nam, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1983.

[107] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 445.

[108] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr 320.

[109] Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,. Nxb ST, H. 1991, tr 53.

[110] Đảng Cộng sản Việt nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST, Hà Nội, 1991, tr. 8.

[111] V.I.Lênin: Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 347.

[112] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 120.

[113] Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 ( lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr 26.

[114] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, H. 2011, tr. 66.

[115]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.2, tr.289

[116] Hồ Chí Minh:Toàn tập, NxbCTQG, H, 2011, t.12, tr.406

[117] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, sđ d, t.2, tr 21

[118] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, H, 2002, tr.4

[119] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb ST, H, 1991, tr.10

[120]Hồ Chí Minh: Toàn tập,  NxbCTQG, H. 2011,  t.7, tr.25

[121]Hồ Chí Minh : Toàn tập,  NxbCTQG, H. 2011, t.12, tr.410

[122] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb ST, 1977, tr 5-6

[123] Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXBCTQG, H, 2011, tr.70

[124]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H,2011, tr.23

[125]V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1975, t.6, tr.30

[126]V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1975, t.6, tr.32

[127] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NxbCTQG, 2011, t.2,tr.289

[128] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.273

[129] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11, tr.91

[130] Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.47, tr.361

[131]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.120

[132]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.668

[133]  Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 273-274

 

[134] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Nxb CTQG, H, 2011, t.12, tr.407

[135] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr.186

[136]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr.70

[137]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.9

[138]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb ST, H, 1991, tr.109

[139] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t8, tr 19, 28 - 29

[140]V. Lênin: Toàn tập, Sđd, tập 10, M.1979, tr.395

[141]V.I.Lênin: Toàn tập,Sđd, tập 41, Matxcova,1977, tr.51

[142]Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd,  t.5, tr.776

[143]Hồ Chí Minh: Toàn tập,sđd, t.7,  tr.114-115

[144] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T. 5, tr. 290.

[145]Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Nxb CTQG, H, 2011, t.13,tr. 67

[146]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 59-60

[147]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 60

[148]V.I. Lênin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, t.44, tr.398

[149]Hồ Chí Minh: Toàn tập,  NxbCTQG,H, 2011,t.15, tr.617

[150]Hồ Chí Minh: Toàn tập, NxbCTQG,H, 2011,t.15, tr.616

[151] Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, HN,1987, tr. 124

[152]Đảng Cộng sản Việt Nam:Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.CTQG, HN, 1991, tr. 21

[153]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Nxb.CTQG, HN, 1996, tr. 47.

[154]Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII , báo Nhân Dân, số 22040, ngày 30-01-2016

[155]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, H. 2012, tr. 21-22

[156]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa VIII, Nxb. CTQG, H,1998, tr.46

[157]Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t.4, tr.64

[158]Đỗ Mười:Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nxb CTQG, Hà Nội, 1997, tr. 193

[159]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.15, tr.611

[160]Hồ Chí Minh: Toàn tập,  NxbCTQG,H, 2011, t.9, tr.368

[161]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, tr.143.

[162]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, t.12,  tr .403

[163]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2011, t.12,  tr.402

Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Title : Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Posted by :
  • Date : 23:20
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Đăng nhận xét

Top